1001 CHUYỆN 34

1001 Chuyện

Trở Về Mục 1001 Chuyện 

 

Em có thắc mắc, tại sao tên các Chân sư thường chỉ viết tắt như K.H. hay M. Sao không viết nguyên tên của các ngài ?
– Có một số lý do. Thứ nhất là do lòng kính trọng, thứ hai là tỏ ý tôn trọng sự riêng tư. Danh tính một ai có sức mạnh của nó, chắc chắn cưng không thích bị kêu tên mình nhiều lần trong ngày, và ngày này sang ngày kia không dứt. Thành ra tên được viết tắt là vậy, tuy cách tốt hơn nữa là nhắc đến tên ít chừng nào hay chừng ấy, và tốt nhất là hoàn toàn không đề cập đến tên. Cưng có để ý là tuy trong Hội có niềm tin mạnh mẽ về các ngài mà bất đắc dĩ lắm mình mới nói đến các Chân sư, và chỉ dùng tên tắt ?
– Phải đó, mà chỗ khác thì không tế nhị, nhiều trang web bàn về các ngài rất tự dovới lắm chi tiết. Có nên làm vậy không ?
– Nói về tên thì đúng ra ta không biết tên thật các ngài mà chỉ biết tên hiệu. Thí dụ 'Morya' là tên được Chân sưdùng vì đó là họ của hoàng tộc mà ngài có liên hệ khi xưa.
Việc tránh gọi tên còn vì lý do hiển nhiên khác. Thử nhìn sự việc như thế này. Gia đình có cha mẹ, con cái lớn nhỏ. Cha mẹ bận rộn thì người con giúp cha mẹ nhiều nhất là người biết nhìn ra công chuyện phải làm, lẳng lặng làm việc đó không cần cha mẹ thúc giục hay chỉ bảo. Con càng có ý thức trách nhiệm, có nhiều khả năng thì càng giúp được cha mẹ hữu hiệu. Ngược lại, con nhỏ và khờ dại sẽ khiến cha mẹ phải chú ý tới chúng nhiều hơn và mất đi thì giờ quí báu, cũng như không làm được các việc họ dự tính làm vì phải lo cho con.
Sang mối liên hệ giữa vị Chân sư và đệ tử trong Ashram ta thấy có phần nào tương tự. Ý đầu tiên nói rằng Ashram là tâm phụng sự, là nơi để vị Chân sư thực hiện phần việc của ngài trong Thiên cơ, đó là nơi chính yếu để làm việc, bận rộn, mà không phải là nơi con người được chỉ dạy để có phát triển cá nhân. Có điều ấy nhưng nó là chuyện phụ. Bởi vị Chân sư rất đa đoan công chuyện nên người đệ tử hữu dụng là ai ít làm phiền ngài nhất, không mỗi chút mỗi gọi xin được chỉ bảo mà tự họ biết gánh nặng của Thầy, nỗ lực phát triển chính mình để có thể san sẻ trách nhiệm, làm bớt gánh nặng thay vì làm nó khó khăn hơn khi khiến Chân sư phải chú ý tới họ. Lẽ tự nhiên trên thực tế vị Chân sư sẽ cẩn thận chọn những ai có thể giúp ngài làm cộng sự viên, mà không phải những ai gây cản trở cho việc làm của ngài.
– Tức là ai biết làm việc mà không phải ai kêu gọi ngài không cần thiết ?
– Chính thế.  Sự thầm lặng làm tròn công chuyện của mình là dấu hiệu của ai trưởng thành  về mặt tâm linh, và chuyện nói rằng đệ tử cao cấp thường chỉ gặp Thầy một năm một lần vào dịp lễ Wesak, bởi giống như ngài họ cũng hết sức bận rộn.
Vậy thì ở mức thấp nhất là PST (!) mình cũng nên học theo điều ấy, và không bàn đến Chân sư và đệ tử nhưlà chuyện tào lao. Một lý do khác nữa của việc tránh nhắc đến tên các Chân sư là các ngài không nên là mục tiêu cho mình chú tâm vào, mà đó phải là Chân nhân của mỗi người. Bởi đích nhắm sau cùng trên con đường phát triển tâm thức là hòa hợp với Chân nhân, ta trở thành là Chân nhân; cũng như nói cho sát thì phần việc của Chân sư là chỉ cho ta thấy Chân nhân và hướng ta tới đó mà không phải tới ngài.
