VỀ HIỆN TƯỢNG

 

 

Trong loạt chuyện về HPB đang đăng trên PST, ta thấy những năm đầu của Hội tại Hoa Kỳ và rồi tại Ấn bà có làm nhiều hiện tượng. Dần việc ấy bớt hẳn đi và đến năm 1888 có người thắc mắc là sao không còn nghe thấy nói đến chúng, phải chăng 'thời đại của phép lạ' đã qua ?
HPB trả lời.

Có vẻ như bạn đề cập tới hiện tượng huyền bí. Chúng không cho ra kết quả mong muốn nhưng không là phép lạ theo bất cứ nghĩa nào. Chuyện được cho là ai thông minh, nhất là ai có tinh thần khoa học, sẽ ít nhất nhận ra sự hiện hữu của một ngành nghiên cứu và tìm hiểu mới thật thú vị, khi họ được chứng kiến những kết quả vật chất được tạo ra theo ý mà không giải thích được. Người ta cũng cho là các nhà thần học sẽ hoan nghênh chứng cớ hết sức cần trong thời đại không có hiểu biết này, rằng linh hồn và tinh thần không phải chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng của họ, mà đúng ra là những thực thể có thật như thân xác và quan trọng hơn nhiều. Các mong ước ấy đã không thành, hiện tượng bị hiểu lầm, diễn giải sai lạc về cả bản chất và mục đích của chúng.
Từ kinh nghiệm này, giải thích về tình trạng không may hiện giờ là chuyện không khó. Cả khoa học lẫn tôn giáo không nhìn nhận sự hiện hữu của điều huyền bí hiểu theo nghĩa và theo cách dùng trong MTTL, tức muốn nói có một cõi siêu vật chất, không phải siêu nhiên, chịu sự quản trị của luật lệ. Cũng như họ không nhìn nhận có những quyền năng ẩn tàng trong con người.
hientuongBất cứ sự can thiệp nào với thông lệ hằng ngày của thế giới vật chất, được tôn giáo gán cho ý muốn vô chừng của ai hoặc tốt hoặc xấu thuộc cõi siêu nhiên mà con người không thể bước vào, và không chịu luật lệ nào chi phối hành động cũng như con người của họ; và nếu muốn biết về ý định của nhân vật ấy, người trần hoàn toàn lệ thuộc vào sự liên lạc được gợi hứng do một trung gian đáng tin chuyển đi, tức đồng cốt.
Khả năng tạo điều gọi là phép lạ luôn luôn được xem là bằng cớ đúng đắn và đủ để gọi ai đó là thiên sứ, và thói quen trí não xem bất cứ quyền năng huyền bí nào theo nghĩa này vẫn còn quá mạnh, nên bất cứ việc gì do quyền năng như vậy sinh ra được cho là 'phép lạ', hay có lời tuyên bố như thế. Ta không cần phải nói là cách nhìn như thế về chuyện lạ lùng thì đối nghịch hẳn với tinh thần khoa học của thời đại, cũng như thực tế thì đó không phải là chủ trương của ai thông minh hơn trong nhân loại chọn lúc này. Thời nay,  khi thấy chuyện lạ lùng xẩy ra, cảm nghĩ gợi lên trong tâm trí không còn là óc tôn kính và bái phục, mà là tánh hiếu kỳ.
Hiện tượng huyền bí đã được làm với hy vọng gợi nên và sử dụng óc tò mò. Người ta tin là việc sử dụng các lực thiên nhiên nằm bên dưới bề mặt - cái bề mặt của sự vật mà khoa học tân thời chỉ mới cào nhẹ và thăm dò thật chuyên cần, hãnh diện - sẽ đưa tới việc tìm hiểu về bản chất và luật của các lực tuy khoa học chưa biết nhưng khoa huyền bí học đã biết trọn vẹn.
Quả đúng là hiện tượng khích động óc tò mò trong trí ai chứng kiến, nhưng không may óc tò mò này trong đa số trường hợp là loại thờ ơ. Phần lớn ai chứng kiến sinh ra lòng ham muốn vô độ đối với hiện tượng, mà không có ý muốn gì về việc học hỏi triết lý hay cái khoa học mà đối với chúng, sự thật và quyền năng của hiện tượng chỉ là điều không đáng, và có thể nói là sự diễn giải tình cờ mà thôi. Chỉ trong vài trường hợp ta mới thấy óc hiếu kỳ làm sinh ra ý nghiêm chỉnh muốn nghiên cứu chính triết lý và khoa học, chỉ để biết thêm về chúng.
