ẢNH HƯỞNG CỦA ÂM THANH VÀ NHẠC

Ảnh Hưởng
của Âm Thanh và Nhạc (tt)

 

 

Nay ta có thể đúc kết các phân tích đã qua và nói về tầm quan trọng tuyệt đại của âm thanh. Kinh Veda được cho là kinh xưa nhất trên thế giới, ghi rằng trọn vũ trụ được thành hình nhờ tình cảm, kinh Tân ước sách thánh John viết cùng ý trên rằng ‘Ban đầu là Ngôi Lời’.
Âm thanh được chứng tỏ là nó vừa xây dựng vừa có tính phá hoại; nó có thể tạo nên hình dạng mà cũng có thể hủy diệt hình thái. Thí dụ như cát nằm hỗn độn trên đĩa mà khi dùng cần đàn vĩ cầm kéo ngang qua vành đĩa, cát sẽ sắp xếp thành hình kỷ hà; ngược lại giọng của người khi phát ra theo một nốt riêng có thể làm ly thủy tinh vỡ nát. Nếu tình cảm quan trọng như vậy thì ta có thể nói gì khi nó hòa hợp và biến đổi thành âm nhạc ? Ý của hai đại nhân vật là như sau. Plato viết:
– ... Ta phải tránh đưa ra một loại nhạc mới vì nó làm hư hại trọn nước nhà, bởi nhạc điệu không hề bị xáo trộn mà không ảnh hưởng tới các định chế chính trị quan trọng nhất.
Aristotle đồng ý và nói thêm.
– ... tình cảm bất cứ loại nào là do âm điệu và tiết tấu sinh ra; vì vậy con người cảm biết tình cảm đúng đắn nhờ âm nhạc, và do đó nhạc có khả năng tạo nên tư cách. Ta có thể phân biệt các loại âm nhạc khác nhau dựa vào ảnh hưởng của nó đối với tâm tính người, thí dụ một loại gây sầu não, loại khác có tính ủy mị; loại nữa khuyến khích buông bỏ, rồi có loại gợi lòng tự chủ, hăng hái v.v.
Vậy mà ít người thời nay thấy rằng ngoài những tính chất thuần nghệ thuật, mang lại niềm vui, khích động tâm hồn chỉ thoảng qua hay làm êm dịu, nhạc còn có những tính chất khác phức tạp và mạnh mẽ hơn nhiều như ta đã thấy. Những bài trong các số báo qua chứng tỏ rằng mỗi loại nhạc riêng biệt cho ảnh hưởng sâu đậm lên lịch sử, đạo đức và văn hóa; và âm nhạc là một lực hùng mạnh hơn tín điều tôn giáo, luân lý hay triết lý trong việc uốn nắn tư cách, vì tuy rằng những điều sau cho thấy một số đức tính đáng được ao ước nhưng âm nhạc giúp người ta thụ đắc được chúng.
Những nghiên cứu cho ta thấy rằng âm nhạc tác động lên trí não và tình cảm của người qua sự gợi ý. Nói như Aristotle, nếu ta nghe nhạc có tính sầu muộn năm này tháng kia hoài thì ta có khuynh hướng thành sầu muộn, mà nếu nghe nhạc tươi vui thì ta sẽ thấy hân hoan v.v. Như thế đặc tính mà một bản nhạc mô tả được sinh ra trong lòng ta; nó tác động theo luật tương đồng hay nói theo đông phương là đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.
Hơn thế nữa, việc xem xét trong những bài qua còn chứng tỏ không những nội dung tình cảm mà luôn cả cốt tủy của hình thức nhạc cũng có khuynh hướng tái tạo hình thức ấy nơi con người, như nhạc đa điệu thúc đẩy ta suy nghĩ nhiều mặt và tư tưởng có trật tự hơn. Như thế ta có lý do chính đáng để đi tới nhận xét là âm nhạc ra sao thì cuộc đời là vậy.
