THỂ TÌNH CẢM

Thể Tình Cảm

 

Thể Tình Cảm và Tình Cảm 

 Thể tình cảm, còn gọi là thể vía, là vận cụ cho tình cảm, tác động như là cầu nối giữa cái trí và thân xác. Ở cõi trần ta biết có nhiều loại năng lực thấu nhập cùng một khoảng không gian mà không can thiệp gì vào nhau. Thí dụ là sóng điện từ như sóng ánh sáng và sóng radio, sóng âm thanh và nhiều loại khác hiện hữu cùng lúc và cùng chỗ. Các năng lực khác nhau của những cõi cao tác động cũng y thế, chữ ‘cao’ ở đây hàm ý sóng có tần số cao hơn hay mức rung động cao hơn, mà không có ý là ‘tốt hơn’ hay ‘thanh bai hơn’. Hiện tượng tựa như hai nốt Do một cao và một thấp, nay áp dụng vào các cõi thì nhiều năng lực hiện hữu cùng lúc và thấu nhập vào nhau, và các thể bao quanh thể xác cũng vậy.
Mỗi thể có tính chất riêng biệt của chúng, thí dụ mọi tình cảm, tâm tình, cảm xúc, ấn tượng có được là vì ta ở trong cõi có tính chất là tình cảm. Mỗi đáp ứng có ý thức của ta luôn luôn đi kèm với cảm xúc, hoặc dễ chịu hoặc đau đớn, thu hút hay sợ hãi. Cõi tình cảm, còn gọi là cõi trung giới, là một thế giới luân chuyển gồm những năng lực chuyển động mau lẹ, mầu sắc lấp lánh và đầy các biểu tượng, hình ảnh làm ta rung động vì nét mỹ lệ của chúng, hay làm ta lo lắng sợ hãi, do sự giả tạo, tiêu cực của các vật này.
Bên trong cõi thì mỗi chúng ta có một thể tình cảm là bầu tình cảm riêng của mình, câu chuyện đời mỗi người được viết và lưu lại trong thể, nó là chỗ lưu trữ điều thương, điều ghét, thành công và thất bại, can đảm, hy sinh và ước vọng. Có vết sẹo của nỗi đau khổ đã qua, cũng như hy vọng tươi sáng được thành tựu. Hào quang thể tình cảm là hình ảnh những gì ta đã và đang cảm biết, mà cũng là hình ảnh chuyển động mà không phải hình ảnh chết, vì nó phản ảnh tiềm năng đã thành đạt lẫn không thành, và động lực của hiện tại đang xẩy ra ở đây.
Cõi tình cảm có những năng lực như cõi trần, nhưng chúng chuyển động mau lẹ hơn, cho ra mầu sắc và âm thanh ở mức cao hơn. Hỉnh dạng thể tình cảm có những cấu trúc tương ứng với thể sinh lực và thể xác. Nhìn bằng thông nhãn, hào quang nhiều mầu sắc ló ra ngoài thể xác từ 40 đến 45 cm; có hình trứng, như đám mây lóng lánh sáng bao quanh cơ thể, như thể con người đứng lơ lửng trong bầu trong suốt gồm các đường nét và mầu sắc thay đổi luôn.
Các mầu này cho biết không những đặc tính của cảm xúc ta có mà luôn cả cường độ của nó, và đó là cảm xúc nhất thời hay thường có. Vì vậy, dằng co trong nội tâm có thể được nhận biết qua mầu sắc, độ trong sáng và vị trí của mầu. Các mầu sắc thấy trong thể đều có ý nghĩa, và mức thanh khiết của chúng hay việc chúng trộn lẫn với mầu khác cho ai có kinh nghiệm hiểu biết về nội tâm của đương sự.
Thể mềm dẻo, có thể nở rộng ra đáng kể nhưng bìa được vạch rõ ràng cho dù chất liệu tản dần êm nhẹ vào không gian chung quanh. Nhịp của hào quang cũng đáng nói, vì nó cho biết mức độ và loại tương tác có với thể sinh lực và thể trí. Khi ta mạnh khỏe thể có đường nét rõ ràng, đồng nhất, bìa không lồi lõm, tưa rách. Phần hào quang bên trên hoành cách mạc thường cho biết tiềm năng của người - đôi khi đã phát triển, đôi khi không - và mầu sắc ở phần này của thể thường sáng hơn, ít nồng đậm.