Kinh nghiệm dạy những người lãnh đạo phong trào là đại đa số tín đồ Thiên Chúa giáo tuyệt đối có tâm trí và thái độ định sẵn – là kết quả của bao thế kỷ chịu sự giảng dạy mê tín dị đoan – không muốn bình tâm xem xét hiện tượng như là chuyện tự nhiên xẩy ra có luật lệ quản trị. Giáo hội Công giáo La mã theo sát truyền thống của họ và không nhận xem xét bất cứ hiện tượng huyền bí nào, với cớ chúng hẳn phải là việc làm của quỉ dữ, bất cứ khi nào hiện tượng xẩy ra bên ngoài phạm vi của họ, vì giáo hội cho rằng mình có độc quyền hợp pháp về phép lạ đúng cách.
Phái Tin Lành bác bỏ việc quỉ dữ can thiệp vào chuyện riêng của người trần ở cõi phàm, nhưng vì không hề nói gì đến phép lạ, nó làm như có chút hồ nghi không chắc khi gặp phép lạ thì mình biết ấy là phép lạ đúng thực hay không; và bởi giống như giáo hội Công giáo La mã, không thể mường tượng ra vùng trời hợp lý mở rộng bên ngoài giới hạn của vật chất và lực mà chúng ta biết trong tình trạng tâm thức hiện nay của ta, phái Tin Lành không dự vào việc học hỏi hiện tượng huyền bí, nại cớ rằng chúng nằm trong lãnh vực khoa học hơn là tôn giáo.
Nào, khoa học có phép lạ của nó giống như tòa thánh La Mã, nhưng bởi nó hoàn toàn phải dựa vào dụng cụ để sinh ra phép lạ, và bởi nó tuyên bố biết hết mọi luật lệ trong thiên nhiên, ta khó mà mong khoa học có thiện cảm với 'phép lạ' là chuyện không cần dụng cụ trong phòng thí nghiệm để tạo ra, và do tác động của các lực với luật mà khoa học không biết chút gì. Hơn thế nữa, khoa học tân thời gặp trở ngại là xem việc nghiên cứu chuyện huyền bí đáng xấu hổ như nghiên cứu tôn giáo; bởi trong khi tôn giáo không thể nắm được ý về luật thiên nhiên áp dụng vào vũ trụ siêu giác quan, khoa học không cho phép có sự hiện diện của vũ trụ siêu giác quan nào mà luật không thể được áp dụng. Cũng như nó không chịu nhận là có thể có trạng thái tâm thức nào khác hơn tâm thức hồng trần ta đang biết.
Vì vậy, khó mà mong là khoa học chịu đảm nhận công việc nó được kêu gọi làm với lòng hăng hái và sốt sắng; thực vậy làm như nó cho là phải xem nhẹ hiện tượng của huyền bí học như đã coi thường các phép lạ thiêng liêng. Thành ra khoa học lập tức điềm nhiên gạt bỏ hiện tượng, rồi khi bắt buộc phải cho ý kiến, nó không ngần ngại, không có xem xét và dựa trên lời nói không căn cứ, cho đó là dùng dụng cụ để lường gạt.
Các hiện tượng được trưng ra không là gì ngoài thí dụ của khả năng hết sức tự nhiên, dùng những lực chưa được nhận biết đối với vật chất, do vài nhân vật có quyền năng đã đạt mức hiểu biết rộng, cao về vũ trụ hơn khoa học gia và nhà thần học … Tuy nhiên quyền năng này ẩn tàng trong tất cả mọi người, và theo với thời gian có thể được bất cứ ai sử dụng, ai chịu tìm tòi để có hiểu biết và tuân theo những điều kiện cần thiết để phát triển chúng.
Dầu vậy, trừ vài thí dụ riêng lẻ và đáng trọng, nó chỉ được xem như  là việc làm của ma quỉ, hay trò lường gạt thô bỉ, hay do hồn ma tạo ra trong buổi cầu hồn, thu hút sinh lực của người đồng và khách đến dự. Không phải lịch sử tôn giáo dạy ta rằng con người có thể trở thành thú vật độc ác không biết lý lẽ khi thành kiến mà họ ôm ấp bị đụng chạm, và không phải lịch sử về nghiên cứu khoa học dạy rằng người biết nhiều có thể xử sự như ai dốt nát khi bị chất vấn về sự thực trong lý thuyết của họ sao ?
Huyền bí gia có thể tạo ra hiện tượng, nhưng họ không thể cho thế giới não bộ, hay sự thông minh và niềm tin cần thiết để hiểu và quí chuộng hiện tượng. Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi có lời đưa ra là hãy bỏ qua hiện tượng, và để cho các ý tưởng của Theosophy được phán xét bằng chính giá trị của chúng.

Tham Khảo:
- HPB Collected Writings, vol IX. p. 45 - 50.