Về mặt tâm lý, có chứng tỏ là khi ta lập đi lập lại một câu gợi ý hoặc về thân xác hay về đạo đức thì ý đó có thể thành tựu, thí dụ ai đau ốm có thể mỗi ngày có thể tự nhủ mình ‘Hôm nay tôi thấy khá hơn về mọi mặt’. Và có nhận xét là bệnh nhân càng  có thái độ chấp nhận chừng nào thì gợi ý càng hữu hiệu chừng đó, vì chấp nhận khiến tinh thần chống đối không có cơ hội phát ra.
Âm nhạc là một hình thức gợi ý đặc biệt, với lợi ích có thêm là không diễn tả thành lời có thể sinh ra tinh thần chống đối, ở đây ta chỉ nói tới nhạc mà không nói tới bài ca. Nhạc lắt léo tới độ nó gợi ý mà người nghe không ý thức sự kiện ấy. Tất cả điều họ biết là nhạc gợi nên một số tình cảm, và cùng bản nhạc ấy hay những bản tương tự luôn luôn gợi nên cùng loại tình cảm đó với mức ít hay nhiều.
Thành ra âm nhạc không ngừng gợi nên trong lòng họ các trạng thái tình cảm và sinh ra chúng nơi họ, và bởi thói quen tình cảm dễ được tạo như là những thói quen khác, hay có khi còn dễ tạo hơn, lâu ngày chúng thành một phần tâm tình của họ. Thấy rõ là Aristotle hiểu điều này khi viết ‘con người cảm biết tình cảm đúng đắn nhờ âm nhạc’. Nhưng ta không muốn nói rằng âm nhạc chỉ tác động lên tình cảm mà thôi, có một số loại nhạc tác động lên trí não như nhạc của Bach cho ảnh hưởng thật rõ rệt lên trí tuệ, vì theo câu ta nói ở trên nhạc của Bach là nghệ thuật loại trí tuệ nên sinh ra ảnh hưởng trí tuệ.
Nhưng với ai không nghe nhạc thì sao ? Trên thế giới có biết bao người không hề nghe nhạc tây phương, đừng nói tới nhạc cổ điển tây phương như ta xem xét trong các bài qua, chẳng hạn dân quê ở Trung Hoa vào mấy thế kỷ trước ? Điểm quan trọng ở đây là những nhà lãnh đạo, họ là những người đáng chú ý. Các nhân vật ấy gần như luôn luôn có tiếp xúc với loại nhạc này hay kia. Ta có nhạc cung đình, vua chúa, hoàng thân, quan chức có nhạc sĩ cho họ và dân gian có dân ca.
Từ thưở xa xưa, bất cứ khi nào và ở đâu có hình thức văn minh ở mức độ nào, âm nhạc luôn đóng vai trò ít nhiều quan trọng, và điềm sau đây cần được nhấn mạnh, là bất cứ chỗ nào mà có được thể loại nhạc khác nhau nhiều nhất, việc bám theo truyền thống và tập tục giảm đi theo tỷ lệ, còn ở đâu mà các thể loại nhạc bị giới hạn, thí dụ như ở Trung Hoa, việc bám theo và luôn cả tôn thờ truyền thống diễn ra ở mức độ đáng kể.
Nói như thế hàm ý là nền văn minh có trước rồi các loại âm nhạc đặc biệt có sau, mà lịch sử chứng minh sự thật là điều ngược lại: theo sao cải cách một loại nhạc luôn luôn là có cải cách về chính trị và đạo đức. Và hơn thế nữa, như bài về nhạc Hy Lạp và Ai Cập chứng tỏ, sự suy đồi của nhạc tại hai nơi này dẫn tới sự suy sụp hoàn toàn của chính nền văn minh Hy Lạp và Ai Cập.
Còn một điểm nữa cần ghi nhận là ta phải kể đến yếu tố khiến đám đông quần chúng phản ảnh hay hấp thụ ý kiến của người khác, hoặc của nhà lãnh đạo hay chỉ là nhân vật nào có cá tánh mạnh mẽ hơn họ. Như thế ngay cả vào lúc nhạc dù là loại nào không được phổ biến rộng rãi như ngày nay, cho rằng có những người chưa từng nghe một nốt nhạc nào, dù vậy đi nữa họ cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp của nhạc, và điều này cũng áp dụng cho ai không biết chút gì về nhạc.