Tới đây có câu chuyện thiền đáng chú ý về điều mình đang nói là Chân sư và Chân nhân. Yogananda là một đạo sư nổi tiếng hồi thế kỷ trước. Trong một buổi thiền với các môn sinh, có người nhậy cảm thấy hào quang của ông sáng rỡ khác lạ nên biết là Thầy đang chìm đắm vào trạng thái cao hơn mọi lần. Những môn đệ khác dường như không nhận ra thay đổi ấy nên xong buổi thiền thì họ lặng lẽ xếp hàng rời thiền đường, chỉ còn lại người bạn với Yogananda.  Sau một lát Yogananda trở lại tâm thức bình thường rồi chậm chạp mở mắt ra. Người bạn mới tiến đến gần và hỏi.
– Thầy vừa từ cõi cao trở về phải không ạ ?
Yogananda gật đầu tỏ ý xác nhận. Môn đệ này hỏi tiếp.
– Thầy có hoàn toàn hòa làm một với Thượng đế không ?
Yogananda đáp.
– Phải, ta thành là một với Thượng đế.
Môn đệ muốn biết thêm.
– Vậy khi Thầy hòa hợp làm một với Thượng đế thì chuyện gì xẩy đến cho Yogananda ?
Anh muốn biết là cá nhân của Yogananda có tan biến mất vào giây phút hòa hợp với thiêng liêng, điều mà nhiều người thắc mắc khi tâm thức nâng cao.
Yogananda lặng thinh một chốc rồi nói nhỏ.
– Khi ta hòa trọn vẹn vào Thượng đế thì Mukunda vẫn còn là Mukunda.
Đây là câu trả lời làm môn đệ ngạc nhiên vì anh không dè, bởi Mukunda là tên hồi còn nhỏ của Yogananda trước khi ông thành tu sĩ. Câu trả lời được xem là rất đáng chú ý, và có người cho rằng không chừng đây là lời khẳng định thần bí quan trọng nhất mà Yogananda thốt ra, nó muốn nói ngay ở trạng tháitinh thần cao tột nhất, chúng ta cũng vẫn giữ lại tính chất cá biệt chính yếu của mỗi người. Hay nói một cách khác, khi giác ngộ ta được tất cả và không mất chút chi. Giọt nước hòa vào biển cả nhưng không mất mà vẫn còn giữ sự cá biệt của nó.
Người ta có thể hỏi vậy làm sao có thể gọi là ‘hòa tan’ ? Thắc mắc cho thấy là khi bàn về thiền thì không thể thấu triệt nếu chỉ dùng trí năng để tìm hiểu,  cũng như lời nói bất lực không diễn tả được kinh nghiệm tâm linh, và chỉ ai đã có trải qua sự hòa tan, tan biến vào Sự Sống mới biết đó là gì, và xác nhận lời của Yogananda. Niết Bàn hay Nirvana vì vậy không phải là sự tịch diệt mà là sự hòa tan này, hay có thể nói đó là sự tịch diệt của cái ngã khi hòa vào Đại Ngã.
Trong các học trò khi ấy của Yogananda, môn sinh này có tiếng là hết sức độc lập. Một buổi sáng khi Yogananda đi dạo quanh ashram, anh nhận ra hào quang của ông chói sáng như trong buổi thiền ở trên.Biết là Yogananda đang có thần thức cao, anh lập tức đi tới trước mặt Thầy và sụp lạy dưới chân đạo sư.Quen tính bạn không bao giờ xử sự như vậy, các môn sinh khác hỏi.
– Sao anh làm thế ?
– Này bạn, tôi sụp lạy điều chói lọi bên trong Thầy.
Cưng để ý ở đây, câu hỏi được nêu ra ở mức tâm thức này, và câu trả lời chỉ về tâm thức kia khác nhau.
– Nghĩa là hai bên không nói cùng một chuyện ? mà đó là hai tâm thức gì ?
– Người đặt câu hỏi chỉ thấy hai cái tôi, hai phàm ngã, người sấp mình dưới đất và Yogananda và cảu hỏi nhắm đến hai phàm ngã ấy. Người trả lời ở mức tâm thức của chân ngã, nó nhận ra sự biểu lộ của chân ngã nơi Yogananda nên khiến phàm ngã mình sụp lạy chân ngã hay thiêng liêng nơi  đạo sư, mà không phải là sụp lạy cá nhân ông.
