NHẠC JAZZ

 

 

Khi tình cảm sâu đậm, mạnh mẽ liên tục xẩy ra nhất là của khối đông, nó cho ra sự kiện có thật là nhiều loại hình tư tưởng ở những cảnh thấp cõi vô hình được tạo nên, và các hình tư tưởng này tồn tại trong nhiều năm cho tới khi bị hủy diệt  bằng cách thức riêng. Khi nhìn bằng thông nhãn - clairvoyance, chúng trông như đám hơi dầy mờ ảo, có vòi tuôn ra mọi phương hướng, lúc nào cũng sẵn sàng chộp lấy ai ơ thờ và trút độc chất vào thể tình cảm của họ.
Vào thời Trung Cổ, các hình tư tưởng này phần nào gây ra nhiểu việc nhẫn tâm, tàn bạo ghi trong sử sách về thời ấy. Ta cũng có lý do để tin là chúng ám nhập một số phán quan -  inquisitors của giáo hội Thiên Chúa giáo. Sau phong trào cải cách dẫn đến việc thành lập phái Tin Lành vào thế kỷ 16, những hình tư tưởng này có tác động là kích thích các chi phái giết hại lẫn nhau, dùng các biện pháp bạo hành để ngăn chặn điều họ gọi là rối đạo.
Sau đó, chúng thúc đẩy làm sinh ra sự tàn bạo và đổ máu trùng hợp với cuộc cách mạng Pháp 1789. Thực vậy, nếu nghiên cứu lịch sử thế giới ta sẽ thấy là vào mỗi thời kỳ ở nơi này hay nơi khác có nhiều sự bạo hành và tàn nhẫn diễn ra, bởi các hình tư tưởng đó chỉ thay đổi sân trường tác động, từ người này, nước này sang người kia, nước kia. Trọng tâm của sự tấn công luôn luôn là xáo trộn tình cảm. Dầu vậy, ta nên nhớ rằng tự chúng, hình không có lực thúc đẩy mạnh mẽ nào, mà chúng thu hút phe Tả đạo và các tác nhân của phe này, dùng hình cho mục đích riêng của họ. Theo cách ấy, nhân loại khi suy nghĩ sai lầm, tạo nên khí giới cho Tả đạo sử dụng gây nguy hại cho chính con người.
Gần như tất cả nhạc mà ta nghiên cứu trong loạt bài về nhạc có tính giáo dục, mà không có tính phá hoại.Loại nhạc đặc biệt thiết yếu cho sự hủy diệt những hình tư tưởng xấu có tính ám nhập này chỉ bắt đầu xuất hiện khoảng 1906, đó là nhạc có tính lỗi nhịp rất cao.  Ấy là do tính chất huyền bí về nhạc, nói rằng lỗi nhịp  - về mặt đạo đức - chỉ có thể bị hủy hoại bằng lỗi nhịp; lý do là làn rung động của loại nhạc đẹp đẽ thì quá thanh bai, không ảnh hưởng được làn rung động tương đối thô nặng của tất cả những gì thuộc cảnh giới thấp. Tựa như ánh sáng trong trẻo của trời xanh ngày hè không có ảnh hưởng nào đối với mảng rong nhớt trên mặt ao tù nước đọng, âm điệu của nhạc hết sức hòa hợp nhịp nhàng cũng không có tác động gì đối với những hình tư tưởng thô kệch này.
Lẽ tự nhiên người ta sẽ hỏi “Nếu chỉ cần sự lỗi nhịp thì tại sao những đấng Cao cả gợi hứng loại nhạc mấy thế kỷ trước không lập tức làm điều ấy ?”. Câu trả lời cho điều này là sự lỗi nhịp tự nó sẽ không sinh ra kết quả mong muốn, mà nó phải là một loại lỗi nhịp đặc biệt, loại chỉ có thể được tạo ra bằng nhạc cụ ta có trong thế kỷ 20. Sự lỗi nhịp tạo ra bằng vài ống sáo như thời xưa sẽ hoàn toàn bất lực, không hủy hoại được các hình tư tưởng khổng lồ ấy, chẳng khác nào ta cố công diệt trừ mùi của hồ nước cống bay cùng chỉ bằng cách thắp nén nhang.
Do đó công việc phá hủy chúng phần nào được giao cho nhà soạn nhạc Stravinsky, nhưng đặc biệt hơn là cho Schonberg và một hay hai người theo chủ trương của ông. Phần lớn nhạc phẩm của những nhạc sĩ này chuyên về sự lỗi điệu, có thể gây bực mình cho người yêu nhạc muốn nghe những tác phẩm có sự hòa điệu hơn, nhưng chúng cần về mặt huyền bí, không những cho mục đích vừa ghi, mà còn để làm tan vỡ tính câu nệ thói đời, là một trong những tác dụng phụ của nhạc Handel. Chỉ có sự lỗi nhịp là có khả năng làm thay đổi đường nét cứng chắc của thể trí những ai câu nệ, giả dối, khiến họ uyển chuyển hơn và sẵn lòng hơn để tiếp nhận các tư tưởng mới.
Dù vậy, chuyện còn một khía cạnh khác đó là sự lỗi nhịp cao độ sinh ra ảnh hưởng bất lợi cho chính âm nhạc, và có lẽ đúng hơn là cho nhà soạn nhạc.Dù loại nhạc này không còn cần nữa, nó trở thành thời trang để viết nhạc.Sự thật là một phần của loại nhạc lỗi điệu cần yếu cho mọi nghệ thuật loại cao, nhưng chỉ cho nhà soạn nhạc nào được gợi hứng, cảm biết cách hòa hợp chúng đúng điệu. Thực ra tính lỗi điệu trong nhạc là sự đảo lộn của loại nhạc thiên thần, và sẽ đúng là nhạc thiên thần nếu nhạc sĩ có khả năng sắp xếp nhạc điệu theo đúng cách thiên thần. Thiên đoàn cho hay là giai đoạn lỗi nhịp của nhạc sẽ không kéo dài, và không hề có chủ ý là vậy.