Hệ quả là nhạc cho ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp như làm thay đổi thói đời, biến nó thành tệ hơn hay khá hơn như ta thấy nhạc nhạc Handel thời Victoria.
Tóm tắt lại:
● Nhạc ảnh hưởng trí não và tình cảm của nhân loại.
● Nó ảnh hưởng họ hoặc có ý thức hay trong tiềm thức, hay cả hai.
● Nó ảnh hưởng họ qua việc gợi ý và nhắc đi nhắc lại
● Nó ảnh hưởng họ trực tiếp hay gián tiếp hay cả hai
Và do đó âm nhạc ra sao thì cuộc đời là vậy.
Chót hết, khi mô tả các ảnh hưởng khác nhau mà nhạc của các đại nhạc sư có trên nhân loại, việc ấy không muốn nói là mỗi một bản nhạc mà họ soạn ra đều là phương tiện sinh ra các ảnh hưởng này; chỉ những sáng tác gợi hứng nhất và riêng biệt mới cho ra ảnh hưởng được ghi.

Nhạc Tương Lai
Sách viết năm 1958 và theo tác giả, loại nhạc đáng nói trong những năm gần nhất sắp tới sẽ có tính trí tuệ và không nặng tình cảm, và tuy đây đó có những nhà soạn nhạc đi trước thời của mình, hướng tới Mỹ Lệ và điều Huyền Bí, phải lâu về sau những người như vậy thế giới mới nhận ra vai trò của họ, có lẽ chỉ sau khi họ đã qua đời.
Trong lúc đó, tại các đô thị lớn con người bị lảm rộn bởi quá nhiều tiếng ồn, và tình trạng có chiều hướng tăng lên với thời gian thay vì giảm đi. Các âm thanh ầm ĩ thuộc đủ loại như kèn xe, tiếng rít thắng, động cơ nổ cho ảnh hưởng tích tụ và suy yếu cho trọn cơ thể. Để giúp đảo ngược việc này, một số nhà soạn nhạc sẽ được sử dụng để cho ra một loại nhạc có tính toán nhằm chữa lành nơi nào mà tiếng động bất hòa gây hủy hoại. Muốn làm được vậy cần có nhãn quan cõi ether hay ít nhất có nhậy cảm nội tâm lớn lao, để có nhận biết đầy đủ giá trị của việc phối hợp các nốt và ảnh hưởng của nó lên các thể thanh của người nghe. Ai có khả năng như vậy, cảm biết một cách hữu thức trách nhiệm của họ đối với nhân loại, nên sẽ là kẻ gìn giữ trung thành Âm Thanh là thanh gươm thánh hai cạnh sắc.
Có những nhà soạn nhạc với tài năng thiên phú sẽ tự đặt cho mình công việc soạn loại nhạc tạo nên hình tư tưởng thích hợp cho các tâm tình hay trạng thái tình cảm riêng biệt. Với bao phương tiện sẵn có, họ sẽ có thể đáp ứng nhu cầu của tâm lý phức tạp nhất hiện thời.
Âm nhạc trong tương lai được dùng để mang con người lại gần hơn với các thiên thần, họ sẽ có thể nhận được ảnh hưởng tốt lành của các ngài khi dự buổi hòa nhạc mà thiên thần được triệu thỉnh tới nhờ loại nhạc thích hợp. Tuy âm nhạc hiện nay kêu gọi thiên thần hay tinh linh, người trung bình nghe nhạc không ý thức sự hiện diện của các ngài, và do vậy không có giao tiếp đích thực giữa thành viên của hai loài. Loại nhạc có sắp xếp một cách khoa học mà ta nói đây dầu vậy sẽ đạt được mục tiêu hai phần là triệu thỉnh thiên thần và cùng lúc kích thích những quan năng của người nghe nhạc, nhờ đó họ sẽ ý thức về các ngài, và đáp ứng với ảnh hưởng của thiên thần.