– Tức là một đằng nói về cái bên ngoài, và đằng kia nói về cái bên trong ? Lộn tùng phèo vậy có chắc là người trước hiểu câu đáp của người sau ?
– Mình không biết và có thể để chuyện đó qua bên. Bài học ở đây là khi bàn về chuyện tâm linh, thì một câu nói có nhiều dụng ý mà tùy mức phát triển người ta sẽ hiểu nó theo các ý nghĩa khác nhau. Người hỏi thấy thầy và trò, người đáp nói đến tính thiêng liêng hơn là phương tiện mà qua đó thiêng liêng biểu lộ.
Tiếp tục về hai ý Chân sư và Chân nhân, khi ai đó muốn cá nhân họ được tôn kính...
– ... thì mình chạy cho xa ?!
– Chính thế, mà tại sao ?
– Tại vì đó là dấu hiệu bậc thầy không chân chính, thay vì hướng môn đệ vào Chân nhân của riêng họ, người thầy này lại muốn môn sinh hướng tới mình. Nhưng em lại có cách suy nghĩ khác, vị Thầy đúng nghĩa - không cần nói tới các đấng cao cả, chỉ cần nói về liên quan thầy trò ở đời thường - sẽ muốn học trò tiến bộ, phát triển có thể vượt qua chính mình, vậy đòi hỏi trò phải tôn thờ thầy là không hợp lý, và nó lại càng sai lầm khi áp dụng vào chuyện tinh thần. Nói tiếp đi, vị Chân sư lựa chọn đệ tử bằng cách nào ?
– Có một số cách, kể sơ như sau.

1. Ngài tìm xem ngọn lửa trong tâm người bạn - là kết quả của nỗ lực khôn ngoan muốn phụng sự, suy nghĩ và thực hiện - có cháy với ánh sáng ngày càng tăng. Để cho cưng một thí dụ, PST nhận được thư của bạn đọc tỏ ýmuốn nhận báo giấy PST và viết thêmEm là nữ, biết tiếng Anh, có khả năng ngôn ngữ. Nếu quý anh chị thấy báo cần thêm người tham gia việc gì đó thì em rất vui được đóng góp phần của mình. Đây là biểu lộ cho ước muốn phụng sự mình nói tới.
Dấu hiệu có nỗ lực là điều quan trọng, vì  một việc người chí nguyện phải làm là trang bị tình cảm và trí tuệ cho mình, cùng ý thức và chứng tỏ là họ có điều chi đó để đóng góp vào nhóm mà họ liên kết về mặt bí truyền. Thử nghĩ xem, sách vở nhấn mạnh quá nhiều đến việc ta sẽ nhận được chi khi thành đệ tử, mà quên nói rằng muốn đạt tới vị thế đó trước tiên một người phải có thể đóng góp đôi điều, thêm vào vẻ mỹ lệ của nhóm, vào phương tiện mà vị Chân sư tìm kiếm để phụng sự nhân loại.
Trang bị này có được bằng hai cách.
● Do học hỏi và ứng dụng hai thể tình cảm và trí.
● Do việc dùng hai thể này để phụng sự ở cõi trần, nhờ đó chứng tỏ với Thiên đoàn  là họ có gì đó để cho ra. Họ phải chứng tỏ ước muốn của mình là  người mang lại lợi ích và phụng sự, thay vì có ý chiếm đoạt và thủ đắc cho riêng mình. Ý nhằm thủ đắc để cho ra phải là động cơ cho những lý tưởng của họ bắt được khi tham thiền, và cho sự gợi hứng tuôn tràn từ những cõi cao với điều sau này là kết quả của việc tham thiền huyền bí.
Vậy khi ngỏ lời  muốn đóng góp ở trên, người bạn cho thấy đã nhận biết ý này, và như vậy đi đúng hướng.
Kế tiếp, về phần vị Chân sư ngài để ý xem ngọn lửa ấy có bị che dấu và mờ nhạt do các xoáy lực ở cõi tình cảm và hình tư tưởng về sự thù nghịch cá nhân, tham vọng cùng lòng ganh tị. Khả năng làm chủ tình cảm và làm việc ở cõi trí là yếu tố quan trọng khi Chân sư tìm người cộng tác với ngài.
