NHẠC HY LẠP

 

Nhạc   Hy Lạp

 

Nói về nhạc Hy Lạp là đề cập tới bán âm và nhạc tây phương. Ta đã biết nhạc Ấn Độ với 1/4 âm đặc biệt tác động lên thểtrí, và nhạc 1/3 âm của Ai Cập đặc biệt tác động lên thểtìnhcảm, nay nhạc bán âm của Hy Lạp đặc biệt tác động lên chất liệu của thể xác. Như thế ta đi từ phần thanh bai sang phần kém thanh nhẹ hơn rồi cuối cùng tới phần thô trược; dưới mức này nhạc không còn thể gọi là nhạc được nữa mà chỉ là âm thanh hay tiếng động.
Ta chớ nên cho là trước Hy Lạp thì Âu châu không có loại nhạc chi; tại những nước khác có nhạc tới một mức nào đó, sinh ra để khẩn cầu Thượngđế và được hàng giáo sĩ sử dụng; nhưng Hy Lạp là nước Âu châu đầu tiên đưa nhạc lên tới mức tương đối toàn hảo. Nó trở thành một nghệ thuật và theo một nghĩa lại còn là một khoa học. Hy Lạp xem nghệ thuật ca hát và chơi nhạc cụ như là một phần rất chính yếu của việc học ... Thế nên Hy Lạp ca ngợi những nhạc sĩ tài ba; ai ở đó cũng học nhạc và ai không thông thạo về nhạc bị xem là thiếu giáo dục và không thành tài.
Ngẫm nghĩ thì điều sau không có gì đáng ngạc nhiên, bởi ta thấy các triết gia và thi sĩ đại tài đều ca ngợi âm nhạc; nó được xem là có nguồn gốc thiêngliêng và do thần Apollo chủ trì, là vị thần luôn xinh đẹp và trẻ trung.
Tuy nhiều phần của nhạc Ai Cập được du nhập vào Hy Lạp, ta không thể nói nhạc Hy Lạp thực ra phát sinh ra từ Ai Cập, đúng hơn thì theo với thời gian người Hy Lạp cải biến một số lớn nhạc cụ của Ai Cập, hay biến chế chúng cho thích hợp với nhu cầu nhạc của họ. Thí dụ cây sáo bắt nguồn ở Ai Cập ban đầu có bốn lỗ và là thân cây sậy, nhưng sau đó người Hy Lạp thêm những lỗ khác và có một lỗ ngang rộng hơn cho miệng cũng như làm bằng xương hay ngà. Các loại đàn gió khác như ống địch đơn hay đôi rất phổ thông ở Ai Cập lẫn Hy Lạp. Về trống thì loại đơn giản có ở Ai Cập và khi sang Hy Lạp, ta có trống kèm với những miếng kim loại gắn vào đó, rồi có nhiều loại đàn dây như thụ cầm, một loại guitar v.v.
Không cần phải nói, với nhiều nhạc cụ như vậy, hòa âm tuy còn hạn chế đã họp thành một phần của nhạc Hy Lạp; điều này cộng với ảnhhưởng của bán âm sinh ra sự hòa hợp giữa tôn giáo và mê tín dị đoan là điểm đặc biệt của dân Hy Lạp.
Đã mô tả các nhạc cụ của Hy Lạp, ta cũng cần nói một chút về các giai điệu mode. Người  Hy Lạp gán cho mỗi giai điệu một tính chất, thí dụ giai điệu Doria được tin là khêu gợi lòng can đảm, tự tin và tôn trọng pháp luật; giai điệu Lydia sinh ra tìnhcảm tràn dâng còn giai điệu Phrygia có sự trầm tĩnh, chững chạc, tự chủ. Nhưng không may là họ - kể luôn cả Plato và Aristotle - lại không hoàn toàn đồng ý với nhau về  ảnhhưởng của chúng, bởi họ bỏ qua vài yếu tố quantrọng là nhạc cụ sử dụng, nhịp v.v.
Thí dụ, nếu chia tất cả nhạc cụ trong dàn nhạc thành bốn loại thì nói tổng quát:
–  Trống và kèn tác động lên thể xác
–  Đàn gió ảnhhưởngtìnhcảm
–  Đàn dây tác động lên tìnhcảm và trí não
–  Thụ cầm harp và phong cầm ảnhhưởngtìnhcảm và tinhthần.