Phần dưới hoành cách mạc cho biết những kinh nghiệm đang có, đang linh động nên mầu sắc trong phần này của hào quang thường đậm hơn, nặng nề hơn và lục cục hơn. Khó thể nói luật trọng trường có tác động ở cõi tình cảm hay không, nhưng sự kiện thấy là cảm xúc nặng nề hay thô trược hơn dường như chìm xuống phần dưới của thể, còn cảm xúc cao hơn, lan rộng hơn thì nằm bên trên vùng trái tim.
Tất cả những đặc tính này cho ta manh mối về tâm tình của cá nhân, làm lộ ra những gì bất thường nếu có. Đặc tính chính của hào quang là động năng của nó. Nó là những hình như thấy trong kính vạn hoa, đầy mầu sắc mà độ đậm nhạt và độ sáng cho biết tính chất của tình cảm. Nơi người trung bình những mầu này thay đổi theo tâm tình, và do đó mầu mạnh lên hay yếu đi, sáng hơn hay tối lại, và năng lực thúc đẩy nó thì chuyển động không ngừng.
Thí dụ ai hân hoan được gặp bạn quí mến sẽ lộ ra mầu hồng nhạt xinh đẹp, còn khi tham thiền hay cầu nguyện, thể có mầu xanh dương và vàng óng. Sự giận dữ cho lóe đỏ trong hào quang như tia chớp, còn nỗi đau khổ bao phủ khắp thể như là đám mây xám.
Dầu vậy, có những mầu căn bản cho biết tâm trạng hay khả năng của đương sự, và chúng thường thay đổi rất chậm chạp. Lại nữa, tình cảm nào hiện diện một thời gian dài thường có đó luôn trong hào quang. Nếu tiêu cực như lòng sầu não hay tức tối, chúng có thể ảnh hưởng dòng năng lực và điều này cho hệ quả lâu dài lên tình trạng của thể sinh lực và thể xác
Thí dụ nỗi lo lắng hiện ra như đám mây mầu xanh xám bên thể tình cảm, nằm vào khoảng giữa thân hình gần huyệt đan điền. Nó làm năng lực tình cảm chẩy ngược trở lại vào bên trong thể, ngăn cản sự luân chuyển tự do thông thường của năng lực trong khắp thể. Mây mầu xanh xám càng gần thể xác chừng nào thì mức lo lắng và ảnh hưởng của nó đối với thể xác càng nhiều chừng ấy.
Khi mầu có khuynh hướng tản ra bìa hào quang, điều ấy muốn nói đương sự đang trên đường thoát khỏi sự lo lắng. Sinh hoạt trong thể tình cảm có thể được so sánh với điều kiện thay đổi của bầu không khí trên trái đất, với vệ tinh quan sát và xác định những vùng có mưa bão v.v. Cũng tương tự vậy, người có thông nhãn có thể nhận ra những trận bão lòng làm bận tâm đương sự qua việc chúng gây xáo trộn trong hào quang của họ.
Mầu sắc trong vùng bên dưới hoành cách mạc chỉ về cảm xúc thông thường và phàm trần hơn, những cảm xúc có trong cuộc sống thường nhật, còn những mầu ở bên trên, nhất là trong vùng quanh đầu, cho biết tính chất tinh thần và trí tuệ.
Khi cảm xúc không được con người kiểm soát hay hướng dẫn, hay đáp ứng với các nguyên tắc đạo đức, chúng có thể hỗn loạn và cuồng dại. Trong trường hợp ấy, ai đồng hóa mình với tình cảm sẽ bị những cơn bão lòng và sự căng thẳng chi phối, đi từ thái cực này sang thái cực kia, thương rồi ghét, vui xong lại buồn, hạnh phúc đổi thành đau khổ.
Mỗi người không ngừng tạo ra những sóng và dòng năng lực tình cảm do cách họ đáp ứng với thế giới chung quanh. Ta làm tràn ngập bầu hào quang của mình với hình ảnh tình cảm tích cực, hay tiêu cực hay vô thưởng vô phạt. Rồi những hình ảnh này tới phiên chúng bao quanh ta, và khuyến khích ta lập lại những cảm xúc đã sinh ra chúng; theo cách ấy ta sinh ra khuôn mẫu về thói quen tình cảm.
