TÂM LÝ TINH THẦN (9)

 

Xem Mục TÂM LÝ TINH THẦN

Dữ kiện (tiếp theo kỳ trước):

Những điều được biết về người bạn:
– Chân nhân: cung hai, Minh Triết - Từ Ái
– Phàm nhân: cung một Ý Chí
– Thể trí: cung hai, Minh Triết - Từ Ái
– Thể tình cảm: cung một Ý Chí
– Thể xác: cung ba

Guru:
Sáu tháng sau.
Bạn có cảm tưởng mình bị ngăn chặn và thất chí với lý tưởng của mình, và không biểu lộ chúng được như ý muốn. Bạn cảm thấy không thể thể hiện và là điều bạn biết mình là. Đây là điểm rất hữu dụng khi đạt tới, miễn là bạn không ở lâu trong đó. Lý do của cảm tưởng thất chí là huyễn mộng về lòng kiêu hãnh bao kín lấy bạn, thường lẹ làng sinh ra việc có chống chế, và không ngừng dựng nên rào cản được khéo léo sắp đặt ... Hãy ghi nhận cách mà lòng kiêu hãnh này khống chế sinh hoạt ở cõi trần và phản ứng của bạn ra sao; cũng ghi nhận luôn cách thể trí cung một và thể tình cảm cung hai có khuynh hướng gia tăng tính chất ấy nơi bạn. Do đó, loại trừ lòng kiêu hãnh là công việc chính trong đời bạn, và là trọng tâm của cuộc chiến đấu trong đời. Vào lúc này bạn không mau mắn nhận ra tánh dễ thương, lòng khiêm tốn và việc sẵn lòng nhận biết các giá trị mà lúc này bạn không mau lẹ nhận ra, nhưng chúng là đường cho bạn được giải thoát
... Tâm tính tích cực và mạnh mẽ làm bạn thu hút vào mình những ai tiêu cực, và bạn được vui vẻ với họ hơn là với ai tích cực hơn. Khi bạn có thể lôi cuốn loại người tích cực ... bạn sẽ có dấu hiệu đầu tiên là huyễn mộng của lòng kiêu hãnh đang tan dần.
...
Sáu tháng sau.
Tình trạng mà bạn đang gặp phải về công việc, đời sống gia đình và đời sống riêng, về tương lai trước mặt, đã gây ra nhiều căng thẳng. Thêm vào những yếu tố này là một điều khác ấy là thật sự bạn trơ trọi chỉ  có một mình. Sự trơ trọi này là do nhiều việc.
– Đầu tiên bạn đang được huấn luyện về óc lãnh đạo, và người lãnh đạo phải học việc đứng một mình, và luôn luôn có thể làm vậy nếu họ thương yêu đủ.
– Thứ hai, lực của hoàn cảnh và nhu cầu phải giải trừ một số liên hệ do nhân quả đã tăng sự tiếp xúc hằng ngày của bạn với người khác, và cùng lúc khiến bạn thấy trơ trọi hơn hồi sáu năm về trước.
– Thứ ba, vì điều lớn hơn luôn luôn có thể chứa đựng điều nhỏ hơn là bài học mà mọi ai học cách lãnh đạo phải nắm vững; và bạn này, chuyện ngược lại thì không đúng.
Hãy suy gẫm hết các điều trên và chấp nhận chúng, đứng tự do không vướng bận điều chi và đi theo đường đã chọn của mình, không để bị giới hạn bởi những ai không theo kịp với bạn. Và điều này lại có nghĩa là cô đơn. Chót hết, việc cần có lòng thương yêu thông cảm đôi khi cô lập bạn với thân hữu, nhất là với bạn đồng sự, và bạn cần để ý tới óc chỉ trích ngày càng nhiều.
Bài học của óc lãnh đạo khó mà học, và bạn sẽ đối đầu với chúng theo năm tháng ... Tất cả ai là lãnh đạo chân chính phải học những bài học gì ? Nói thật vắn tắt để bạn có thể khởi sự học chúng thông suốt, hiểu nhu cầu của chúng, và áp dụng chúng cho mình nhằm phụng sự trọn vẹn và hữu dụng hơn (nếu bạn thật sự mong muốn phụng sự, như tôi tin bạn có ý đó) là các điều sau:
– Bài học đầu tiên là có viễn kiến. Mục tiêu của bạn là gì ? Điều gì là thúc đẩy tinh thần và đủ mạnh làm bạn kiên trì tiến đến mục tiêu ? Không ai có thể tạo viễn kiến cho bạn; nó là vấn đề cho riêng cá tính của bạn, và những gì bạn làm và trở thành sẽ tùy thuộc vào sức mạnh của viễn ảnh cùng vẻ mỹ lệ của bức tranh mà bạn vẽ ra theo óc tưởng tượng.