Nhạc Phổ Thông – Ballad
Nói cho sát thì đây là những bản nhạc giản dị, thường có tính hết sức tầm thường và dễ cảm. Dầu vậy chúng có công dụng trong thời Victoria khi chúng đóng một vai trò lớn. Với tình cảm hời hợt, chúng làm đảo ngược lại sự cứng lòng của người thời Victoria, và ngay cả việc lạ lùng khó nghe, là đảo ngược đường nét cứng đơ của bàn ghế thời đó.
Vào thời mà mọi chuyện phải nhường chỗ cho Bổn Phận, khi mà lòng tôn kính e dè ăn sâu vào tâm não quốc gia, nhạc đó gợi nên một lòng thông cảm đặc biệt. Nó cho phép có một chút vui đùa trong khung cảnh nghiêm khắc, như cho trẻ con được chơi trò vào chủ nhật miễn là trò chơi có liên quan đến tôn giáo. Sự nhượng bộ nhỏ bé này khi chuyển sang bàn ghế biểu lộ qua chiếc quạt của Nhật, hoa giả và những vật trang trí khác.
Nói chung thì tất cả những bài hát chân thực có khuynh hướng gợi nên lòng thiện cảm, cho sự cân bằng, và hỗ trợ mặt êm ái hơn của sự sống. Khi bài hát có đặc tính thiên thần, chúng gợi nên lòng thiện cảm và yêu mến nét đẹp của thiên nhiên.

