TRƯỜNG BÍ GIÁO

A. Trường Bí Giáo là gì ?

 Trường Bí Giáo (Esoteric School E.S.) của Hội TTH do bà Blavatksy (H.P.B.) lập ra năm 1888, tại Anh, có lẽ là tổ chức bí giáo được biết tới rộng rãi nhất trong quần chúng. Sau đó sang thế kỷ hai mươi có thêm trường thuộc các tổ chức khác được thành lập như Arcane School; cho đến nay với internet ta thấy nhiều trang web mời gọi học viên cho các trường khác, có chi nhánh tại một số nước.
Các trường này có đặc tính chung là học những hiểu biết bí truyền, hoặc tiếp nhận từ một nguồn riêng biệt thí dụ như E.S. trong Hội Theosophia và Arcane School, hoặc thu thập từ nhiều nguồn, và rồi áp dụng chúng. Phần lớn là nặng tính chất lý thuyết, tuy nhiên có việc ấy vì lý thuyết phải luôn luôn đi trước thực hành. Nói về những trường tương lai, chúng sẽ có chỉ dạy vượt  mức mà những trường trước đó đã cho ra, dẫn học viên từ ba cõi thấp (vật chất, tình cảm và trí tuệ) vào cõi của linh hồn, đi từ việc ý thức tính song đôi của cuộc sống là vật chất và tinh thần, sang mức cao hơn là đồng hóa mình với thiêng liêng. Giai đoạn có ý thức tính song đôi này là điều cần thiết, cũng như bước kế tiếp cảm nhận mình là một với thiêng liêng là một chặng đường cần thiết khác.
Lẽ tự nhiên có trường hay và không hay, hoặc đúng hơn là trường chân chính và không  chân chính. Vậy ta hãy thử xem trường bí giáo đúng nghĩa là sao.

 

B. Vài Định Nghĩa.

1. Trường bí giáo là tổ chức trong đó mối liên hệ giữa phàm ngã và chân ngã, hay con người tinh thần, được giảng dạy. Nó là mục tiêu chính và việc tiếp xúc với chân ngã là nỗ lực lớn lao đầu tiên của học viên. Anh học biết chính mình và cố công làm việc như là Chân nhân, mà không  phải chỉ là phàm ngã linh hoạt. Anh học cách làm chủ và điều khiển bản chất thấp của mình, nhờ hiểu biết thành phần của phàm ngã, và tuôn qua nó ánh sáng, tình thương và quyền năng của Chân nhân. Nhờ sự hòa hợp, định tâm và tham thiền, anh tiếp xúc được thường xuyên với con người tinh thần bên trong, và trở thành người phụng sự hữu dụng cho nhân loại.

2. Trường bí giáo là sự nối dài ra thế giới vật chất bên ngoài Ashram của một vị Chân sư, thí dụ như E.S. mà H.P.B. lập ra. Bà là trưởng mặt ngoài trong khi vị Chân sư đứng đầu Ashram mặt trong. Ta có bẩy cung thì sẽ có bẩy Ashram chính và nhiều Ashram phụ ( xin đọc thêm bài Thư Gửi từ Ashram, PST 28). Giống như con người được dạy xem mình là đường kinh cho năng lực tinh thần tuôn xuống, và là tiền đồn cho tâm thức của vị Chân sư thì trường bí giáo cũng là tiền đồn cho nhóm tinh thần hay Ashram, chịu ảnh hưởng của ngài, không  khác gì con người chịu ảnh hưởng của Chân nhân. Một nhóm như thế có liên hệ trực tiếp với Thiên đoàn (Hierachy).
 



3. Trường bí giáo chân chính làm việc ở nhiều mức độ phụng sự cho các kinh nghiệm khác nhau, như thế nó cho phép học viên hoàn toàn hướng về với nhân loại, và sử dụng hết các khả năng của mình. Việc phụng sự nhân loại được giảng dạy mà không  phải nhu cầu muốn được tiếp xúc với Chân sư, như hay thấy trong đa số các trường theo đường lối cũ. Tùy vào việc phụng sự của học viên đối với nhân loại, mức độ và phẩm chất của nó, mà họ có tiếp xúc hay không với các Ngài. Đây là điểm mà các vị thầy hay bỏ qua, thay vào đó nhấn mạnh sự thành đạt riêng của học viên và việc toàn thiện của cá nhân. Trường theo đường lối mới sẽ chú trọng vào việc huấn luyện học viên nhằm đáp ứng nhu cầu thế giới, và phụng sự mặt tinh thần với sinh hoạt ở bốn cấp.

