NHẠC WAGNER

 

 

 

Khi dàn nhạc hòa tấu của Philharmonic Society tại London mời Richard Wagner làm nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc lần đầu tiên ngày 12 – 3 - 1855, báo chí có lời phê bình thật bất lợi. Wagner không đáp lại tuy nhiên có những lý do sâu xa cho các nhận xét mà nhà phê bình âm nhạc đưa ra.  Ấy là phần tà lực, làm việc chống lại sự tiến bộ tinh thần của nhân loại, đã dùng tất cả những phương tiện mà họ có được để làm cản trở Wagner và thông điệp của ông; theo cách ấy các nhà phê bình âm nhạc là con mồi dễ dàng cho nỗ lực của họ, nên họ sử dụng những người này. Và chúng ta không phải tìm đâu xa lý do, bởi lời chỉ trích mà ký giả dùng thường có tính phá hoại, và điều gì giống nhau thì thu hút nhau.
Cuộc đời của Wagner là sự tranh đấu không ngừng; ông phải lưu vong sang Paris do có tư tưởng cách mạng, và khi trốn tránh như vậy, cảnh sống của ông gần như là chết đói. Dầu sao khi đó ông đã viết xong bẩy nhạc kịch opera và phác họa các phần của hai nhạc kịch tám và chín (WalkureSiegfried). Trong hai tác phẩm sau và trong nhạc kịch Rheingold mà ông hoàn tất tháng năm 1854,  tinh thần sáng tạo đúng thực của Wagner đã được biểu lộ.
Nói về tác phẩm Rheingold, có chứng cớ đúng đắn là Wagner chính mình không biết rành về ý nghĩa của nó bằng những ai chơi nhạc. Vì trong một bức thư viết cho bạn là Roekel, Wagner nói.
– Người nghệ sĩ … đứng trước tác phẩm của mình cảm thấy – nếu đó là nghệ thuật dúng nghĩa – là họ trực diện với một câu đố mà họ có thể có ảo tưởng.
Trong một thư khác,
– … Tôi tin là một  bản năng đúng thực đã giữ cho tôi không có sự xác định quá mạnh, vì tôi nhận ra là diễn giải trọn vẹn ý tưởng của mình sẽ làm xáo trộn cảm nhận chân chính.
Và chót hết,
– … Bạn phải cảm biết là có một điều gì đó đang diễn ra mà không thể hiện được chỉ bằng lời.
Những lời giải bầy này đáng kể về mặt huyền bí, vì chúng có khuynh hướng cho thấy là Wagner được các lực bên ngoài ông sử dụng, như ta sẽ đọc về sau trong bài.
Nào, nét chính trong nhạc kịch của Wagner là sự hợp nhất trong dị đồng. Nhạc kịch lối cổ mỗi phần có một giai điệu khác nhau, riêng biệt và tách rời; nhưng với Wagner thì trái lại, tuy vẫn có nhiều tiểu đề, giai điệu và chủ đề motifs, chúng được đan kết lại chung với nhau  để cho ra một tổng thể liền lạc. Như thế ta thấy ngay từ đầu là có một nguyên tắc tinh thần nằm ở dưới trọn cách soạn nhạc của ông – là nhiều phần được hòa hợp vào nhau thành khối duy nhất.
Chuyện tựa như sóng trên biển mỗi lượn khác nhau có hình thái khác, dầu vậy vẫn là một với biển và không thể tách rời khỏi nó thì mỗi giai điệu, tuy cá biệt, là một với tác phẩm nghệ thuật vĩ đại mà nó tạo nên một phần. Nói về mặt xã hội, nhạc của Wagner là mô hình tiên khởi cho nguyên tắc hợp tác, đối chọi rõ rệt với óc cạnh tranh; còn nói về mặt tinh thần, nó biểu tượng cho chân lý huyền bí rằng mỗi linh hồn cá biệt hợp nhất với Đại Hồn, cái Tâm Thức thấm nhuần vạn vật.
Mô hình tạo tác của Wagner là như thế, nhưng để tạo nên mô hình đó, ông phải phá vỡ nhiều qui ước đã có về nhạc. Các nhà mô phạm về nhạc luống công đi tìm xem Wagner có theo sát những qui tắc về hòa âm mà họ ưa chuộng, và những bài hát kết cấu đầy đặn làm người nghe vỗ tay ngợi khen. Họ cũng hoài công tìm kiếm cách biến thể và giải thể (modulations and resolutions) và tất cả những kỹ thuật của thế kỷ 19.
Thay vào đó họ thấy các hợp âm không hòa hợp với nhau để tới kết cục hoàn hảo, các false relations, và sự chuyển cung xem ra không có liên hệ rõ ràng nào với cung vừa bỏ lại, làm như tất cả có vẻ vô qui tắc, chủ tâm làm ngơ qui luật và tiền lệ, có tự do thật đáng trách. Thế nhưng, Wagner thực sự đạt được gì với việc dường như vô qui luật này ? Ấy là để có được sự hợp nhất, ông phá vỡ hàng rào cản ngăn sự hợp nhất, và nhờ vậy khiến âm nhạc được tự do.
Tuy nhiên dù ông đưa ra nét tân kỳ đáng kể về cấu trúc như thế, nó không phải là điều duy nhất trong việc tìm kiếm ảnh hưởng lâu dài mà ông có sứ mạng sinh ra. Beethoven mô tả tình thương của con người, Bach và Handel mô tả lòng mộ đạo hay tình thương đối với Thượng đế, còn Wagner là người đầu tiên mô tả rằng Tình Thương là Thượng đế hay Bồ đề tâm.