Dầu vậy, nếu một loại nhạc nào đó chơi bằng kèn đồng và chơi theo một cách riêng hay chơi cùng với những nhạc cụ khác đóng vai trò thứ yếu, thì ảnhhưởng có thể đối nghịch với ảnhhưởng lên xác thân. Chuyện cũng y vậy cho cả đàn gió và đàn dây, và ngay cả cho kèn trống. Ai đã không từng có kinhnghiệmthuần tìnhcảm với tiếng trống êm nhẹ, hay với chập chõa đập rất nhỏ bằng đũa trống, trong khi mỗi nhạc cụ này nếu chơi theo cách mạnh bạo hơn sẽ cho ảnhhưởng hoàn toàn về thể chất ?
Thế thì khi các nhân vật tiếng tăm của Hy Lạp gán những ảnhhưởng khác nhau cho các loại giai điệu, thì sự khẳng định của họ không phải là không đúng, tuy mới thoạt nhìn thì chúng có vẻ tương phản nhau. Thực vậy, khi ta có khẳng định về bán âm và ảnhhưởng của nó lên thể xác, thì dường như ta cũng tương phản với chính mình như các triết gia cổ thời. Vì vậy ta cần hiểu rõ là khi nói rằng bán âm tácđộng trực tiếp lên phần xác thân, ta không hề hàm ý chút nào là nó không có ảnhhưởnggián tiếp lên tìnhcảm hay trí não.
Lẽ tự nhiên khi cho rằng đoạn nhạc nào đó thuộc bản nhạc Parsifal, thí dụ vậy, khi được tấu lên chỉ tác động vào thể xác mà thôi, thì thậm vô lý. Sự thật chính yếu mà người đọc cần nắm, là nói tổng quát thì bán âm có khuynh hướng tácđộng ở cõi trần, hay nói rõ hơn, là thái độ của con người đối với cõi trần. Tựa như việc làm chủ Tinh Thần là tính chất nổi bật nhất vào thời cực thịnh của văn minh cổ Ấn Độ, thì ảnhhưởng việc làmchủ Vật Chất là  tính chất nổi bật nhất của nền văn minh Âu châu; và ta cho rằng sự việc có được là nhờ ảnhhưởng tổng quát và đang gia tăng của nhạc bán âm.
Dầu vậy, nhiều yếu tố khác đã tham dự và từ từ, chậm chạp, liên kết với nhạc tây phương, để rồi con người sẽ lại một lần nữa chuyên tâm về ‘chuyện tinhthần’ nhưng theo quan điểm khác và động cơ khác so với tiền nhân của giống dân Aryan; mà ta sẽ phải đi một đoạn đường dài trước khi tới được ảnhhưởng của nhạc liên quan với động lực to tát ‘trở về Thượngđế’ này. Trong bài đang nói đây, ta chỉ bàn về ảnhhưởng của bán âm thuở nó mới sinh ra.
Chỉ cần nhìn nghệ thuật của Hy Lạp là đủ để ý thức mặt thể chất đóng vai trò quantrọng ra sao trong nền văn minh Hy Lạp. Rõ ràng một mục tiêu của họa sĩ hay điêu khắc gia là mô tả sự tuyệt mỹ  của thân xác, nó cũng hiển nhiên là trọn nghệ thuật Hy Lạp không bị tìnhcảm nhuộm mầu; nó hoàn toàn do ‘suy nghĩ’ mà ra, sản phẩm của một cái trí không bị tìnhcảm chi phối.
Nếu, lấy thí dụ, ta so sánh tranh Hy Lạp với tranh Ai Cập, hay với tranh hiện đại, ta sẽ thấy là chúng không giống với thiên nhiên; hay nói khác đi, chúng mô tả thiên nhiên như là được nhìn bằng tìnhcảm. Tuy nhiên với điêu khắc và hội họa Hy Lạp thì ta phải nói điều ngược lại, là chẳng những chúng thực như là thiên nhiên, mà lại còn thực hơn cả thiên nhiên.
Vì lý do này mà Aristotle đã phải nhận xét.
– Cho dù người ta không thể giống như Zeusus vẽ họ, nhưng tốt hơn ông nên vẽ họ như thế; vì thí dụ phải vượt trội hơn cái khuôn mẫu dùng làm thí dụ.
