VŨ ĐỀN THỜ

 

 

Theo truyền thống huyền bí, vũ đền thờ phát xuất từ Thiên đoàn (Hierachy). Khi Thiên đoàn tới địa cầu, các ngài thấy nhân loại thực ra không cao hơn thú vật cho lắm.
Sự việc là con người cần có nhịp điệu, âm điệu, nhạc, và hòa âm để có thể tạo sự hòa hợp, liên hợp và đồng nhịp trong thể xác, tình cảm, trí tuệ, Sức khỏe, hạnh phúc, óc thông minh, tâm thức và năng lực tất cả tùy thuộc vào sự hòa điệu, đồng điệu và sự nhịp nhàng. Thí dụ, nếu vũ viên vũ theo nhịp và sự hòa điệu, anh sinh ra nhịp rất xinh đẹp và sự hòa điệu trong thiên nhiên.
Trong vũ trụ có nhiều xáo trộn ngắn – như là các làn sóng ngắn, sóng dài những chuyện ngồi lê đôi mách trên radio và truyền hình. Trọn những rối loạn này được tuôn vào không gian, tạo ra các lực đối nghịch nhau, luôn luôn đánh phá và tiêu diệt lẫn nhau. Mỗi năng lực từ tâm trí bạn đi ra là một thực thể. Nó có thể chỉ hiện diện một thời gian ngắn hay dài. Nó không có linh hồn mà được thể sinh lực, tình cảm hay thể trí của bạn làm linh hoạt. Nhưng tất cả các xáo trộn này mà ta có trong không gian có thể được loại trừ chậm chạp nếu ta tạo nên chuyển động nhịp nhàng ở cõi trần, cõi tình cảm, trí não và hòa hợp chúng với nhau, rồi phóng vào không trung. Bất cứ điều gì bạn đang làm hiện thời thì chốc nữa đây nó thuộc về không gian.
Bạn vừa nghĩ thì hình đã mất, làn sóng thanh đã mất mà thật ra nó ở trong không gian, một làn sóng năng lực đã biến vào không gian. Nếu làn sóng năng lực ấy thật sự hòa điệu, điều mà bạn làm bây giờ là tạo ở trong không gian ấy một sự thanh tẩy, hòa điệu và mỹ lệ. Những cảnh giới cao hơn, lực cao hơn chỉ có thể đến với chúng ta qua những vùng được hòa điệu trong không gian. Vì vậy Thiên đoàn chỉ dạy cho nhân loại những bài vũ ngắn, đầu tiên là hòa nhịp, liên hợp và hòa hợp thể xác, tình cảm và trí tuệ của ta; kế đó là thanh tẩy khoảng không gian mà các thể hiện hữu. Chúng ta vũ trong khoảng không gian này, mang lại nhịp nhàng và hòa điệu. Chúng ta thanh tẩy không gian.
Ấy là tại sao những điệu vũ như thế được gọi là vũ đền thờ. Vũ trong đền thờ làm cho nơi này trở nên thánh thiện vì tất cả những gì tỏa ra nhịp nhàng làm thay đổi cơ cấu nguyên tử của những vật quanh bạn. Vũ đền thờ không những truyền năng lực mà còn điều hòa hóa tính của vườn, cây cối xung quanh, xua đuổi các lực hay ảnh hưởng nguy hại cho cây.
Một số bài vũ được thực hiện lúc đầu con trăng hay lúc trăng tròn để thu hút, điều hòa và làm đường kinh cho năng lực tốt lành đi vào môi trường. Bài vũ khác có vào lúc xuân phân hay thu phân, lúc bình minh hay hoàng hôn. Một bài vũ đền thờ đẹp đẽ là lời cầu nguyện, tham thiền và sự trầm tư (xin đọc thêm bài Màn Vũ, PST 58). Ngày sẽ khác biệt nếu có bài vũ được thực hiện lúc rạng đông, và đêm sẽ khác biệt với một bài vũ lúc chiều tà.
Đôi lúc vũ viên thấy mệt mỏi và cảm thấy đau nhức kỳ lạ trong người, hoặc trải qua giai đoạn có căng thẳng về tình cảm và tâm trí. Chuyện xẩy ra khi một nhóm vũ viên muốn truyền năng lực và ngăn chặn ô nhiễm, xử sự như là nơi thanh lọc cho bầu không khí bị ô nhiễm ở cõi trần hay tâm linh. Kinh nghiệm ấy được giải thích là dấu hiệu sự hy sinh của vũ viên khi phụng sự nhân loại, và cho người dự khán là sự thông cảm và biết ơn trong giai đoạn khó khăn như thế.
