CHI BỘ CHƠN LÝ TẠI HUẾ

Bài dưới đây là sơ lược về hoạt động của chi bộ Chơn Lý tại Huế, theo lời thuật của ông Nguyễn Khoa Huân, từ năm 1955 đến năm 1966 là lúc ông Huân do việc làm phải rời Huế.

 

Chi bộ Chơn Lý tại Huế thành lập năm 1955, với chi trưởng là ông Nguyễn Phước Hòa Giai và các hội viên khác như ông Lê văn Mừng, Nguyễn Hữu Nghị, Lê Tịnh, Nguyễn Khoa Huân, và một số anh em khác nay không còn nhớ rõ tên.  Ông Hòa Giai là công chức làm việc tại tòa hành chánh tỉnh Thừa Thiên, bà là giáo viên mở lớp dạy tư tại nhà, và trường học nhỏ này biến thành nơi họp của chi bộ. Ông Lê văn Mừng là diễn giả thường xuyên, trình bầy nhiều đề tài hữu ích tại đây, hình như mỗi tháng một lần. Đôi khi ông Nguyễn Khoa Huân cũng thuyết trình vài đề tài. Thính giả đến nghe vào khoảng năm mươi người. Nhiều lúc trời mưa gió, bão lụt, nước sông Hương tràn qua bến Đập Đá, phải đi đò qua bên kia để tới chỗ họp, số người đến dự chỉ còn độ 10 người, song diễn giả vẫn thuyết trình, và người nghe cũng chăm chú theo dõi mặc dầu bên ngoài trời mưa gió. Đây là ấn tượng làm ai có mặt nhớ mãi việc người ta say mê tìm chân lý bất kể khó khăn.
Chi bộ hoạt động đoàn kết, và đặt lợi ích của chi bộ trên hết. Các sự bất đồng ý kiến khi thảo luận một số vấn đề được san bằng bằng cách dung hòa, và sau đó biểu quyết chấp thuận. Ban chấp hành duy trì nhiệm kỳ suốt 20 năm, mỗi năm bầu cử đều được lưu nhiệm. Lý do là vì chi bộ rất ít người, mà ban chấp hành làm việc rất xuất sắc nên không cần phải thay đổi.
Chi bộ có dịp đón tiếp phái đoàn của xứ bộ từ Sài Gòn ra Huế, do đích thân bà Nguyễn thị Hai, hội trưởng, hướng dẫn, gồm có hai ông bà Geoffrey Hodson, quí ông Nguyễn văn Huấn, Nguyễn Hữu Kiệt, Chung Hữu Thế và nhiều vị khác. Rất tiếc là không nhớ rõ năm tháng. Mục đích chuyến đi là để ban giám đốc xứ bộ đến thăm chi bộ Chơn Lý. Trong dịp này ông Hodson có diễn thuyết và ông Kiệt thông dịch. Hôm sau chi bộ Chơn Lý tổ chức một buổi diễn thuyết cho công chúng, tại hội trường lớn nhất ở Huế có gần 1000 chỗ ngồi. Diễn giả là ông Hodson và người dịch là ông Kiệt, hội trường ngồi hết chỗ. Ngày kế tiếp chi bộ hướng dẫn phái đoàn đi xem các di tích lịch sử của cố đô Huế.

Mỗi năm chi bộ tổ chức công tác từ thiện, đi đến những vùng ngoại ô thành phố để giúp các bạn nghèo, già yếu, bệnh hoạn. Công tác do ông Phan văn Siêu cầm đầu, với sự tham gia của các hội viên và cảm tình viên. Tình huynh đệ giữa các hội viên rất đậm đà. Về mặt giáo lý TTH, nhờ có tủ sách của ông Lê văn Mừng (gồm nhiều sách tiếng Anh, Pháp, Việt, nhiều tác phẩm về TTH, tôn giáo và triết học) và các buổi hội thảo, hội viên có nhiều hiểu biết về đường đạo. Ở Huế ai cũng biết có một chi bộ Thông Thiên Học, và mọi người đều có thiện cảm với hội viên.
. . .
Chi bộ tiếp tục hoạt động tới năm 1975, sau đó sự tương trợ giữa các hội viên của chi bộ vẫn còn kéo dài đến ngày nay, do sự đóng góp thường xuyên của các hội viên ở ngoại quốc gửi về.

Geese