Không cần phải nói, ai có tâm thức nhóm, nhìn vấn đề ở mức độ thế giới tuy làm việc trong phạm vi của mình, sẽ cảm biết và được thu hút nhiều hơn về công việc của Thiên đoàn. Nói khác đi các ngài xem xét mức ảnh hưởng của một người với đồng loại chung quanh, tức mức hữu dụng của họ. Nhắc lại thì ảnh hưởng này còn được gọi là sức thu hút hay bán kính tâm linh của một người, và điều này dẫn ta đến một ý khác ghi rằng chuyện đáng nói không phải là cưng ở đâu mà cưng là gì, và ấy mới là điều quan trọng. Một người có thể sống một cách lặng lẽ mà phát ra lực tinh thần và có  minh triết sống động sẽ có thể phụng sự khối đông. Người như vậy phụng sự mà không cần có tiếp xúc hằng ngày với thế giới bên ngoài, từ trong tâm họ làm việc bằng ngòi bút, tư tưởng, viết bài, chỉ ở chỗ của họ.
Hình ảnh cây đại thụ làm rõ nghĩa ý này, ở mức độ của nó cây to làm tròn vai trò của mình trong sự sống chung bằng cách , cây có tính  Be-er hơn là làm Do-er. Một cái cây khi phát triển đúng mức sẽ gợi nên bao ý khi ta nhìn vào cây, nó tỏa ra sự vững chãi, cho cảm giác an tịnh tức làm việc về mặt vô hình, chưa kể đến mặt hữu hình là cho bóng mát và lọc không khí bằng cách thu lấy CO2 rồi thả ra O2..
Đó là cái cây, với con người ý 'là' còn có nghĩa 'trở thành' và thiền giải thích nó rất rõ.Khi thiền, ta được dạy là ngừng hoạt động trí não một chốc, thay vào đó hãy tập cảm biết - feeling nhiều hơn. Sai lầm hay thấy là khi thiền về tình thuơng, người ta nói trong lòng 'Thương, thương !' thay vì thực sự cảm biết có tình thương trong tim, với mức chót là trở thành tình thương đó. Cách đúng là tập mở rộng tâm hồn, tỏa lớn hào quang hay bán kính tâm linh để tuôn tình thương và bao trùm, đem được càng nhiều người vào tâm, vào bán kính của mình hơn. Diễn biến là  ta hướng và trụ tư tưởng thuơng yêu vào điều gì hay ai mà ta thực sự, thực lòng thương yêu; khi tim bắt đầu chói sáng và mở to, ta dùng ý chí làm lan rộng hào quang ra xa.

2. Chân sư tìm xem một người có duy trì nguyên lý cao khi đối đầu với phàm ngã những ai mà anh tiếp xúc nhưng vẫn giữ được tình thương đối với họ. Tức một người có thể nêu rõ nguyên lýtinh thần mà vẫn thương yêu mọi ai khác, không thay đổi nguyên lý và cũng không sinh lòng ghét bỏ khi ai khác xử sự không đúng với nguyên lý mà anh tin theo. Thái độ này quan trọng hơn ta tưởng cũng như khó thấy trong thời đại hiện nay, nhưng ấy là người mà các ngài có thể dùng.
Vì vậy lời khuyên là ai muốn phụng sự hãy làm vậy với viễn kiến rõ ràng, mục tiêu ngay thẳng, và có hành động vững vàng không lạc hướng. Ta được khuyên có sự kiên tâm và nhẫn nhịn đối với ai chọn sống theo nguyên lý thấp, hy sinh lợi ích chung cho tư lợi và dùng phương tiện không chính đáng.
– Gặp trường hợp như thế thì phải làm sao ?
– Cưng giữ vững nguyên lý như đã nói là thương yêu, chăm lo và sẵn sàng trợ giúp, vì họ sẽ vấp ngã trên đường và luật sẽ tác động. Khi ấy, hãy đứng sẵn để nâng họ lên và chỉ cho họ cơ hội phụng sự, vì làm việc cho lợi ích chung là thầy dạy và là điều chữa lành lớn lao.

3. Tính cách khác vị Chân sư còn muốn thấy nơi người chí nguyện là óc uyển chuyển, thích nghi. Ta đang bước vào tân kỷ nguyên với những lực mới tràn vào cuộc sống, và lực từ lâu mà con người quen thuộc đang rút đi với ảnh hưởng của chúng...