Thực vậy, chính chữ này cho ta manh mối về trọn lý thuyết của nghệ thuật Hy Lạp, là sự hòa hợp giữa mỹ lệ với điều thiện, tức mỹ thuật và đạo đức.
Ý niệm có tính giáo dục này về nghệ thuật, mà quả là nó có tính giáo dục, có ý nghĩa đáng nói biết bao khi xét theo những điều ta ghi ở trên về nhạc Hy Lạp ! Đạo đức liên quan đến việc đặt luật lệ cho cách xử sự, và cách xử sự có liên kết với hànhđộng, tức là phần thể chất. Khi trí não không bị tìnhcảm bất hảo làm xáo động thì con người xử sự đúng đắn, vì ta không cần một vạch ra là tưtưởng đúng đắn sẽ hướng dẫn cho hành vi đúng đắn.
Như vậy đạo đức học hiểu như ở Hy Lạp thì không phải là sản phẩm của tưtưởng được thăng hoa hay tưtưởng nhuộm tìnhcảm tôn giáo, mà là sự suy nghĩ thuần lý có liên quan với hànhđộng. Hơn nữa khi bàn về lối sống của Hy Lạp, ta sẽ thấy làm sao gần như mỗi mặt của nó hoặc bắt nguồn từ thể chất hoặc được mang xuống mức cõi trần.
Nay ta đi từ nghệ thuật sang bề ngoài của tôn giáo mà nghệ thuật đan kết rất chặt chẽ, cái tôn giáo không hiểu theo nghĩa như Plato hay Pythagoras hiểu, mà như dân thường hiểu. Nói chính xác thì tôn giáo này là phần giảm thiểu cáclực của thiênnhiên xuống thành các nhân vật cụ thể. Để giải thích các hiệntượngthiênnhiên, người Hy Lạp thời xưa đặt ra các thần linh giống như họ mà hùng mạnh hơn, và họ cũng làm y vậy để giải thích các hiệntượngtìnhcảm. Khi thấy bão sắp thổi tới ngang qua mặt biển tối đen, nhìn bằng con mắt trong trí họ thấy đó như là các thần linh sinh ra cơn thịnh nộ của gió và sóng; và khi cảm thấy có bão si mê giận dữ tràn ngập lòng, họ cho rằng nguyên nhân của việc nằm ở bên ngoài, họ đã để cho các hồn xấu chiếm ngự họ.
Từ đó nẩy sinh ý tưởng về một loạt thần thánh nam và nữ, phong thần và thủy thần, tiên nữ và ác thần. Nhưng ta cần ghi rằng những nhân vật này có hình dạng tương tự như người, dù thanh nhẹ thế mấy, và nghệ thuật cổ Hy Lạp còn lưu lại ngày nay là bằng chứng cho việc ấy. Tượng của thần linh chỉ là tượngtrưng cho sự toàn mỹ cao nhất của xác thân, và chúng không là biểutượng như các hình ảnh của Ấn Độ. Có nơi nào tại Hy Lạp mà ta có thể tìm thấy ý tưởng được tượng hình như là thần Shiva, đấng Hủy Diệt không ? Tuy thần linh Hy Lạp không toàn hảo về mặt đạo đức nhưng không một điêu khắc gia nào nghĩ đến việc tạc tượng họ kém đẹp; một thần Shiva của Hy Lạp hẳn sẽ bị xem như là phạm thánh.
Tới đây ta có thể nói gì về sự liên hệ giữa con người với thần thánh ? Một học giả cho rằng nó có tính thuần máy móc, không huyền bí mà cũng chẳng tinhthần. Đó là mối tương quan thuộc về cõi vật chất, mang tính chất giao kèo hay mặc cả. Lương tâm hiểu theo Thiên chúa giáo thì không có nơi người Hy Lạp cổ; nếu có lỗi với thần thánh thì điều mà họ cảm thấy chỉ là lòng sợ hãi, làm như họ nghĩ rằng thần linh sẽ trừng phạt vì tội của mình.
Hình thức trừng phạt có thể là bị đau ốm hoặc gặp chuyện không may, bằng cách nào thì nó cũng liên quan tới đời sống vật chất này. Họ không nghĩ đến việc chỉ cần hỏi xin thần thánh là được tha thứ, mà họ phải dâng lễ vật, cúng tế, ca ngợi thánh thần và không có cách nào khác; bởi chẳng phải thần linh có lòng kiêu ngạo, đam mê giống như con người sao ?