 

(Nghe Preislied, Wagner)


Có ba đoạn nhạc kịch trong đó hứng khởi của Wagner đạt tới cõi siêu việt này và vấn vương nơi ấy, bản Preislied, bản Liebestod ở cuối vở Tristan và bản Karfreitagszauber  của vở Parsifal. Bản đầu được gợi hứng do tình yêu của Walther đối với Eva (các nhân vật trong vở nhạc kịch), và hai bản sau là cảm hứng từ tình yêu của Wagner với Mathilde Wesendonck (phần nhạc của bản Karfreitagszauber được viết trong giai đoạn tràn đầy thương yêu Wesendonck, và sau đó tình thương này được thể hiện trong vở Parsifal). Tuy các màn này có thể được gợi  hứng từ tình thương có tính cá nhân, kết quả biểu lộ tình thương được thăng hoa, tức sự biến  đổi nó thành điểu Thiêng Liêng.
Những lần vút cao hiếm hoi này của Wagner lên cõi bồ đề không phải là không sinh ra kết quả to tát nơi những ai có khả năng đáp ứng với làn rung động thanh cao của chúng. Vì trong phút chốc họ được nâng lên cõi cao tột ấy, có được trạng thái Hợp Nhất với Tình Thương xả kỷ vô điều kiện. Hệ quả là lý tưởng Tình Huynh Đệ được ghi đậm trong tim họ, và người ấy có lòng mong ước muốn thể hiện nó.
Chúng ta nêu ra ba đoạn trong các vở nhạc kịch như là các đoạn có tính tinh thần cao nhất, tuy nhiên chỉ có vị Đạo đồ mới là người biết giá trị tinh thần hay mức cao thấp của một khúc nhạc, còn ai chưa phải là bậc đạo đồ chỉ có thể cảm biết nó và nhận xét  nhờ vào ảnh hưởng cho chính họ. Dầu vậy,  ta có thể đưa ra một chỉ dẫn là ai có thể nghe bằng thông nhĩ clairaudience ở những cõi cao, nghe được không những chỉ một giai điệu, mà vô số giai điệu cùng một lúc, và tất cả hòa vào nhau thành hòa điệu tinh tế mà toàn hảo. Nhạc nào nơi cõi trần mà gần giống nhất nhạc nơi cõi cao thì có giá trị tinh thần lớn nhất.

 