Trong số các thiên thần này có những vị đặc biệt liên hệ với thú vật, kết quả là sự nổi dậy chống đối hình thức tàn nhẫn gọi là ‘thể thao máu’ tức trò tiêu khiển làm thú vật đổ máu như đi săn hay đấu bò. Đã có những nỗ lực để ra luật ngăn cấm loại thể thao ấy. Xa hơn nữa, theo thời gian âm nhạc càng lúc càng trở nên mạnh hơn để làm con người tiếp xúc được với những cõi cao hơn, và do vậy cho phép họ kinh nghiệm niềm hoan lạc tinh thần và nỗi ngất ngây mà chỉ một thiểu số rất ít biết được hiện giờ.
Ấy là vắn tắt về mặt bí truyền của âm nhạc tương lai, nay ta nói sơ qua về các đặc tính hiển hiện hơn. Các buổi hòa nhạc sẽ có cải thiện, người yêu thích nhạc từng than phiền là thính đường hòa nhạc để đèn sặc sỡ quá, làm người ta bị chia trí khi nghe nhạc. Sẽ tới lúc các đòi hỏi này được thỏa mãn, và trong bầu không khí mờ tối, mầu sắc đủ mọi loại sẽ được chiếu lên màn ảnh, thể hiện và tương ứng với nội dung của nhạc. Bằng cách ấy mơ ước của Scriabin sẽ thành (PST 55) là sự hợp nhất của mầu sắc và âm thanh; khi nó được thực hiện như vậy, thính giả của tương lai sẽ kinh nghiệm ảnh hưởng chữa lành và kích thích của sự phối hợp rất hùng mạnh đó.
Trong khi ấy sự lỗi nhịp ngày nay sẽ dọn đường cho sự hòa nhịp, và âm điệu - nếu không có nó thì âm nhạc không thể tồn tại với thời gian - sẽ được tái lập. Âm nhạc những năm trước đây có nhiều tính rối loạn, nhưng ta có thể tiên đoán là tương lai sẽ có tính xây dựng. Ta đã sống trong thời Phá Hủy mà như đã nói, ngay cả nhạc có tính lỗi nhịp cực đại đã được dùng để làm vỡ tan một số hình tư tưởng xấu. Dầu vậy loại nhạc này đã làm trọn mục đích của nó từ vài năm trước (sách xuất bản năm...), và giờ đây là lúc sự Hòa Nhịp được tái tạo.
Hoa Kỳ đặc biệt đáp ứng với âm nhạc mới này, vì lục địa ấy là cái nôi cho giống dân sắp tới; nhiều người ở đó cùng với đa số người có nghệ sĩ tính, sẽ sinh hoạt bằng hệ thần kinh giao cảm khác với hệ thần kinh não tủy. Lòng nhiệt thành và mau mắn tiếp nhận các ý tưởng mới đã là một đặc tính nổi bật của người Mỹ nào nhiều nhậy cảm ngày nay, và làm họ cảm nhận lạ lùng những kết hợp mới của âm thanh. Nhiều nghệ sĩ sinh ra trong nhóm người này và vài người tỏ ra giỏi dang với một loại vĩ cầm mới sẽ được sáng tạo về sau. Người ta có thể làm cây đàn ấy phát ra âm thanh tinh tế hơn và nhạc sĩ vĩ cầm như thế cần có nhậy cảm to tát hơn so với mức hiện nay về nhạc để phát huy tối đa khả năng của đàn.
‘Trên sao, dưới vậy’... y như con người trên mặt đất, tượng trưng cho những tế bào trong thân xác của vị Hành tinh Thượng đế, đã qua trận lửa thanh tẩy của hai thế chiến, thì ở mức vô vàn rộng lớn hơn và đối với chúng ta không thể hiểu được, chính Ngài cũng đã trải qua ngọn lửa, và nay trên tiến trình tới lần chứng đạo cao hơn, điều phải ảnh hưởng mỗi đơn vị trong tâm thức không tránh được. Những đường lực vũ trụ mới đang bắt đầu luân chuyển trong hào quang ngài, gợi hứng cho các đặc tính mới, khuynh hướng và lý tưởng hòa hợp; và vai trò cao cả của âm nhạc là giúp tụ các đường lực này và thúc đẩy sự phân phối nhịp nhàng của chúng.