Nhưng dù có quan niệm vật chất như vậy, người Hy Lạp tin vào kiếp sau tuy không nóng lòng muốn biết đời ấy như người Thiên chúa giáo; họ thích thú quá với niềm vui trong thế giới vật chất nên không ao ước niềm vui của cõi siêu phàm. Thực vậy, nhiều đại thi hào và kịch tác gia mô tả trọn tình trạng sau khi chết bằng mầu sắc thật là bi quan. Thay vì chào mừng cái chết, họ xem nó và tuổi già trước đó gần như là chuyện kinh hoàng; bị già lão và thân xác không còn dễ coi là tương lai buồn thảm nhất cho họ. Thái độ này thật khác biệt ra sao so với thái độ của người Ấn Độ, kẻ sau chìm đắm trong tưtưởng về ‘cõi Trời’ tới mức gần như là quên hẳn chuyện dưới trần gian.
Người Ấn Độ thì chỉ trầm ngâm mơ màng, người Hy Lạp thì chuyên về hànhđộng, choi trò thể thao, tranh đua, có hành vi anh dũng nhằm làm vinh  quang phần thân xác. Điều sau cũng chen vào ngay cả trong tình bạn giữa người đồng tính với nhau, có điều ấy không phải vì người Hy Lạp là sắc dân phóng đãng, đồi trụy hết mức - họ không phải vậy chi cả - mà đúng ra  vì nó là kết cục không tránh được của trọn quan niệm họ có về cuộc đời.
Họ thấy xác thân là sáng tạo đẹp đẽ nhất của thần linh nên do vậy thờ phượng nó, và luật pháp đồng ý với họ về mặt này, tình bạn si mê giữa hai người nam với nhau thay vì bị ngăn cấm thực ra lại được xem như là một định chế. Với người Hy Lạp, lòng si mê có nghĩa là tình yêu hơn là tình dục, vả như thế nó là một loại đam mê thanh khiết hơn đam mê cùng loại ở những nước khác, tuy xét theo ngoài mặt nó có vẻ kém hơn.
Do đó các nhà làm luật của Hy Lạp thay vì xem đồng tính luyến ái như là thù nghịch với luật pháp và trật tự, lại khuyến khích việc ấy; đối với họ nó không phải là điều chi không thanh khiết mà lại còn có lợi cho quốc gia. Theo cách ấy tình bạn say đắm thường là giữa một người nam lớn tuổi với một người nam khác trẻ hơn, người trước cho ảnhhưởng tốt lành lên trí não người sau, họ chỉ dẫn và phát triển kẻ sau.
Lẽ tự nhiên đối với nhiều người trong chúng ta ngày nay, những ngoại lệ về tình dục dù có đi kèm với lý tưởng, xem ra thật kinh sợ, nhưng đó là chỉ vì quan điểm của ta khác biệt  hẳn với người Hy Lạp ngày xưa. Chủ nghĩa Thanh giáo Puritanism đã ảnhhưởng phần đạo đức tại nước Anh, tâm tình lạ lùng ấy xem gần như mọi việc gì đẹp đẽ cũng là phản tinhthần, tuy rằng nay thay đổi  đã bắt đầu cảm biết được.
Nhưng với bản tính người Hy Lạp thuyết Thanh giáo là chuyện rất mực lạ kỳ cũng như là giả dối, điều sau theo sát điều trước chặt chẽ. Người Hy Lạp không hiểu cả hai, như thấy qua lời của triết gia Demosthenes rằng:
– Mỗi người nam đã lập gia đình phải có ít nhất hai cô vợ lẽ.  
Trên thực tế mối liên hệ như thế không những được tập tục chấp nhận, mà sự thực là còn phù hợp với tôn giáo, vì chẳng phải là có những đền thờ tôn vinh thần Aphrodite Pandemos, nữ thần phù hộ cho tình yêu vụng trộm sao ? Vậy ta thấy là phần vật chất đóng vai trò rất to lớn trong mỗi mặt của cuộc sống Hy Lạp, và tới đây ta xem qua một cách vắn tắt mặt bí truyền của tưtưởng Hy Lạp, và kế đó những trường phái triết lý khác nhau thịnh hành vào khoảng thế kỷ thứ năm và tư trước công nguyên.