Chất liệu nơi cõi trung giới rất dễ đáp ứng theo cảm xúc, nói khác đi là rất dễ được tâm tình uốn nắn, đáp ứng mau lẹ với hình tư tưởng hay hình ảnh mà ta tuôn cảm xúc vào đó. Một số các hình ảnh ấy có thể tan biến như tuyết tan dưới ánh mặt trời và mất dạng, nhưng hình ảnh khác có thể tồn tại lâu hơn, ở lại với ta một lúc dài; người có thông nhãn thường thấy được các hình này bao quanh kẻ sáng tạo ra chúng.
Nếu cho rằng mỗi chúng ta là một hệ thống năng động liên tục nhận và tỏa ra năng lực, thì ta có thể hiểu mức độ mà con người ảnh hưởng thể tình cảm của nhau. Lẽ tự nhiên điều này thay đổi theo sự ổn định nội tâm và bản chất của mỗi người. Khi một ai đồng hóa với tình cảm của mình (‘tôi giận, tôi vui, tôi buồn’), chuyện tự nhiên là họ dễ dàng đáp ứng với tình cảm nơi người khác. Họ có thể là người nồng ấm và thân ái, mà cũng có thể trở thành nạn nhân của xáo trộn tình cảm nơi kẻ khác.
Qua bao năm, nhân loại sinh ra nhiều ‘khói’ hay phế thải trong bầu không khí tình cảm, thí dụ như sự bạo hành đang tràn lan trên thế giới ngày nay không ngừng thêm vào sự ô nhiễm nơi cõi này. Ai mà tâm tình đáp ứng với tần số rung động tiêu cực ấy có thể bị mất quân bình vì các ảnh hưởng xáo trộn đó, nên khuynh hướng của họ đối với bạo hành hóa tệ hại hơn.
Về mặt tích cực, nhìn vào mặt tình cảm của thế giới ngày nay, ta cảm biết có nhiều lực kiến tạo đang làm việc. Ước mong có hòa bình trên thế giới, quan tâm về công bằng xã hội, từ tâm đối với nạn nhân chiến tranh hay thiên tai, nỗ lực tìm cách ngăn ngừa bệnh tật và làm nhẹ bớt khổ nhọc của người, tất cả những cảm tình ấy cộng hưởng với lực chữa lành trong cõi tình cảm và giúp tạo sự điều hòa và trật tự.
Bởi vậy ta có thể nói thể tình cảm của mỗi người trong chúng ta là kết quả của sinh hoạt tình cảm cá nhân, hữu ý hay không hữu ý, lẫn tương tác với những năng lực khác nơi cõi trung giới. Mỗi người liên tục trao đổi với người khác và với môi trường tình cảm nói chung. Việc trao đổi như thế rất đỗi quan trọng cho sức khỏe, vì ngay cả môi trường tiêu cực vẫn không thể làm hại được nếu ai can dự giữ cho sự kết nối mở mà không đóng. Cõi trung giới có tính phổ quát như mọi cõi khác, thế nên không có hàng rào thực bên trong nó, tuy điều kiện một nơi có thể thúc đẩy hay ngăn cản sự luân lưu các dòng lực. Vậy thì luôn luôn có việc làm sạch và kích động trong mỗi môi trường, ngay cả ở những nơi như nhà tù và bệnh viện, vì cá nhân có thể vươn ra ngoài phạm vi quanh mình tới trọn khối trong vũ trụ.
Nói chung ta thu hút về mình những phần trong môi trường quen thuộc đối với ta, theo nguyên tắc đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Việc sinh hoạt có ý thức về mặt tình cảm, như không chìu theo cơn giận dữ, hay lo lắng, tạo nên thói quen về tương tác, phản ứng mà về lâu về dài làm thay đổi hào quang của một người. Hào quang cá nhân hay thể tình cảm còn bị chi phối bởi tác động của nhiều loại tình cảm bên ngoài lên thể, tức môi trường tình cảm cho ảnh hưởng tinh tế lên con người chúng ta. Xin bạn đọc lại bài Hình Ảnh của Tâm Trạng, PST 59 để hiểu thêm cách năng lực tình cảm tác động.