– Thí dụ như điều chi ?
– Nói về tôn giáo thì đó là lòng sùng tín đang mất dần ảnh hưởng, về chính trị thì ý thức nhân quyền, nữ quyền ngày càng lan rộng khiến cho xã hội được cải thiện hơn. Ta đang sống trong buổi giao thời thì óc thích nghi được biểu lộ qua việc con người có hành động và chuyển hóa sang những giá trị mới, tổng hợp các lực cho chu kỳ mới và nhìn ra nhu cầu thời đại. Khả năng làm được vậy cho người ta đặc ân làm kẻ mở màn cho kỷ nguyên mới.
Sự uyển chuyển còn muốn nói đi kịp với thời đại, đón nhận các chỉ dạy mới và hòa hợp nó với những chỉ dẫn đã đưa ra trước đây, điển hình là một số hội viên gặp khó khăn với giáo huấn trong sách A.A. Bailey, không kết hợp được những hiểu biết trong các sách này với tài liệu quen thuộc trong hội.

4. Trên hết thẩy, ngài tìm xem cầu nối từ chân nhân con người đi qua cái trí xuống não bộ rộng tới mức nào. Một đường nối rộng cho biết người bạn có thể được dùng cho việc làm của ngài, nó chứng tỏ khả năng có được tâm thức cao cũng như đã phát triển trí năng đến mức làm họ hữu dụng. Khi một ai có khả năng, năng lực thì Chân sư hân hoan đón nhận họ làm việc.
Tuy vậy nhiều lúc việc thâu nhận bị diễn giải theo góc cạnh sai lầm, nhấn mạnh điều không đáng hay chỉ dẫn ngược lại các điểm trên. Một người không nên đi tìm Chân sư vì muốn có năng lực, mà người ta sẽ tìm thấy ngài khi đã tạo hay rèn luyện cho mình có khả năng, cái khả năng làm họ hữu dụng cho công cuộc chung và có thể mở rộng thành quyền năng của linh hồn nếu được chỉ dạy.
Điểm khác là óc lãnh đạo. Tư cách này được nói tới trong nhiều lãnh vực ngoài đời nhưng nó khác xa khi bàn chuyện tinh thần, nó không đến với ai mong đạt địa vị và thế lực, hay ai quan tâm tới điều kiện bên ngoài mà không thấy nguyên nhân bên trong, hay ai đặt tư lợi lên trước lợi ích của nhóm. Nó đến với ai không cầu mong gì cho cái ngã riêng biệt, ai quên mình vì lợi ích cho trọn khối.
Chuyện nữa cần đề cập là sự vâng lời huyền bí của trò đối với Thầy, có điều ấy hay chăng ? Ngày nay sự phát triển trí năng làm con người độc lập về mặt tư tưởng và không có hảo cảm với tính vâng lời, nhưng thái độ ấy có là do nhìn vấn đề từ góc cạnh sai lầm, hay do óc sùng tín đã nhấn mạnh điều không đúng từ nhiều thế kỷ qua ở phương tây. Nhìn về mặt tinh thần thì sự vâng lời được đòi hỏi là tuân theo Thiên Cơ, mà không phải sự vâng lời Chân sư, bất kể ai hay sách vở nào muốn nói chi. Sự vâng lời được đòi hỏi dựa trên việc ta nhìn nhận ngày càng nhiều về Thiên Cơ cho nhân loại, có được nhờ tham thiền, phụng sự, cùng tình thương tăng dần đối với người khác.
Như đã ghi, vị Thầy chân chính sẽ hướng dẫn ta nhận ra linh hồn của ta, vì linh hồn hay Chân nhân mới thực sự là Chân sư của mỗi người, vậy câu hỏi về sự vâng lời có thể được nhìn theo cách khác như là sự vâng lời của phàm nhân đối với Chân nhân, khi trí não của ta càng lúc càng nhậy cảm với ánh sáng, hiểu biết và ảnh hưởng của linh hồn. Trọn vấn đề về sự vâng lời huyền bí sẽ không được đặt ra nếu tương quan giữa phàm nhân và Chân nhân, hay giữ trò và Thầy được trọn vẹn và thiết lập vững vàng.