Như ai cũng biết, bí giáo có ở Hy Lạp cũng như tại Ai Cập nơi nó phát sinh; rồi cũng có giáo phái lạ lùng như giáo phái thờ Dionysus là thần hứng khởi và rượu. Thế nhưng cho dù bí giáo có danh trong lịch sử, nó không là một phần cốt lõi của tư tưởng tôn giáo được ưa chuộng. Ta chớ nên nhầm lẫn giữa tưtưởng mà vài văn sĩ có tiếng của Hy Lạp nêu ra - là những người được nhận vào bí giáo - với tưtưởng của thường dân
Các nhà đại tư tưởng, dù là nhà cải cách, thi sĩ hay triết gia, không phải là sản phẩm của tư tưởng quốc gia, mà ngược lại; tư tưởng quốc gia là, hay có thể là, sản phẩm của các nhà tư tưởng lớn; họ đặt ra lý tưởng, và theo với thời gian dân chúng sống theo lý tưởng đó hay không tùy hoàn cảnh.
Và như vậy khi duyệt lại ảnhhưởng của nhạc Hy Lạp với tư tưởng, đặc tính và đời sống của người Hy Lạp ta không gồm Plato, Pythagoras và vài tư tưởng gia thượng thặng trong đó. Thực tế là Plato được biết là thay vì ủng hộ các ý tưởng đa thần của Hy Lạp, về mặt căn bản thì Plato là người độc thần; còn với những kịch tác gia nổi tiếng, vài kẻ vui vẻ chế nhạo niềm tin tôn giáo đương thời.
Thế thì huyền học mysticism thấy trong tác phẩm của những triết gia Hy Lạp lại không có mặt trong tư tưởng Hy Lạp, và loại huyền học liên kết với triết phái thờ Dionysys, thí dụ vậy, chỉ là một thí dụ khác có căn bản là phần vật chất. Bởi các nghi lễ của họ cho thấy là tuy mục tiêu của họ là mang lại một trạng thái tâm thức ‘huyền bí’, phương tiện sử dụng lại có tính vật chất.
Nó trái ngược rõ ràng với nhà yogi Ấn Độ chỉ dùng trí tuệ mà thôi, mắt nhắm ngồi bất động trong hang. Với người Hy Lạp, mỗi phương tiện được dùng để kích thích cảm quan. Nhạc với kèn trống chế ngự và tác động thẳng lên thần kinh, vũ viên co giật chân tay, rượu say túy lúy, tất cả họp thành tiệc tùng kỳ lạ. Thực tế thì những chuyện này chỉ là một hình thức nhẩy múa của phái Sufi hay trong buổi họp của Salvation Army, nhằm mang lại ảnhhưởng tình cảm, sinh ra do thần kinh thể xác bị khích động quá mức.
Giờ nói qua về những trường phái triết lý mà Hy Lạp có tiếng. Trường phái của Plato và Pythagoras là từ sự chứng đạo initiation mà ra, và như nhạc dùng trong bí giáo thuộc loại đặc biệt không phổ biến trong dân gian, ta không thể nói  nhạc phổ thông của Hy Lạp có tác động lên những trường bí giáo.
Về những trường khác, giống như nghệ thuật Hy Lạp chúng là sản phẩm của trí năng không bị tìnhcảm chi phối; chúng chỉ giản dị được tạo thành bằng cách suy nghĩ.  Ai suy xét thấy rằng thần linh và hành vi của họ khi được xem kỹ thấy không có gì linh thiêng, nên từ đó con người nẩy sinh tâm tình giống với thuyết bất tri agnosticism hồi thế kỷ 19. Quả đúng là các triết gia duy vật, kẻ phủ nhận rằng Hy Lạp không hề có thần linh, đã có ở nước này từ bao lâu nay, hay nói khác đi không phải tự nhiên mà có sự xung đột giữa tôn giáo và khoa học; nhưng chỉ vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên sự xung đột ấy mới có tầm mức lớn lao, và trở thành nổi bật khiến cho niềm tin chung vào thần linh bị suy giảm nặng nề.