Jazz
Nhạc Jazz quả thật do tà lực gợi nên và sau khi loại nhạc này lan tràn, ta thấy có sự suy đồi rất đáng nói về mặt đạo đức tình dục. Khi trước phụ nữ hài lòng với sự tán tỉnh nhẹ nhàng, ngày nay một số đông không ngừngcó những cuộc phiêu lưu tình dục, và do vậy biến đam mê tình dục thành một loại sở thích. Thời nay nhạc Jazz là tác nhân gây ra sự nhấn mạnh quá độ về tình dục, có thái độ sai lầm về việc ấy. Nhịp chỏi trong nhạc, việc hoàn toàn không có yếu tố nhạc thanh cao hơn, khiến thần kinh con người bị kích thích cao độ và làm giảm khả năng tự chủ của họ.Nó sinh ra cảm giác lâng lâng giả tạo, sức chịu đựng không có thật, khao khát không thể thỏa mãn, kết quả là phản ứng đạo đức và thể chất hư hại.
Trong khi loại nhạc khiêu vũ trước đây có sự hòa hợp, gợi nên cảm tình êm ái hơn, nhạc Jazz với nhạc cụ kèn trống chát chúa điếc tai, làm sôi nổi lòng người, điên dại và đắm say, làm nhân tính con người đi ngược trở về bản năng sơ khai của giống dân. Bởi nhạc Jazz ở cao điểm của nó có tính rất giống nhạc của người man dại bán khai. Một hệ quả khác nữa của nhạc Jazz còn thấy qua việc tăng mạnh mẽ lòng ưa chuộng điều gì kích thích cảm xúc .
Nhạc Jazz tự nó đã rất sôi nổi, công chúng càng lúc càng đòi hỏi có ‘hào hứng’ trong kịch nghệ, và lòng ưa thích kịch chỉ liên can đến tội phạm, trinh thám và sự tàn bạo. Điều này cũng thấy trong chuyện tiểu thuyết giật gân, vì nhiều sách loại ấy được tung ra và bán với số lượng lớn. Triệu chứng khác của sự ưa thích cảm giác mạnh, là việc đấu quyền Anh tranh giải được lan rộng với sự hào hứng quá đáng.
Một trong những ảnh hưởng tích tụ của Jazz là nhạc kích động Rock ‘n roll, và hành vi điên loạn, cuồng dại của giới trẻ tôn thờ thần tượng, biểu lộ nơi các thiếu nữ hướng tới những nam ca sĩ đẹp trai và sự trình diễn của họ. Lại nữa, chuyện tình dục hóa phổ thông đến mức trên trang báo gần như lúc nào mở ra cũng có hình thiếu nữ hầu như là khỏa thân. Thêm vào đó, tính chất thô bỉ của nhạc Jazz hợp với các tính chất khác của nó cho ra các ảnh hưởng thô lậu, và ngày nay chúng ta sống trong thời đại thô tục.
Những điều này không muốn nói là các Chân sư xem tình dục tự nó xấu xa, mà sự quá độ và ích kỷ về tình dục mới là điều xấu. Nhạc Jazz có khuynh hướng tạo nên chuyện đó, và điều may mắn là không phải ai cũng bị tác động như vậy. Để tránh hiểu lầm về mặt này, ta cũng nên ghi rằng một trong các Chân sư cho biết trọn thái độ về tình dục thấy trong thời đại của Thiên Chúa giáo là sự sai lầm, và do thánh Paul gây ra. Khi đức Chúa lập ra Thiên Chúa giáo, Ngài không hề chủ ý có thái độ tai hại như thế đối với hành động tự nhiên là tình dục. Ta nói tai hại vì thái độ ấy gây ra sự tan nát cửa nhà, ly dị, tự tử, sát nhân, đấu gươm đấu súng, và sự đau khổ lớn lao.
Mà kết quả là gì ? Thay vì có sự nổi loạn chống lại chính thái độ vô lý, không khoan dung và không có lòng nhân, một số đông giới trẻ lại nổi loạn chống lại ý tưởng có bất cứ bó buộc nào về tình dục, và như đã trình bầy, hình thức mới của loại nhạc thời bán khai của giống dân đóng một vai trò trong cuộc nổi loạn chống đối này.
Người ta sẽ hỏi “Thế tại sao các đấng Cao cả lại cho phép nhạc Jazz xuất hiện ?” Hỏi vậy thì giống như câu hỏi to tát khác “Tại sao Thượng đế lại cho phép có điều ác trên đời ?”, và câu trả lời đầy đủ sẽ là cuộc thảo luận dài, tuy nhiên ta có thể đưa ra vài manh mối.
Nếu ta chỉ có thể nhìn hay hiểu được vài phần riêng rẽ của Thiên Cơ, những phần ấy mỗi cái có thể xem như là xấu xa, nhưng khi nhìn chung với toàn thể thì thực ra chúng là điều tốt lành. Trong cuộc tiến hóa tinh thần của giống dân, điều cần thiết là cả người nam và người nữ có được sự tự chủ đúng mức vì điều ấy đúng, mà không  phải vì lý do nào khác. Trong thời Victoria thế kỷ 19, phụ nữ bị lề thói xã hội ràng buộc và không được tự do chọn là họ dùng sự tự chủ hay không; họ bị ép buộc phải đè nén đam mê của mình, bằng không sẽ chịu hệ quả mà họ không dám đối đầu.
Tuy nhiên ở thời đại này, điều kiện thay đổi nhiều tới mức giới trẻ có cơ hội để thỏa mãn tình dục nếu muốn, mà không sợ bị khám phá.Thế nên họ có chọn lựa là sẽ học có tánh tự chủ hay không. Điều này cho ta trả lời câu hỏi là tại sao những bậc Cao cả lại cho phép nhạc Jazz lan tràn, ấy là vì nhạc Jazz có khuynh hướng làm cho bài học trên khó hơn, kết quả là việc học nó dễ đưa tới sự tiến hóa tinh thần.

Trích: The Influences of Music throughout the Ages. Cyril Scott.