Tới đây có lẽ cần một chút giải thích. Trong thế giới của chân nhân hay nơi cõi của nó, mọi linh hồn thông thương với nhau, linh hồn này cảm biết chuyện xẩy ra cho linh hồn kia hay nói khác đi, các Chân sư là một vì các ngài sinh hoạt nơi đây. Vì lý do đó mà vài lần trong chuyện Vị Chân Sư đăng trên PST, lời cầu xin của nhân vật trong chuyện gửi tới Chân sư này lại được Chân sư kia đáp ứng, khi Vị trước vắng mặtvà Vị sau bắt được ý rồi làm thay. Cũng vì vậy mà khi càng nhậy cảm với ảnh hưởng của Chân nhân là càng nhậnra viễn kiến của Chân sư. Nói khác đi vấn đề có sự vâng lời hay không là do sự mù quáng và thiếu hiểu biết của người đệ tử.
Khi mối liên hệ được thiết lập ngày càng vững chắc, ta không có những ý kiến khác biệt về căn bản; mục tiêu của Chân nhân và phàm nhân hòa lẫn vào nhau; mục tiêu của người đệ tử và của vị Chân sư thành là một. Như vậy do giới hạn của mình mà người đệ tử có câu hỏi về sự vâng lời, cùng ý lo sợ là họ bị Chân nhân của mình và Chân sư đòi hỏi quá mức. Chính do con người còn bám vào quan điểm của cái tôi, lòng ưa thích hay không ưa thích của nó mà ta chống đối việc vâng lời. Lòng quí chuộng cái tôi và ý kiến của mình khiến ta e ngại, không sốt sắng thuận theo đề nghị của Chân sư.
Tới đây lại có một điểm khác cần lưu ý, đó là vị Chân sư chỉ có thể gợi ý, cho đề nghị mà không hề ra lệnh. Vị Chân sư không huấn luyện một nhóm người nam nữ thành đệ tử biết vâng lời, thực hiện ý nguyện và hoàn thành mục tiêu của ngài, mà ngài huấn luyện những người này để tới phiên họ trở thành Chân sư như ngài, và ngài không chút nào lãng quên mục tiêu đó.
Nếu  có khác biệt trong cách nhìn của Thầy và trò ấy lànhư mình đã nói ở trên, do một bên nhìn công việc hay vấn đề theo quan điểm tinh thần và bên kia theo cái nhìn trong ba cõi thấp.
– Vậy mình phải làm sao ?
– Chuyện đầu tiên là tập bước vào cõi của ngài là cõi tinh thần, sống và hành xử theo những giá trị của cõi đó thay vì cõi phàm trần. Cách sống như vậy sách vở đã nói nhiều nên mình không bàn thêm ở đây. Cưng phân biệt kỹ là mình nói cõi tinh thần mà không phải cõi tâm linh, vì có sự khác biệt lớn lao giữa hai cõi.  Thứ hai là tạo cho mình có nhiều hiểu biết và khả năng để phụng sự. Bàn về phụng sự thì có một luật lớn nói rằng ‘Ai cho ra tất cả, sẽ nhận được tất cả.’ Luật còn được diễn tả theo cách khác là ‘Ai không còn ao ước điều chi cho mình thì mọi điều sẽ tới với họ.’
Đa số người chí nguyện không biết luật ấy, và không cho ra trọn vẹn hay đầy đủ cho công việc chung, công việc của Thiên đoàn hay ai cần. Bao lâu chưa làm vậy là ta giới hạn sự hữu dụng của mình, và đó cũng là trách nhiệm. Chỉ dẫn ở đây là tập tánh vô hại harmlessness và lòng dâng hiến con người của ta - sức mạnh cơ thể và khả năng -  cho công việc của những đấng Cao Cả một cách tự nhiên không giới hạn. Khi ta tập sống vô hại trong tư tưởng, lời nói và hành động khi đó người chí nguyện sẽ có được tất cả những gì cần để làm việc của mình, và điều này cũng đúng cho nhóm người phụng sự.
Công việc của người chí nguyện là trở thành một tụ điểm của năng lựctinh thần...
– Bằng cách nào ?
