NHẠC LA MÃ

Nhạc La Mã  (tt)

Music: Its Influence throughout the Ages

Cyril Scott

 

 

Trong khi Hy Lạp sụp đổ vì lòng ưa chuộng mỹ lệ bị bẻ cong, Rome suy tàn vì lòng ưa chuộng nam tính bị hướng sai lạc.
Ý đúng đắn nói rằng dân La Mã là người thực tế nhất trong lịch sử - họ là loại người hànhđộng mà không phải là loại giầu tưởngtượng. Họ dựa vào dữ kiện và thán phục nam tính, lòng tự chế, thái độ chững chạc, cần cù và hệ quả tất nhiên của những điều này là Luật lệ và Trật tự. Còn về những đặc tính tinh tế hơn thì họ chỉ biết sơ sài hay không biết chi cả; nghệ thuật của họ có tính hiện thực, kiến trúc của họ đồ sộ và tháiđộ của họ đối với tôn giáo thì phần lớn có tính vật chất. Họ là sắc dân có khảnăng quân sự cao độ mà do tính đơn giản, thẳng thắn và không có óc tưởngtượng đã làm chủ một đế quốc và cai trị nó theo cách sinh ra thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử thế giới.
Nhưng rồi tới lúc Rome được nhắc nhở không phải vì sự vĩ đại của nó, mà vì sự đồi bại chưa hề có trước đây. Ta hãy tìm xem âm nhạc có đóng vai trò nào trong việc thịnh suy của nó, và nếu có thì cho ảnhhưởng tới mức nào.
Sử gia cho rằng dân La Mã không coi trọng âm nhạc, họ chỉ có vài ống sáo nghèo nàn, không hơn gì sáo cho trẻ con chơi vào thời đại của ta, để dùng vào việc ca ngợi thần linh. Như thế hiển nhiên có ít âm nhạc thời La Mã; dầu vậy có một loại nhạc mà dân La Mã khuyến khích vì lý do thuần tiện dụng, và đó là chiến nhạc, vì có thêm phần vào việc tạo nên chiến sĩ giỏi dang.
Nhạc ấy không giới hạn chỉ vào mấy ống sáo nghèo nàn... Có bằng chứng cho thấy dân La Mã có một khối lượng lớn khác thường nhạc cụ cho chiến nhạc và đặc biệt là đàn gió, chính yếu cho loại này là kèn tuba và buccina. Kèn tuba tương tự như kèn trumpet tuy to hơn và dài hơn kèn trumpet trong ban nhạc ta biết hiện thời; kèn buccina giống như còi mà cũng lớn hơn còi ngày nay.
Nói về ảnhhưởng của chiến nhạc này, nó khích động cơ thể và có khuynhhướng tạo nên sức khỏe, lòng can đảm và làm cường dương, những đặc tính mà hợp lại thành tínhchất người La Mã gọi là nam tính. Thực tế thì đó là loại âm nhạc hết sức hạn chế và cho ra ảnhhưởng tương ứng cũng vô cùng giới hạn. Nó tácđộng lên thân xác mà bởi thiếu các tínhchất dịu dàng hơn, không sinh ra lòng yêu thích vẻ mỹ lệ của xác thân theo cách người Hy Lạp hiểu, vì nhạc ấy không tác động vào tình cảm gợi nên óc tưởngtượng. Trong khi người Hy Lạp thán phục một thân thể cường tráng khỏe mạnh vì họ cho như thế là đẹp đẽ, người La Mã ưa thích nó vì nó hữu dụng; quanđiểm một bên là mỹ thuật, bên kia là óc thực tế; căn bản cho cả hai quanđiểm đều là xác thân, nhưng góc cạnh hướng tầm nhìn thì dị biệt to tát.
Các ảnhhưởng nó chiến nhạc thuần túy và đơn giản theo với thời gian gây tệ hại cho tâm tình, trừ phi có ảnhhưởng thanh cao hơn chi phối ngược lại; nam tính có thể suy đồi thành lòng ưa thích quyềnlực, lòng can đảm thành thói hung tàn, và sự cường dương thành sắc dục. Và quả đúng những điều ấy xẩy ra cho dân La Mã. Cuộc cách mạng năm 133 B.C. xẩy ra do tính xấu đầu tiên kể ở trên; nó hoàntoàn là kết quả nó sự tranh chấp giữa một bên là thiểu số sở hữu quyền lực và bên kia là nhiều người tin rằng họ có quyền có sở hữu ấy.