– Bài học thứ hai là phát triển óc cảm nhận đúng tầm mức. Khi phát triển thật sự và áp dụng đúng đắn, nó sẽ cho phép bạn bước khiêm nhượng trên đường Đạo. Không một nhà lãnh đạo chân thật nào có thể là gì khác hơn là khiêm nhượng, vì họ ý thức mức độ lớn lao của công việc của mình; họ nhận ra giới hạn của sự đóng góp của mình (nhờ viễn ảnh soi sáng), và nhu cầu không ngừng tự phát triển, cùng nuôi dưỡng tinh thần học hỏi đều đặn trong nội tâm chuyện tinh thần, nếu muốn có đóng góp đúng nghĩa.
Vì vậy, hãy luôn học hỏi, luôn tránh lòng mãn nguyện với ta và thành đạt của ta, không phải theo nghĩa chán chường, mà để cho ý muốn tăng trưởng và tiến lên tới trước được nuôi dưỡng trong lòng bạn. Chúng ta giúp người khác qua nỗ lực riêng muốn thành đạt của ta; nó có nghĩa suy nghĩ rõ ràng, khiêm tốn và liên tục điều chỉnh.
– Bài học thứ ba là phát triển óc tổng hợp. Điều này cho phép bạn bao trùm tất cả những ai trong vòng ảnh hưởng của bạn, và chính mình được nằm trong vòng ảnh hưởng của những ai cao hơn bạn. Theo cách đó hệ thống của Thiên đoàn được thành hình. Bạn vẫn còn giữ phần nào vị trí cô lập, và làm vậy với hậu ý tốt nhất trên đời; nhưng bạn cần thương yêu sâu đậm hơn và thông cảm hơn. Chướng ngại ở đây nằm trong cá tính của bạn, nó có sự khôn ngoan hơn là tình thương. Hãy để chân nhân (cung hai) chế ngự phàm nhân (cung một) nhiều hơn, và rồi nhiều khó khăn hiện nay của bạn sẽ biến mất.
– Một bài học khác mà trong thực tại sinh ra từ những điều trên là hãy tránh có óc chỉ trích, vì chỉ trích dẫn tới hàng rào ngăn chận và mất thì giờ. Hãy học phân biệt óc chỉ trích với khả năng phân tích và tập có ứng dụng thực tiễn sự phân tích. Học cách phân tích sự sống, hoàn cảnh và con người theo góc cạnh việc làm, mà không theo quan điểm của phàm nhân bạn; cũng như phân tích theo góc cạnh của Ashram, mà không phải theo góc cạnh của giám đốc hay thầy giáo nơi cõi trần.
Trong thư một năm trước đây tôi ghi sáu câu mà nay đặc biệt có ba câu trong đó tôi muốn bạn chú ý nhiều hơn và kỹ hơn.
a. ' Đừng để chuyện làm (doing) can dự vào chuyện thương yêu (loving).'
Nó muốn nói nhiều đến việc phân bố thời gian. Hãy học giá trị của con tim vào lúc nó nghỉ ngơi không bận rộn với chính nó và những bận rộn của nó.
b. Hãy nâng kẻ yếu lên vì bạn mạnh mẽ, và sức mạnh từ nhiều người đến với bạn.
Chuyện liên can đến sự nhận thức. Đừng hoàn toàn bận rộn với việc giúp đỡ, mà hãy sẵn lòng để mình được trợ giúp. Hãy học giá trị của óc tưởng tượng trong điều sau.
c. Bạn sinh hoạt trong đời với mọi quyền năng từ Ashram của tôi.
Ở đây là cách sử dụng năng lực, và với năng lực có tiềm năng mạnh mẽ không những chỉ gợi nên sự tốt đẹp nhất nơi bạn, mà luôn cả mầm mống của khó khăn phải được loại trừ.
Hãy học việc luôn luôn sống có ý thức trong Ashram, và làm việc từ cái tâm uy lực và bình an, đi ra mà hằng ở lại bên trong.
... Đừng để áp lực của gia đình (và không cuộc sống gia đình nào mà không chịu áp lực), cùng những đòi hỏi của công việc, sinh hoạt của cái trí linh động, can thiệp vào việc học hỏi bên trong, điều vô cùng thiết yếu cho ai lãnh đạo bằng cách chỉ dạy.
...