– Bằng cách họ , nhắc lại thì điều quan trọng là cưng gì, là tình thương, sự hòa hợp hay là gì khác, mà không phải cưng ở đâu, ở ngoài ánh sáng hay bị che khuất không được ai biết tới mình. Khi thành tụ điểm nói ở trên, Thiên đoàn có thể sử dụng họ để giúp nhân loại ở khắp nơi, nhất là vào lúc có khủng hoảng. Việc thực hiện Thiên cơ có thể là ý thức nơi người chí nguyện và được thực hiện một cách thông minh, hay không ý thức nơi quần chúng đông đảo, đáp ứng lại với ấn tượng.
Công việc của vị Chân sư là gợi nơi người chí nguyện tình thương dâng hiến sâu xa, và ý thức về cơ hội đang tới để phàm ngã phai mờ dần trong tâm thức, và mối quan tâm của họ sẽ là:
● Tôi phải làm chi để phụng sự lúc này ?
● Những điều không thiết yếu trong đời mà tôi không cần chú tâm đến là gì ?
● Chuyện gì cần làm ?
● Ai là người tôi có thể giúp đỡ ?
● Phần việc nào của Chân sư mà tôi nên nỗ lực, trợ giúp hết lòng lúc này ?
Đây là những câu hỏi mà người ta nên có câu đáp thăng bằng, thông minh và không cuồng tín.
Điều mình bàn tới hôm nay là cách nhìn sự việc, và chỉnh lại vài quan niệm không đúng về mối liên hệ giữa Chân sư và đệ tử, tùy theo quan điểm phàm ngã hay chân ngã, sắc tướng bên ngoài hay tinh thần bên trong tùy trình độ.
– Mình đang bàn chuyện mà tốt hơn đừng nói, hay nói ít chừng nào tốt chừng đó, phải không?
– Đúng rồi, thiệt nghịch lý.
– Người khác tin ra sao thì không biết, nhưng lên tàu Clara Maersk vlên tàu Clara Maersk ới em Chân sư là chuyện rất gần và rất thật, do kinh nghiệm sau.  Ngày 30 - 4 mình đi bằng tầu Trường Xuân, sau ba ngày đói khát không ăn không uống, mình gặp tầu Đan Mạch Clara Maersk cứu, mọi người leo thang từ tàu Trường Xuânlên tàu Clara Maersk. Lúc ấy cảnh tượng rất là hỗn loạn, em lạc cả nhà chỉ còn có Bo bên cạnh, Bo nắm tay em chen lấn đến gần cầu thang để leo thì đột nhiên Bo bất tỉnh, xỉu. Bo nặng chình chịch dựa đầu lên vai em rồi không nhúc nhích gì; em bị làn người chen lấn đẩy đi sát lại về phía cầu thang để tới phiên mình sẽ leo lên, khi đó em thật yếu vì hình như vừa tỉnh lại từ một cơn đói và khát vật vã trước đó, em nhớ là mình nằm chờ chết nhưng không ngờ phải ngồi bật lên theo làn sóng người.
Khi tới phiên để leo lên cầu thang khá cao (đối với em lúc đó), em không có cách chi để leo lên với Bo ngất trên vai thì em sực nhớ đến các Masters, đặc biệt là Đức K.H. nên em cầu nguyện Ngài giúp đưa em và Bo lên cầu thang. Ngay sau đó em như  đi trong mơ, cơ thể nhất là đôi chân nhẹ bông cứ bước lên từng bậc cầu thang như đang đi trên mây,  chân không cảm thấy bước trên bực thang sắt và người thì mơ mơ cho tới khi lên đến sàn tàu Clara Maersk mới thấy nặng trở lại.
– Để chấm dứt thì chân lý căn bản là điều thường dễ bị quên, vậy mình cần nhắc lại luật đồng thanh tương ứng. Áp dụng vào đây là chỉ khi có làn rung động tương tự người ta mới tiến gần đến vị Chân sư, khi đó lực thu hút mới làm việc. Tham thiền, học hỏi và phụng sự là cách duy nhất mang lại điều ấy, mà không phải là ao ước suông.
– Thỉnh thoảng mình trở lại đề tài này hỉ vì em thích nghe chuyện Chân sư, để nhớ chí nguyện của mình mà không phải để tào lao !

Theo:
- Discipleship in the New Age, A.A. Bailey
-Letters on Occult Meditation,              “
- Memories with Yoganada, Ray Grasse, The  Quest, Fall 2017.
66,6,view detailsview details,view details,view details,view details,view details