Mà không phải chỉ có thế; về sau nhiều triết gia nổi lên làm suy yếu nền tảng của chính trị và đạo đức, nghĩa là tinh thần hoài nghi lan rộng mà nếu không có Plato xuất hiện, làm quân bằng trở lại bằng cách tỏ lộ một phần thích hợp các chỉ dạy bí truyền, thì hẳn thuyết duy vật sẽ tràn khắp nơi.
Hẳn nhiên việc sẽ lạ lùng khi ta nói rằng tác nhân sinh ra tôn giáo cũng cho ra điều đối nghịch với nó là thuyết vô thần; mà sự việc là vậy do tính chất riêng biệt của tôn giáo Hy Lạp. Như ta đã có ghi và nhiều người khác cũng đã nói, tôn giáo của Hy Lạp với trọn đặc tính siêu nhiên chỉ là niềm tin vật chất được tôn vinh. Nói ngắn gọn thì thần linh của họ chỉ là người trần mà vĩ đại hơn, với tất cả những si mê phàm tục của kẻ sau, và mối liên hệ giữa con người với các thần thánh này thì chẳng hơn gì mấy liên hệ giữa người và người với nhau. Đó là mấu chốt cho lời giải thích vì sao nhạc có khuynhhướng sinh ra tôn giáo cho người Hy Lạp, cũng có khuynhhướng sinh ra óc hoài nghi và thuyết duy vật.
Bởi ta phải đặc biệt ghi nhận trong bài này và với nhạc, là một nguyên nhân không luônluôn sinh ra cùng ảnhhưởng; nếu chuyện là vậy thì chỉ cần dạo đàn một bài thánh ca là đủ làm ai nấy sinh lòng mộ đạo. Điều nó gợi nên là sinh ra ảnhhưởng có căn bản tương tự, hay nói giản dị hơn là ảnhhưởng tương tự mà không tuyệt đối giống y. Giờ hãy thử xem, không có khác biệt căn bản nào giữa ai sùng đạo và ai hoài nghi, kẻ trước dễ tin vào một loại lý thuyết hay sự kiện, kẻ sau dễ tin vào loại khác, chỉ có thế mà thôi.
Ai mộ đạo không thể tin rằng trọn vũ trụ chỉ do Tình Cờ mà ra, và ai hoài nghi không thể tin trọn vũ trụ là do Thượngđế hay thần linh mà thành. Với tín đồ, thái độ của kẻ hoài nghi xem ra không hữu lý và quái dị, với ai hoài nghi thì thái độ của tín đồ cũng vô lý và kỳ quặc y vậy. Người Hy Lạp vô thần có thể tranh luận với kẻ đối nghịch:
–Tôi tin là vật chất tự nó có đủ hết, tôi không cần thần thánh  đầy tính vật chất mà vô hình ...
Nhưng khi đã nói hết mọi điều thì ta thấy là trọn cuộc tranh luận xoay quanh câu hỏi về vật chất, mỗi bên có tính duy vật theo cách riêng của mình.
Ta đã vạch cho thấy nền văn minh hùng mạnh của Ai Cập suy tàn ra sao trong bài trước PST 74, nay phần kế là trình bầy nguyên nhân bên trong khiến Hy Lạp sụp đổ tiếp theo đó. Người Ai Cập bị lụn bại vì lòng yêu thích quyềnlực, còn người Hy Lạp thì do lòng yêu thích mỹ lệ ‘đi quá trớn’. Theo với thời gian, họ càng lúc càng say đắm sắc dục nhiều hơn, chủ vào việc thỏa mãn đòi hỏi của ngũ quan, và vì thế lấy đinănglực lẽ ra để hướng vào trí năng và sinh hoạt trí tuệ. Hệ quả là họ mất đi khả năng cảm nhận và suy xét. Như với người Ai Cập - vì việc đối chiếu này cho ta biết nhiều điều - sự tàn lụi của người Hy Lạp sinh ra do việc đảo ngược đặc tính chính  của họ.