 

Sáu tháng sau.
Tôi muốn tiếp xúc với bạn đều đặn, và bạn phải luyện cho mình có được nhậy cảm hơn với sự hiện diện của tôi. Tính nhậy cảm là một trong các nhu cầu chính của bạn, nó đòi hỏi việc dùng óc  tưởng tượng rộng rãi hơn như tôi có ghi trong thư trước. Bạn hết sức cần phát triển tính nhậy cảm không những với tôi, Chân sư của bạn (là điều mà chính bạn mong muốn), mà cần có sự nhậy cảm gia tăng nhiều hơn đối với bạn đồng môn. Chính yếu ấy là điều mà bạn thiếu, do bản chất của bạn thiếu rõ ràng tình thương chân thực.
... Bạn là một trong số tương đối ít người cho ảnh hưởng tốt lành và đẹp đẽ trong nhóm, tuy nhiên việc giao tiếp riêng tư lại không được bằng như thế, và bạn phải chấn chỉnh về mặt này. Bạn phải học tạo mối liên hệ có sự thông cảm và trợ giúp với tất cả những ai gặp trong đời, cao và thấp, giầu và nghèo, dễ mến và không dễ mến, ai không quan trọng ngoài đời.
Việc cần phát triển điều này là một trong những lý do khiến bạn tạm thời bị tách rời, không còn tham dự tích cực vào công việc mà bạn đã làm xuất sắc trong nhiều năm qua. Bạn đang được cho một khoảng thời gian để có thể làm phong phú đời mình, thêm điều cần thiết vào dụng cụ của mình, và rồi trở lại việc làm trước đây mà có nhiều điều để cho ra hơn trước. Tôi biết đây là mong muốn của bạn; tôi cho bạn manh mối để thực hiện nó.
Một trong những cách mà bạn có thể hiểu được sâu xa hơn về con người nằm ở việc khai mở óc tưởng tượng sáng tạo, nó sẽ cho phép bạn cảm nhận tâm thức và tâm tư của những ai mà bạn tiếp xúc. Bạn là người có những điều ưa thích và không ưa thích mạnh mẽ, mà bạn cũng hãnh diện về mình ở điểm là cho dù không thích một ai tới đâu, bạn cố gắng cư xử phải phép với họ, và thường làm được vậy ngoại trừ ba người mà việc không thích họ mạnh mẽ làm bạn hóa vô lý, và thường khi không tốt lành với họ.
Nhưng bạn à, ai làm việc từ bên trong Ashram như bạn làm, phải làm việc không những do ý thức về nhiệm vụ và với lòng hiến dâng sâu đậm, không những do ý thức về trách nhiệm nhân quả, hiểu biết chuyện phải làm là gì do thúc giục của linh hồn và vâng phục làm theo, mà họ còn phải làm việc do hứng khởi từ Tình Thương chân thật. Bạn có chân nhân cung hai và khi nó làm chủ, thái độ của bạn được như mong muốn.
Bạn có thể trí cung hai là điều không thường gặp, nó cho phép bạn nhận biết về mặt lý thuyết cần có thái độ gì, và biết chính xác khi nào và ở đâu tình thương không làm chủ. Phàm nhân và thể tình cảm đều là cung một tạo nên rào cản cho sự tuôn chảy tự do của tình thương, chúng đứng ngáng giữa chân nhân và thể xác, ngăn lại hoặc gây cản trở cho việc của năng lực tình thương tuôn xuống vào thể sinh lực, để từ nơi này nó sẽ tự động kiểm soát và cho ra biểu lộ nơi cõi trần.
Bạn đặc biệt được trang bị thuận lợi do hai điều,  là có thể dùng năng lực cung hai làm tăng bội và áp dụng khả năng chỉ dạy, và cung ba dưới thế (qua thể xác) cho phép bạn trụ vào và sử dụng khả năng này ở cõi trần, sinh ra hiệu quả bên ngoài của việc phụng sự. Bạn đã có được nhiều thành quả lớn lao khi làm vậy, và chỉ khi óc cô lập do cung một mà phàm nhân và thể tình cảm thể hiện, làm mất đi trong một chốc các đặc tính cung hai của bạn (liên hệ tới người khác), làm cho kết quả của bạn nơi cõi trần bị ảnh hưởng, và đôi khi nó bị tác động thật đáng ngại.
Khi chưa giải trừ cản trở này cho sự tuôn tràn tự do tình thương của bạn, môi trường phụng sự sẽ bị giới hạn không cần thiết, và bạn không thể phụng sự với lòng rộng rãi và thành công như lẽ ra phải vậy.
Hãy mang những ai mà bạn không thích vào tâm mình, nhất là ba người gây xáo trộn khổ sở cho bạn, nghĩ đến họ theo quan điểm của họ mà không phải của bạn.

Theo:
Discipleship in the New Age,
vol. I & II, A.A. Bailey.

Xem Các Bài Liên Quan: