HAI CON ĐƯỜNG
Nói cho sát thì không có sự phân biệt giữa huyền bí gia (occultist) và thần bí gia (mystic). Nơi người đã phát triển mọi mặt thì trí não và con tim phải có sức hoạt động ngang nhau, tuy nhiên trong không gian và thời gian và trong cuộc tiến hóa, mỗi cá nhân trong một kiếp có khuynh hướng là một trong hai điều – trí não hay con tim – sẽ nổi bật hơn. Có điều ấy chỉ vì ta không nhìn thấy trọn sự việc và do vậy nhận xét là có những phân biệt tạm thời như thế.
Trong một kiếp người ta có thể thiên về trí não và đối với anh, con đường của lòng Từ sẽ không thích hợp. Anh thấy vấn đề là làm sao để biết được Thượng Đế, và diễn giải hiểu biết ấy thành tình thương cho vạn vật. Như vậy, thương yêu có trách nhiệm, biểu lộ như là phận sự đối với nhóm và gia đình là con đường ít trở ngại nhất cho anh; còn thì tình thương bao trùm, tỏa ra cho muôn loài vạn vật sẽ đến với anh khi phát triển thêm hiểu biết về Thượng Đế, nhưng ấy sẽ là một phần trong sự phát triển của anh vào một kiếp khác.
Con người chỉ tiến lên được những mức cao ở cõi trí và có chứng đạo cao hơn, khi con đường Hiểu Biết được thêm vào con đường Tình Thương; khi con đường của sự sáng hợp với con đường của sự sống. Khi chưa được vậy, người ta có thể có được vài sự mở rộng tâm thức, có chứng đạo ở cõi tình cảm và hạ trí, có một số khải thị nào đó và vì thế, cảm được sự an lạc, nhưng có cảm nhận khác nhau. Trái Tim dẫn dắt con đường này, Trí Tuệ con đường kia.
Để trả lời dứt khoát thì con đường của nhà huyền bí học và hiền triết là sự hiểu biết; con đường của tình thương là của nhà huyền học và thánh nhân. Con đường của trí tuệ hay quả tim không tùy thuộc vào cung, bởi người ta phải trải qua cả hai. Nhà huyền học trở thành nhà huyền bí học, nhà huyền bí học chân chánh đã từng là nhà huyền học thánh thiện. Nó có nghĩa hiểu biết thực sự là tình thương sáng suốt vì đó là sự hòa hợp của trí tuệ và lòng hiến dâng. Con người cảm nhận sự hợp nhất với muôn loài trong tim, và rồi phải dùng hiểu biết để áp dụng cảm nhận này một cách thông minh vào cuộc sống.
Nhận ra khuynh hướng, mục đích của sự sống là việc làm có giá trị hàng đầu, và biết khi mục tiêu của riêng một kiếp nào là con đường trí tuệ hay quả tim cũng có giá trị lớn lao y vậy. Tuy nhiên người ta cần có ở đây óc phân biện tinh thần sâu sắc, kẻo huyễn tưởng có thể quyến rũ ta vào con đường trì trệ. Với lại cũng cần xét tới động cơ khi chọn đường này hay kia. Ta nên có động cơ chính đáng mà không phải bị thúc đẩy do:
– Có tự ti mặc cảm.
– So sánh với việc làm của người bạn bên cạnh để rồi sinh lòng ghen tị.
– Hoặc có sự tự mãn hài lòng và không còn muốn có hoạt động.
Nói chung cho người chí nguyện, ta có thể có giả dụ đúng là trong quá khứ họ thiên nhiều về con đường tâm, và trong kiếp này việc phát triển trí năng có tầm quan trọng hàng đầu.
Theo: A Treatise on White Magic, A.A. Bailey