Các Luân Xa Tình Cảm
Bên trong thể tình cảm có bẩy luân xa tình cảm chính, tương ứng với luân xa ở cõi ether. Giống như luân xa của thể sinh lực  nhận năng lực của cõi ether, thì các luân xa ở cõi trung giới mở ra trong biển năng lực của cõi này, nơi mà mọi sinh vật tắm mình trong đó. Khi năng lực của cõi từ ngoài tuôn vào và chẩy ra từ các luân xa, nó làm năng động và sắp xếp hào quang tình cảm. Các luân xa tình cảm có hình dạng tương tự như luân xa cõi ether, có cơ cấu như cánh hoa bao quanh một tâm ở giữa. Giống như nơi cõi ether, năng lực tuôn vào trong tâm này, luân lưu qua những cánh hoa và chầy ra ngoài trở lại vào biển năng lực của cõi trung giới.
Cho từng cá nhân, đặc tính của thể tình cảm tùy thuộc vào mức độ và phẩm chất của tình cảm, làm như con người khi tương tác với cõi tình cảm bên ngoài thu hút vào mình các năng lực riêng biệt mà họ đồng nhịp, và lọc ra những cái nào khác lạ với họ, như sinh vật chỉ nhận lấy thông tin nào mà nó có thể dùng được. Do đó tất cả chúng ta để lại dấu vết tình cảm của mình nơi cõi trung giới, và ảnh hưởng tính cách của cõi này dù là rất nhỏ so với trọn khối.
Luân xa của thể tình cảm cũng nối kết với các luân xa ether và vì thể hòa hợp hai cõi. Tùy theo sự phát triển và mức hòa hợp của cá nhân, các luân xa này biểu lộ dòng năng lực điều hòa, nhịp nhàng hay ngược lại là rối loạn, bất hòa, muốn nói tình cảm có phần nào bất ổn. Thí dụ tính lo lắng kinh niên cho ra rối loạn nơi huyệt đan điền ở cõi trung giới, rồi nó sinh ra xáo trộn trong luân xa ether tương ứng, gây ảnh hưởng trực tiếp cho bộ tiêu hóa và gan.
Luân xa ở cõi trung giới cũng luôn luôn sáng hơn luân xa cõi ether, mà cùng lúc cũng khó được mô tả chính xác hơn về tính chất. Chúng không có vẻ mềm dẻo có thay đổi mà dường như lúc nào cũng vậy. Có khi luân xa tình cảm và ether liên kết với nhau còn luân xa thể trí không hòa nhịp với chúng; nếu thấy có nhiều mầu xám ở một luân xa tình cảm thì điều ấy muốn nói có nghẹt giữa hai thể tình cảm và trí.
Nói về tốc độ quay, một luân xa này của thể tình cảm có thể quay mau hay chậm hơn luân xa kia. Nếu thể tình cảm nói chung bị xáo trộn, năng lực sẽ chẩy về một luân xa đặc biệt nào đó, thường là huyệt đan điền. Điều cũng quan trọng cho sức khỏe là có điều hòa giữa luân xa tình cảm và ether, khi giữa hai loại luân xa này có nhịp vững vàng và điều hòa, nó cho biết có mối liên hệ bên trong tốt đẹp, còn sự bất hòa và lạc điệu có thể đưa tới bệnh tật.
Khi những cánh của luân xa hay tâm của nó bị gẫy, làm năng lực thất thoát, sự kiện có khuynh hướng làm cho tâm ấy và năng lực cung cấp cho phần tương ứng của cơ thể dễ bị nguy hại hơn, và có thể hay không đưa tới đau ốm hay tình trạng đáng ngại nào cho cơ thể.
● Luân xa Đỉnh đầu
Không giống như ở thể sinh lực, thể tình cảm không có bộ phận tương ứng nào trong thể xác như lá lách hay tim, tuy nhiên có sự trao đổi năng lực. Thí dụ nếu dòng năng lực tình cảm mờ nhạt ở luân xa đỉnh đầu, nó muốn nói có thể có rối loạn tâm thần nghiêm trọng hay ngay cả việc khiếm khuyết trí tuệ. Mặt khác, nếu luân xa tình cảm và ether giống nhau về mầu sắc và độ sáng, điều ấy cho biết có suy nghĩ rõ ràng và sống động. Phản ảnh của tùng quả tuyến pineal gland có thể có mầu vàng óng ở thể tình cảm, nhưng cơ quan tương ứng không có thật.
● Luân xa Cổ họng
Huyệt này đặc biệt liên kết với nhịp điệu  và âm thanh. Nơi ai có thông nhĩ hay nhậy cảm với âm thanh mà tai bình thường không nghe được, những cánh của luân xa sẽ to hơn trung bình và chói sáng hơn.
● Luân xa Tim
Nơi ai tham thiền đều đặn, huyệt tim to hơn thông thường vì nó mở lớn dễ dàng. Nó cũng có khuynh hướng chói sáng hơn, và chuyển động nhịp nhàng của nó mau hơn.
● Huyệt đan điền (còn gọi là tùng thái dương, solar plexus)
Cho đa số người đây là luân xa tích cực nhất với năng lực tình cảm. Nó là cầu giữa tình cảm và thể sinh lực  cùng thể xác, có liên hệ với bao tử là bộ phận gần nhất của thể xác, và trọn bộ ruột. Mầu của luân xa này thay đổi chút ít, nơi ai đã hòa hợp ba thể nó có mầu xanh lục, chỉ sự quân bình; sắc xanh lục khác hơn một chút cho biết có lòng thiện cảm hay tính thích nghi; mầu vàng và xanh lục trộn lẫn muốn nói có ý thích biểu lộ ý tưởng bằng hình dạng vật chất. Thường khi những nhà sáng chế và vẽ kiểu có hai mầu này. Rồi lại có sắc khác có nét bệnh hoạn vàng - xanh lục chỉ tính đố kỵ, còn mầu vàng lẫn với xám muốn nói có bực bội liên quan với việc làm.
● Luân xa ở cuối xương sống
Huyệt này liên quan chặt chẽ với huyệt đỉnh đầu, và vì thế liên kết với sự phát triển tinh thần của cá nhân.  Nếu có sự hòa hợp giữa hai luân xa, năng lực từ luân xa dưới gốc đi lên không bị cản trở hay xáo trộn, nhất là ở thể tình cảm và thể sinh lực.