Vũ viên hồi phục một cách kỳ diệu khi họ xả độc chất và vũ trở lại. Đó là lý do vũ đền thờ cần   người có tâm tình thanh lọc cao độ. Bài vũ thực hiện vào lúc trăng tròn tháng năm (lễ Wesak) mang năng lực ngoài địa cầu đến cho nhân loại, và phân phát cho ai đủ sức tiếp nhận. Mỗi bước vũ khi đó là cách thức khoa học nhằm thu hút năng lực từ nhiều chòm sao và ngôi sao.
Khi muốn tái tạo lại sự hòa điệu trong không gian, chúng ta có một vai trò trong việc ảnh hưởng đời sống của con người và dần dần loại trừ những xáo trộn trên thế giới trong đời sống tâm linh của người. Như vậy, vũ đúng thực và âm nhạc là các tác nhân chữa lành, tái lập và làm hòa điệu. Vũ đền thờ tạo nhịp cầu giữa phàm nhân và chân nhân của ta, nếu bài vũ có chủ ý đúng đắn.
Sự phát triển tinh thần không dựa trên bất cứ hình tư tưởng hay hiểu biết nào, mà dựa trên sự hấp thu năng lực. Nó không tới bằng học hỏi, thảo luận mà bằng lòng hiến dâng, tận tụy, thanh khiết, ước nguyện và nỗ lực sống theo tinh thần. Đây là quà tặng mà con người nhận được khi điều hợp nhịp nhàng trọn con người của mình trong bài vũ thiêng liêng.
Vũ, nghi thức và nghi lễ tác động thẳng vào tâm người và khi năng lực được triệu thỉnh tuôn xuống đi vào tim người, thì sự chuyển hóa bắt đầu. Khi vũ được thực hiện để thúc đẩy sự tiến hóa của con người và như là việc phụng sự người khác, chân nhân ảnh hưởng cả ba thể xác, tình cảm, trí; dần dần uốn nắn chúng theo ý chí của chân nhân qua nhịp điệu và âm nhạc. Khi ấy, thay vì bị cầm giữ trong các thể, chân nhân làm chủ và khiến ba thể làm theo ý chí của mình. Từ từ hạ thể trở thành càng lúc càng nhậy cảm hơn với chân nhân, hấp thu ánh sáng từ đây và hòa hợp với nó. Ba thể vì vậy liên hợp và truyền ấn tượng từ linh hồn.
Tất cả những điều này được thực hiện qua các bài vũ đền thờ, qua nhịp điệu của cử động và qua nhịp điệu của âm nhạc, lời hát hoặc lời xướng kinh. Theo cách đó, vũ đền thờ là nghi thức hằng ngày nhằm hòa hợp cái thấp với cái cao, là cầu nối giữa cõi trần và những thế giới cao hơn, thu hút hứng khởi, ý tưởng, viễn ảnh và ấn tượng để phụng sự mọi sự sống trong vũ trụ.
Như vậy, vũ và âm nhạc không những điều hợp ba hạ thể mà còn liên hợp chúng với linh hồn, và các lực cao có được cơ hội tuôn xuống nhân loại qua ba thể được hòa hợp. Một nhóm người hòa hợp phàm nhân của mình với chân nhân có thể làm cho mình truyền đi sự trợ giúp của Thiên đoàn tới cho thế giới.
Điều lý thú nên ghi nhận là cử tọa có thể được chuyển hóa nhờ năng lực của bài vũ nhịp nhàng. Năng lực dễ dàng được hào quang của cử tọa thu hút, làm thanh tẩy nó, nâng cao và có sự hòa điệu. Nếu năng lực truyền đi có phẩm chất cao tột, nó có thể tạo ra hứng khởi cao hơn cho cử tọa và mở rộng tâm thức của họ.

 

Theo: Creative Sound: Sacred, Music and Song. Torkom Saraydarian.