Về tánh xấu thứ hai, ta thấy dạng tệ hại nhất của nó trong những trận giác đấu, là trò tiêu khiển cho xã hội La Mã về sau này, với cớ rằng những trận đấu như thế duy trì tinhthần quân đội do cảnh tượng không ngừng về cái chết dũng cảm. Điều ấy có tạm thời duy trì tinhthần ấy hay không thì không ai biết, nhưng nó có tráchnhiệm phần lớn cho sự sụp đổ của Rome như các sử gia đã cho thấy; vì cả nước bỏ mặc mọi chuyện khác và chỉ chú tâm vào sinh hoạt này.
Ngoài việc những trò giác đấu cổ võ lòng vô nhân đạo, chúng khuyếnkhích sự biếng nhác, dân chúng mê say ưa thích tới độ để hết qua bên những công việc làm ăn khác, luôn cả những chuyện nhằm duy trì quốc gia. Nhưng nếu lòng tàn bạo khiến đất nước hư hại thì tính xấu thứ ba là sắc dục cũng gây tàn phá không kém. Sắc dục và tính thờ ơ đi kèm với nó, do ảnhhưởng làm suy nhược cơ thể và thần kinh, rất thường khi sinh ra lòng hèn nhát, và khi lòng hèn nhát lan tràn trong nước thì quốc gia ấy sẽ bị kẻ thù địch đánh bại. Tính dửng dưng thay cho lòng ái quốc, và người ta không còn màng là người cùng nước hay nước ngoài xâm lăng cai trị họ.
Bởi thế, những điều vừa ghi là hệ quả của chiến nhạc - ngược lại hẳn với dụng ý muốn có. Dầu vậy, Rome có thể được cứu vãn nếu một đặc tính khác về nhạc được thêm vào chuyện, là những tínhchất tốt đẹp nhất của nhạc Hy Lạp trước khi nó suy tàn thành chỉ là tài thiện xảo. Như đa số người biết, khi Rome chiến thắng Hy Lạp thì có lượng to tát văn chương Hy Lạp tràn vào Rome, nhưng tuy một khối lượng âm nhạc có đi theo đó, thị hiếu về nhạc của người La Mã làm cho loại nhạc thanh cao không hề được xã hội La Mã chấp nhận - mà thực ra, lòng ưa thích tài thiện xảo lại càng hơn là ở Hy Lạp.
Hơn thế nữa, câu hỏi đặt ra là các tay thiện xảo được ưa chuộng vì tính vẻ vời riêng của họ, hay vì tài trình diễn khéo léo. Ta có sự suy đồi trọn vẹn của thanh nhạc tại Rome, và chính quyền gạt nó ra khỏi học trình cho dân La Mã, biện luận rằng cái nghệ thuật mà nô lệ và tầng lớp thấp kém trong xã hội chơi thì không xứng để thanh thiếu niên quyền quí tập luyện. Vì thế chẳng bao lâu sự việc diễn ra như lời Aristotle tiên tri, là một nghệ thuật mà chỉ có mục đích là phô bầy sự khéo léo của tay chân và hấp dẫn cảm dục thì không thích hợp cho kẻ trượng phu và chỉ hợp cho nô lệ.
Ta không cần phải bàn thêm về ý này, vì tự nó hiển nhiên là một âm nhạc thiếu những điểm thiết yếu như vậy chẳng những sẽ bất lực không chống chọi được ảnhhưởng của chiến nhạc được thịnh hành, mà theo những gì đã giải thích về nhạc Hy Lạp trong bài trước, còn làm suy đồi thêm đặc tính quốc gia.