Xương sống và Não của Thể Vía
Bình thường năng lực tình cảm đi vào thể qua ngõ huyệt đan điền, và có thể đi theo một trong hai hướng, tùy theo do dòng tuôn chẩy nó trong ‘xương sống’ tình cảm bị cản trở hay không. Trong tình trạng sức khỏe bình thường, năng lực tình cảm chẩy lên trên vào đầu, nhưng khi bị cản trở nó sẽ quay lại và đi ngược xuống dưới, gia tăng hoạt động tình dục. Cùng lúc ấy có sự giảm bớt năng lực tình cảm trong não, dẫn tới xáo trộn trong sự làm chủ tình cảm.
Năng lực tình cảm, giống như năng lực tương ứng cõi ether, đi từ luân xa ở cuối xương sống lên hành tủy medulla oblongata theo ba đường là ida, pingalasushumna. Bà Dora van Kunz mô tả chúng như sau.
– Đường bên phải xương sống ở cõi trung giới phát sinh từ bên phải trung tâm của luân xa, đi lên tới đằng sau đầu như là một luồng có đường kính chừng một phân. Nó có mầu xanh nhạt (còn năng lực ether tương ưng có mầu xanh - xanh lục).
– Đường bên trái đi theo như bên phải, có mầu hồng (nơi cõi ether đó là mầu vàng đỏ sậm hơn).
– Đường ở giữa phát xuất ngay giữa tâm luân xa, đi lên và chia đôi ở nơi gần hành tủy và hai nhánh đâm tréo nhau, nhánh bên phải đi vào não trái, và bên trái vào não phải. Luồng giữa sáng hơn hai luồng kia, óng ánh đủ mầu, với nhiều mầu vàng và cam. Nếu nó rất sáng với mầu vàng nổi bật thì đây là dấu hiệu sức khỏe tốt.

 

Theo: The Chakras and the Human Energy Fields.
Shafica Karagulla, Dora van Gelder Kunz.

Xem bài có liên quan:

CƠ CẤU THỂ TÌNH CẢM (pdf)  MẦU CỦA TÌNH THƯƠNG (PST79)