a. Thế giới bên ngoài. Học viên được chỉ dạy để sống bình thường, thực tế, hữu hiệu và theo tinh thần trong đời sống hằng ngày. Họ không hề là người khác đời, lập dị. Họ có thể lập gia đình, sinh con hay sống độc thân.

b. Thế giới ý nghĩa. Học viên được chỉ dạy về ý nghĩa và nguyên do của cảnh ngộ và sự việc, về mặt cá nhân lẫn tập thể. Vì vậy họ được huấn luyện để xử sự như là người diễn giải sự việc, và đóng vai trò soi sáng. Họ giải thích ý nghĩa thời đại, cho con người  hiểu biết:
- Ta có linh hồn bất tử.
- Sự sống đi theo cơ Trời.
- Các đấng cao cả trong Thiên đoàn thực hiện cơ Trời ấy.
Hiện tại người trung bình đang từ thế giới hiện tượng bước qua thế giới nguyên nhân, và người tiến xa hơn đang từ thế giới nguyên nhân đi vào thế giới ý nghĩa. Người ở cả hai mức phát triển đều cần được chăm lo và hướng dẫn bởi thành viên của Ashram.

c. Sinh hoạt của Chân nhân trong chính cõi của nó. Điều này làm học viên là con kinh của tình thương thiêng liêng, vì bản chất của Chân nhân là tình thương. Anh chữa lành và đem hứng khởi vào thế giới.
d. Sinh hoạt trong Ashram của Chân sư anh, hay nhóm. Anh được dạy hợp tác với Thiên đoàn để thực hiện cơ Trời, như nó dần dần được tỏ lộ cho anh. Anh có được hiểu biết cho phép sử dụng vài năng lực sinh ra các sự việc trên thế giới, và như thế thực hiện mục đích của nhóm mà anh thuộc về. Nhờ gợi hứng từ vị Chân sư và người trong nhóm, anh mang cho nhân loại hiểu biết rõ ràng về Thiên đoàn.

4. Trường bí giáo huấn luyện học viên làm việc theo nhóm. Anh học gạt bỏ các dự tính cá nhân để nhắm vào lợi ích của mục đích nhóm, luôn luôn hướng tới việc phụng sự nhân loại và Thiên đoàn. Anh thành hòa hợp vào sinh hoạt của nhóm mà không mất gì về bản chất riêng biệt có tính cá nhân của mình. Anh là người tận tụy đóng góp vào Thiên cơ, không  còn tư tưởng nào cho cái tôi riêng rẽ ảnh hưởng tới sự suy nghĩ của anh.

5. Trường bí giáo không  được lập ra dựa vào uy tín của ai, hoặc có đòi hỏi của vị thầy muốn được có tiếng và được tuân phục. Nó không  dựa trên tuyên bố của ai thường là tầm thường mà xưng là kẻ đắc đạo, vì vì thế cho mình quyền có lời phán nặng tính giáo điều. Quyền uy duy nhất được nhìn nhận là chân lý mà thôi, được cảm biết bằng trực giác và rồi dùng trí não phân tích, diễn dịch.
Việc có lời tuyên bố tỏ ra quyền uy từ vị thầy của nhóm, hay có đòi hỏi nhìn nhận uy tín của họ, hay muốn người trong nhóm có sự tuân phục và trung thành không  thắc mắc, cho thấy vị này là người sơ cơ, là người chí nguyện có thiện tâm và thiện ý, mà không phải là thành viên trong Ashram của vị Chân sư, được giao phó trách nhiệm làm việc với Thiên đoàn.

Lý do là ai theo lệnh của vị Chân sư đứng ra lập trường bí giáo hoàn toàn không có quyền lực chi, trừ việc có đời sống sát với chân lý rất mực, và có được chân lý mà họ có thể trình bày cho nhóm. Sự tuân phục sinh ra trong nhóm giữa các học viên là do sự nhìn nhận trách nhiệm chung, đồng trung thành với mục tiêu

Xem ESOTERIC SCHOOL