Thánh Nhạc
Nay ta xét qua loại nhạc có lúc rất phổ thông trong Thiên Chúa giáo gọi là nhạc Gregorian. Với sự suy đồi của nhạc Hy Lạp và La Mã, nhạc tại Âu châu trên thực tế lần mòn chết đi. Sao đi nữa nó thành loại nhạc bị giới hạn đủ bề tới mức ta không có tài liệu lịch sử nào nói tới nó đáng cho ta nhắc nhở, mãi cho tới thời của thánh Ambrose năm 374 sau công nguyên khi giáo hội La Mã cho có ca hát trong thánh lễ.
Thánh nhạc sơ khai được áp dụng từ đó và sinh ra một số kết quả, qua việc lập đi lập lại liên tục một âm điệu duy nhất, với thỉnhthoảng có thay đổi sang âm điệu thấp hơn hay cao hơn, nó cho ra lời hát có tính chú ngữ mantra tácđộng trực tiếp lên não bộ, xui khiến con người suy nghĩ theo một cách thứ tự hơn. Và bởi đa số linhhồn tái sinh vào lúc ấy còn thơ dại và chưa tiến hóa, và do đó có khảnăng trí tuệ chưa pháttriển, ảnhhưởng này của thánh nhạc khi ấy là điều vô cùng trọng yếu.
Chỉ bằng cách dùng não bộ mà thể trí mới được tạo nên và nuôi dưỡng, như ta đã biết. Bởi thói quen suy nghĩ không lề lối sẽ sinh ra cái trí vô trật tự, phải có một tác nhân bên ngoài để mang lại thay đổi, và tác nhân ấy là nhạc Ambrosian. Sự việc loại nhạc này thúc đẩy giáo dân dự lễ trong lúc hát nhạc phải chú ý - vì nó bắt buộc họ phải tập trung trí óc - tự nó cho nhạc ấy một quyềnlực rõ ràng, mà thêm vào đó nó còn có ảnhhưởng tinh tế hơn; nó là phươngtiện phần nào để về sau gợi hứng cho hàng giáo sĩ đưa nghi lễ mà trước đây chưa được dùng vào giáo hội.
Tuy kể từ thánh Ambrose nhạc có khuynhhướngpháttriển tâm trí tín đồ Thiên Chúa giáo, không có cải cách nào liên hệ tới nó mà đáng nói cho tới khoảng hai thế kỷ sau khi thánh Gregory thành giáo hoàng. Nhạc Ambrosian có bốn thể modes nay được ông tăng lên thành tám, kết quả là ta có loại thánh ca Gregorian. Nó có tác dụng là giúp cho lòng hiến dâng sùng tín, làm cho trí não của trọn giáo dân dự lễ hướng về một điều. Nó cũng có khuynhhướng làm tìnhcảm trầm lặng và như vậy cho người ta làm chủ phần nào thểtìnhcảm.
Nói về nhạc thuật, về một mặt thánh ca Gregorian quá dè dặt không gợi nên cảm giác vui vẻ mà một giai điệu đúng nghĩa sẽ gợi nên; mặt khác khi trí não chăm chú làm việc, tìnhcảm -  ít nhất loại nào sôi nổi hơn - vào lúc ấy thường khi sẽ lắng xuống; ta nói ‘vào lúc ấy’ vì phải mất thời gian rất dài nhiều năm nhân loại nói chung mới làm chủ được phần nào tìnhcảm của mình.
Nếu nghiên cứu lối sống thời Trung cổ, với lòng ưa sắc dục và óc cuồng tín tàn bạo, ta thấy việc chưa kiểm soát được tìnhcảm, hay nói đúng hơn là chưa kềm chế được dục vọng là căn nguyên của mọi tính xấu trong thời đó. Ngày nay, tuy thánh ca Gregorian vẫn còn được hát trong một số nhà thờ, ảnhhưởng bây giờ của nó rất là hạn chế, và chỉ có một loại tâm trí chưa đủ pháttriển là còn đáp ứng với làn rung động của nó. Sức thu hút mà loại nhạc này có thể có với những người khác là do họ yêu thích truyền thống hơn là do giá trị của nó về nhạc. Xin đọcthêmVịChânSư, chương  16, PST 65, t. 62 vềnhạcGregorianvàthểtrí.