Loại nhạc 1/3 âm của Ai Cập là yếu tố mạnh trong việc mang lạihuyềnbíhọc và khi khoa học ấy bị đảo lộn, nền văn minh Ai Cập bị suy đồi; tương tự vậy, âm nhạc bán âm của Hy Lạp là yếu tố mạnh sinh ra lòng yêu thích nét đẹp của thân hình, với kết quả tệ hại y thế. Nét tương tự không phải chỉ có vậy, với cả âm nhạc Hy Lạp và Ai Cập, không những chúng thiếu tính chất mang lại minh triết mà nhạc 1/4 âm của Ấn Độ có, mà phần hòa âm hay khía cạnh sùng tín không đủ làm quân bình. Nếu tính mộ đạo có nhiều hơn hẳn nó có thể chuyển nhiều phần lòng yêu thích nét đẹp của thân xác sang điều khác thanh cao hơn, thành lòng yêu thích nét mỹ lệ tinhthần, nhưng điều sau có quá ít oi, quá thô lậu. Hơn thế nữa, phần ít oi có đó bị tàn dần và do vậy hòa âm trong nhạc Hy Lạp biến mất, cũng như nó không còn trong nhạc Ai Cập.
Những thay đổi khác cũng xẩy ra, tiếng nhạc có tính cảm dục nhiều của đàn viol sau cùng được thay bằng những nhạc cụ có âm mạnh mẽ hơn, và thị hiếu về nhạc nói chung hóa yếu đi, thành ẻo lả; chỉ còn là phươngtiện khêu gợi ngũ quan. Thay vì có những nghệ sĩ chân chính ta lại có gia tăng lớn lao con số người với tài năng thiện xảo, có kỹ thuật điêu luyện virtuosi, và ảnhhưởng chính của những người này trong nhạc phải luônluôn được xem là bước đầu tiên trên đường đưa tới sự suy đồi.
Thí dụ vào năm 456 trước công nguyên, nhạc sĩ Phrynis, tay chơi đàn cithar là một loại guitar, tạo nên khích động lớn lao do cách ông chơi nhạc... Hơn nữa, ta thấy có những nỗ lực khác, với các nhạc sĩ đàn lyre và sáo nhằm tạo cùng ảnhhưởng, cũng bắt đầu có với các ca sĩ. Thay vì có giai điệu thanh nhã, ca khúc lạiđược tô vẽ với đủ cách điểm trang dư thừa, tới nỗi triết gia Aristophanes phải vạch ra là trong thời cha ông của mình, luật căn bản của âm nhạc là nhịp điệu chừng mực và âm điệu đơn giản.
Quả thật là nhiều văn sĩ đương thời đã nói lên cùng cảm nghĩ về âm nhạc vào thời cha ông của họ, dầu vậy từ những chứng cớ khác đã thâu thập, việc tô điểm mầu mè đã thành một đặc tính của nhạc Hy Lạp, và ta có giai đoạn suy đồi của nghệ thuật khi sự tô điểm chế ngự, đối nghịch lại với bản chất của nhạc. Theo cách đó, nét giả tạo được thay cho nghệ thuật, và ảnhhưởng có tính cảm quan thay cho xúc động  của tâm hồn.
Với thay đổi tận gốc rễ như thế, tính chất của người Hy Lạp tới phiên chúng hóa yếu kém đi; phần đạo đức của họ tàn tạ dần, hoạt động quân sự không thành công; họ để cho nước khác can dự vào chuyện của họ;  cũng nhưhọ mất lòng yêu nước và yêu sự độc lập, và với việc mất mát những tính chất này thì sự phát đạt của đất nước đi tới điểm chót.
Chuyện đáng suy nghĩ là âm nhạc dần dần từ địa vị cao cả của nó, bắt đầu rơi xuống vào đúng giai đoạn mà những nghệ thuật khác của Hy Lạp đạt tới mức tuyệt diệu cao tột của chúng, tức trong thời của Pericles, 444 - 429 trước công nguyên. Nếu chuyện xẩy ra khácđi hẳn nhận xét sau có đúng phần nào, là một loại nhạc riêng biệt là kết quảcủa đặc tính, đạo đức v.v. thay vì ngược lại; hay khi những nghệ thuật khác mở mang thì âm nhạc cũng theo đópháttriển. Nhưng các văn sĩ Hy Lạp nghĩ khác, vì ngay cả ngoài phần hiểu  biết bí truyền mà Plato chắc chắn sở hữu, lịch sử nhấn mạnh bài học là sự hưng thịnh và suy tàn của âm nhạc có liên hệ mật thiết hơn hết với sự hưng thịnh và suy đồi của chính nền văn minh.

Theo:Music: Its Influence throughout the Ages, Cyril Scott.

Xem Mục Âm Nhạc