Có những đợt sóng lớn giai điệu từ mấy cõi cao tuôn xuống, được các nhà soạn nhạc có đủ nhậy cảm để tiếp nhân và chuyển thành âm thanh cõi trần. Mới đầu chỉ có tiếng vang mờ nhạt của những âm điệu này thấm nhập xuyên qua được các bầu sinh hoạt của người, và âm nhạc trong nhiều thập niên tới chỉ là phần mở đầu cho điều sẽ theo sau.
Đại thiên thần quốc gia của nhiều nước, sẽ dùng âm thanh tìm cách tạo nên cầu nối giữa các nước với nhau, bằng cách gợi hứng cho sự hòa điệu nhờ hợp tác, và nền hòa bình chân thực không phải chỉ là có buông súng. Qua các ngài, một hình thức mới của lòng ái quốc sẽ không gợi nên, và tinh thần nêu ra sẽ là, ‘Làm sao nước tôi có thể cống hiến cho sự tốt lành quốc tế?’, thay vì ‘Làm sao nước tôi có thể tỏ ra là trội hơn nước khác ?’.
Như thế, một loại quốc ca mới thay chỗ cho loại cũ có tính hiếu chiến, nó sẽ thúc giục các nước hướng về việc thực hiện tình huynh đệ đại đồng. Đã tới lúc chúng khởi sự nhìn nhận rằng hình thức phân chia giả dạng có tên là Tinh thần Quốc gia thì không có lợi, và theo một số ít đã hiểu biết, cũng  không có nét tinh thần. Sẽ tới ngày người ta sẽ loại bỏ Tinh thần Quốc gia vì lý do thuần vật chất là làm vây không có lợi. Lẽ tự nhiên thái độ ấy chưa đạt tới lý tưởng mà các đấng Cao Cả đặt ra trước nhân loại, vì chỉ khi tình huynh đệ đại đồng đích thực không cảm biết trong tâm thì lý tưởg mới thanh.
Để đạt tới mục tiêu ấy vị Huấn Sư Thế Giới, đức Chúa - còn gọi là đức Di Lặc - sẽ tái hiện, chính xác lúc nào thì điều ấy phần lớn tùy thuộc vào chính nhân loại và mối tương quan tốt đẹp hơn giữa quyền lực các nước ... Khi Ngài đến, nó là để gợi hứng, tạo dựng, làm cho ‘mọi việc mới mẻ’. Và âm nhạc giúp cho mọi việc sẵn sàng, khiến chuyện Ngài đến không dễ dàng, bằng cách tạo nên hòa hợp các thể của người.
Dầu vậy tới khi ấy âm nhạc cũng chưa đạt tới giới hạn những tiềm năng của nó. Cho tới nay với nhạc cõi trần ta chỉ có thể bắt chước tiếng vang yếu ớt nhất của Minh Triết cõi Trời, nhưng trong tương lai ta sẽ làm vang vọng bản hòa tấu lớn lao của vũ trụ. Trong khúc ca Hợp Nhất không thể tưởng tượng đó là sự tổng hợp của Tình Thương, Minh Triết, Hiểu Biết và Hoan Lạc, và khi nhân loại nghe được nó trên trần và được tràn ngập ảnh hưởng thiêng liêng của nó, ta sẽ đạt được tâm thức vĩnh cửu của tất cả những tình chất này.
Để kết thúc là lời của Chân sư K.H., Vị đã giúp soạn quyển sách về nhạc này.
- Ngày nay, khi ta bước vào Tân Kỷ Nguyên, ta đi tìm chính yếu qua phương tiện là âm nhạc được gợi hứng, để làm lan truyền tinh thần hợp nhất và tình huynh đệ, để nhờ vậy làm làn rung động của địa cầu hóa mau hơn.

Theo:
Music: Its Influences throughout the Ages. Cyril Scott.