Thực vậy, cho tới khi Guido Arrezzo sinh năm 990 có cải cách về nhạc, nhạc của trọn Âu châu vẫn còn rất giới hạn và tàn lụi dần, chỉ nhờ tính chất ‘trung cổ’ của nó mới làm nhạc không mất tích hoàn toàn. Guido là nhà soạn nhạc Âu châu đầu tiên dùng hợp âm chord theo cách làm chúng vang lên hòa hợp.
Ảnhhưởng nhạc của ông rất là đáng kể, vì nó là phươngtiện giúp mang lại sự điều hòa trong đời sống gia đình và xã hội. Chuyện có được là nhờ cách luật tương đồng làm việc, vì nhạc ra sao thì cuộc sống cũng y vậy. Trong mọi bản nhạc nào có nhiều hợp âm hay nhiều giọng, nhiều phần, bắt buộc phải có sự liền lạc mà tự nhiên muốn nói đến trật tự và luật lệ; vắn tắt thì đó là sự điều hợp. Thực tế là nhạc có hòa âm là hình thức tiên khởi bằng nhạc của tương giao hòa hợp giữa những đơn vị cá nhân, và ảnhhưởng của nó cho ra cảm xúc thân thiện. Và tự nhiên là nếu thêm vào đó nó lại liên kết với tôn giáo thì kết quả là tính thân thiện cộng với lòng hiến dâng.
Sự thật này được nhận ra ngay và do đó buổi lễ trong nhà thờ có thêm phần thánh ca. Nhưng các ảnhhưởng của nhạc có hòa âm nhất là nhạc của Guido không chỉ giới hạn vào việc xã giao, chúng cũng tới một mức nào đó làm hòa hợp   trí não và tìnhcảm, khiến cho có sự hợp nhất nhiều hơn giữa hai phần. Từ đó trở đi con người không còn là nô lệ tuyệt đối cho tìnhcảm mình, mà bắt đầu thí nghiệm với việc dùng lý trí chế ngự, cả hai được làm cho liên hợp phần nào, khiến chúng làm việc chung với nhau hơn thay vì riêng rẽ.
Sự hòa hợp trí não và tìnhcảm còn mang lại một kết quả khác, là nó dẫn dụ tới việc sinh ra nghệ thuật. Chỉ khi nào tìnhcảm và tâm trí hợp lại thì bất cứ hình thức nghệ thuật đúng nghĩa nào mới được sinh ra; bởi tuy hứng khởi thường do tìnhcảm mà đến, nhưng trí não có trách nhiệm về kỹ thuật. Như thế nhạc của Guido dọn đường cho trường phái lớn về nghệ thuật bắt đầu với sự xuất hiện của Cimabue khoảng năm 1280.
Từ thế kỷ mười đến mười ba, khi chế độ phong kiến lên tới tột đỉnh, và khi ảnhhưởng của nhạc Guido bắt đầu tác động trọn vẹn, ta có nhiều loại tâm tình thanh cao khác nhau, chúng được gợi hứng thêm nữa qua loại du ca trong dân gian nhờ những người hát rong gọi là troubadour. Những người này, với âm điệu du dương và lời ca nhịp nhàng lôi cuốn lạ lùng, về một mặt họ ca ngợi cuộc sống có tính phong lưu mã thượng của các chàng hiệp sĩ kỵ mã, mặt khác ca ngợi anh hùng tính.
Thực vậy, sự phối hợp của những loại bài du ca trung cổ khác nhau và thánh nhạc gợi lòng sùng tín hiến dâng, đã sinh ra hình ảnh Hiệp sĩ hào hùng và Thập tự quân với những cuộc thánh chiến; cái sau là do tôn giáo và lòng ưa thích mạo hiểm phiêu lưu kết hợp mà ra. Những cuộc thánh chiến đặc biệt đáng nói theo ý ta đưa ra ở trên, vì chúng là việc làm đầu tiên mà cả Âu châu dự phần, và do vậy là một dấu hiệu bên ngoài khác nữa về sự điều hợp.

 

Thời Cải Cách Reformation
Nói đến giáo hội La Mã thì phải nói tới sự cải cách mà Martin Luther nổi bật đưa tới các giáo phái Tin Lành. Vậy nhạc đóng vai trò gì trong biến cố ấy ? Ta có nói sơ qua về điều này trong bài Ảnh Hưởng của Nhạc Cụ, PST 66 trang ... nay xin thêm chi tiết.
Sự cải cách sinh ra nhiều hệ quả, như làm tín điều lan rộng nói chung. Trước đó, tôn giáo hoàn toàn nằm trong tay giáo sĩ; chỉ có họ là được phép chỉ dạy và giảng giải đạo, nhưng sau khi có cải cách thì có thay đổi rõ rệt diễn ra và tôn giáo trở thành là của chung. Người thường thảo luận nó, và nếu thích thì dạy và giảng đạo. Nhưng cho dù có việc cải cách, tôn giáo sẽ không đóng vai trò quantrọng như vậy trong đời nhiều người nếu không nhờ có những tác nhân khác góp phần.
Trong vòng một trăm năm có ba nhà soạn nhạc sinh ra, cho ảnhhưởng đáng kể đối với bản chất tìnhcảmtinhthần của những ai nhậy cảm đủ để đáp ứng với nhạc. Người đầu tiên là Orlando de Lasso (1522 - 1595), nhân vật thứ hai là Palestrina (1529 - 1594) và người thứ ba là Monteverde có tiếng vào khoảng năm 1600.
Nói về Orlando de Lasso, một trong các thành đạt và đặc tính nhạc của ông là  hiến nhạc có sức thu hút, và khi làm vậy ông thành nhà soạn nhạc Âu châu đầu tiên cho nhân loại cái nhìn thoáng qua về phần tinhthần nhờ tìnhcảm. Qua nhạc của mình, ông ảnhhưởngtìnhcảm của ai đáp ứng với nhạc, làm họ khát khao muốn đạt tới lòng Hiến Dâng thanh khiết, hay còn gọi là Tình Thương như ThượngĐế (ta nhắc lại ở đây là nhạc Ấn Độ cũng cho ra ảnhhưởng tương tự, nhưng qua việc thăng hoa trí tuệ mà không phải tìnhcảm). Và ta ghi là’ khát khao’, vì mong mỏi đạt tới cõi tinhthần là một chuyện và tới được nó là chuyện khác. Loại nhạc được sắp đặt hầu mang lại tâmthứcthiêngliêng hay vũ trụ khi ấy chưa xuất hiện ở Âu châu, tuy rằng các sáng tác của Wagner là một bước tiến về đích ấy như đã ghi trong bài về Wagner, PST 69.
Palestrina và Monteverde tiếp tục việc làm mà Orlando de Lasso khởi đầu. Nhạc của Palestrina ảnhhưởng sâu xa tâm người và nâng cao tâm trí họ. Chẳng những nhạc của ông có đặc tính tinhthần, khi hợp với tính đa điệu, nó thúc đẩy con người suy nghĩ, mà bởi nó tác động lên phần tìnhcảm cao thượng, còn khiến họ suy nghĩ theo cách tinhthần nhiều hơn; ta có thể nói là tìnhcảm chỉ đường cho tưtưởng họ. Có sử gia còn cho rằng nhạc của Palestrina - bài soạn cho thánh lễ năm 1560 - cho ra ảnhhưởng gần như là tức thì; nó vực dậy tôn giáo trở lại thành sống động, và mở đầu một giai đoạn cho lòng hiến dâng. Ta không phân tích nhạc của Monteverde ở đây vì nó cho ra ảnhhưởng tương tự.

Cách mạng Pháp
Ta có ghi nhạc trong thế kỷ 18 có tính phù phiếm, hời hợt và cho tác dụng gần như tức thì, và cũng vì vậy, có ảnhhưởng thoảng qua. Dựa vào đây ta sẽ hiểu phần nào nguyên do cho cách sống trong giaiđoạn ấy, tính chất ủy mị trong y phục và phong thái của nam giới là một điểm nổi bật hồi thế kỷ mười tám. Nét vui tươi, hớn hở, dễ nghe của nhạc nhấn mạnh khía cạnh êm ái, nhẹ nhàng của đời và các tính chất này được đẩy mạnh tới mức quá độ thành suy đồi gần như chỉ còn là biếm họa.
Nói về nhạc thuật, nó bắt đầu với loại dân ca trữ tình, hóa bay bướm hơn trong thời Scarlatti (1685  - 1757) và lên tới tột đỉnh trong các nhạc phẩm của Mozart (1756 -1791). Thực vậy, ngoại trừ J.S. Bach và Handel, gần như tất cả những nhà soạn nhạc viết trong thời Scarlatti tới Mozart, do sáng tác của mình, có tráchnhiệm hoặc tô vẽ thêm cho cuộc sống nhàn hạ, hoặc làm tăng thêm óc trào phúng dí dỏm như đã ghi trong PST 66. Nhưng Mozart thực sự diễn tả ý ‘vui như Tết’ bằng nhạc, mà còn hơn thế nữa, ông là người diễn giải par excellence bằng nhạc mọi sự việc phù phiếm trong ngày, và nhạc sư khác đồng thời với ông là Joseph Haydn cũng vậy.
Về nhiều mặt hai người tương tự nhau nên ta không cần xem xét riêng biệt mỗi người, họ lại càng giống nhau hơn nữa với việc lập tức nổi danh. Mozart được gọi là ‘nhạc sĩ danh tiếng nhất trong các nhạc sĩ’ sau khi cho ra vở nhạc kịch Idomenco, còn Haydn tạo nên sự hào hứng nhất có thể có được trong công chúng yêu nhạc tại Anh khi cho ra sáu bản đại hòa tấu năm 1791.
Dầu vậy, ngược lại ở Pháp, cách mạng Pháp xẩy ra hai năm trước đó 1789 và tiếp theo là những cuộc tàn sát hàng ngàn người và cả trăm giáo sĩ bị thiệt mạng. Như vậy tại Pháp có những lực tác động mà không lượng âm nhạc nào với tính ‘làm mê say tức khắc’ có thể đảo nghịch lại. Xem lại lịch sử của nhạc tại Pháp, ta thấy sự kiện ý nghĩa là tới cuối thời Phục Hưng có một thay đổi đáng kể dã xẩy ra ở Pháp. Trước đó thánh nhạc chiếm địa vị tối thượng nhưng rồi nhạc sĩ phong cầm, ban đồng ca được luyện để chuyên hát thánh ca nay chỗ của họ bị thay bằng ca sĩ mặc trang phục đắt tiền, và các vũ công y phục sặc sỡ với dàn nhạc dùng nhạc cụ không phải như cho thánh nhạc. So sánh thì ở Ý, nhạc Scarlatti làm lan tràn niềm tin tôn giáo, còn ở Pháp nhạc viết cho clavecin, tiền thân của dương cầm, chỉ sinh ra óc trào phúng chua cay và tính châm biếm tuyệt xảo.
Như vậy ta thấy thánh nhạc tại Pháp có thời đã gợi hứng suy nghĩ về tôn giáo nay hoàntoàn biến dạng, và cùng với sự mất tích của nó tưtưởng chuyển hướng sang đường kinh khác, hoặc thật nghịch lại với tôn giáo hay tệ hơn nữa là chỉ có tên gọi là tôn giáo mà trên thực tế là phàm trần và chuyên chế. Kết quả là sự tranh chấp giữa chủ thuyết hoài nghi chân thật và giáo hội không chân thật, một cuộc tranh chấp mà một bên tất cả văn sĩ tên tuổi (thí dụ Voltaire) về phe để tìm cách lật đổ chủ trương chuyên quyền ‘tinhthần’ là giáo hội, và bên kia là hàng giáo sĩ tranh đấu để duy trì quyềnlực mà họ không muốn từ bỏ.
Mà ấy chỉ là giaiđoạn đầu tiên của cuộc tranh chấp, giaiđoạn thứ hai là nỗ lực của văn sĩ tên tuổi về sau nhằm hạ bệ sự chuyên quyền thế tục là hoàng gia, mà hệ quả sau cùng là cuộc cách mạng Pháp.(còntiếp)