Nghe Wagner, Karfreitagszauber

Vì thế, khi nhà soạn nhạc có tài thiện xảo tới mức ông có thể hòa hợp nhiều giai điệu đẹp đẽ để chúng có thể được chơi cùng một lúc làm sinh ra tổng thể hòa điệu, thì bảo đảm là có nét tinh thần trong nhạc của ông. Tuy nhiên cũng có vài cách khác, một cách là dùng hợp âm cho đường nét chính của giai điệu, có nghĩa thay vì viết giai điệu là từng nốt đơn hay bát độ theo cách viết của Tchaikowsky, ta có thể viết bằng các hợp âm (chords) để cho từng nốt đơn của hợp âm khi chơi tiếp nhau tự nó tạo thành giai điệu. Trong bản Liebestod, Wagner dùng cách sau tới một mức nào đó, còn ở cuối vở Gotterdammerung, ông lại chọn cách đầu. Với hai bản PreisliedKarfreitagszauber, các giai điệu tự chúng biểu lộ sự An Lạc thiêng liêng là bản chất của những cõi cao hơn cõi trần, chúng không phải là âm vang của nhạc nơi các cõi này, mà là sự thể hiện nét mỹ lệ thấm hương tình yêu.
Vài ảnh hưởng của phần tinh thần trong nhạc Wagner đã sinh ra biểu lộ nơi cõi trần, vì tất cả những phong trào có lý tưởng là sự hợp nhất hay tình huynh đệ là kết quả sinh ra từ ảnh hưởng của ông. Sự lan rộng của Theosophy, với điều kiện duy nhất là hội viên phải chấp nhận lý tưởng cao cả là Tình Huynh Đệ, ngoài ra họ được tự do về mọi mặt khác, có thể kể như là một trong những kết quả này. Trước thời của Wagner, một tôn giáo thành lập trên nguyên tắc khoan hòa rằng tín đồ có thể tin bất cứ điều gì họ thích, hẳn sẽ bị xem là kỳ dị và hoàn toàn không thực tế.
Nay sang phần cuối ta sẽ phải bàn về các ảnh hưởng kém hay trong nhạc Wagner. Dầu vậy, để hiểu rõ điều này ta cần nhớ rằng Wagner trước hết thẩy là một nghệ sĩ và kịch tác gia. Chuyện tự nhiên là ông ý thức rằng sáng tạo về nhạc hay kịch không thể có được nếu không có phần tương phản trong đó. Thế nên việc mô tả qua nhạc và lời nhiều tình cảm xấu xa là chuyện không thể tránh.Nhưng nếu Wagner là nhà soạn nhạc có cung cách bớt mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng tích tụ từ các điều này hẳn sẽ không đáng kể.
Thực tế là chúng tăng cường tình cảm tương ứng nơi đa số đồng bào của ông, nhất là lòng yêu mến quyền lực, điều có vai trò quan trọng trong vở Nibelungen Ring. Dầu vậy những kết quả của nó hẳn sẽ không thấy rõ nếu nhạc Wagner nói chung không có đặc tính Đức quá mạnh. Đặc tính này cộng với óc lãng mạn và anh hùng tính cũng mạnh y vậy, gợi nên cảm tưởng nồng nàn về lòng ái quốc trong tim người Đức, một lòng ái quốc mà họ đã bị mang tiếng xấu. Họ luôn luôn đầy tình cảm về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nhưng bây giờ họ thấy nó và mình qua màn sương mờ ảo đầy nét vinh quang.Khi thêm vào hình ảnh làm tâm hồn bừng bừng vui thích này lòng ưa thích quyền lực, thì kết quả là tâm lý Deutschland uberalles – Nước Đức trên tất cả, là tột đỉnh của Đức quốc.
Hệ quả tệ hại của tâm tình này đã rõ nên không cần bàn thêm. Nếu nhạc Wagner bớt tính ‘Đức’ một chút, có bồ đề tâm nhiều hơn, và khối đông dân chúng Đức tiến hóa đủ để đáp ứng với làn rung động thanh cao của nó, hẳn họ sẽ chối bỏ chiến tranh như là điều không văn minh và chỉ hoài công, như nó thực sự là vậy.
Về thế chiến II, ta phải nhìn nhận là việc tôn thờ Hitler mà không suy xét là một yếu tố chính đưa tới chiến tranh, và điều không may là vài tính chất trong bố cục những vở nhạc kịch của Wagner dễ đưa tới sự sai lầm là tôn thờ anh hùng, bởi nhiều nhân vật được tôn thờ là người khác xa anh hùng đúng nghĩa. Nhận xét nói rằng Hitler rất ưa thích Wagner, vì ông tự xem mình như là nhân vật ‘Siegfried’ trong nhạc kịch của Wagner. Nếu ông có cá tính cao thượng hơn mà không phải là kẻ tự cao tự đại như ông là, hẳn Hitler sẽ đáp ứng với phần thanh cao trong nhạc Wagner thay vì dẫn quần chúng hâm mộ mình tới chỗ diệt vong của họ, do Hitler bị ám ảnh bởi chính cái tôi của mình, tinh thần quốc gia, nước Đức và ảo tưởng về Herrenvolk.
Cuộc đời phức tạp và thăng trầm của Richard Wagner hiển nhiên không thể cô đọng chỉ trong vài câu, hay ta cũng không thể làm vậy với sự phức tạp về tâm tính Wagner. Vì vậy ở đây ta chỉ nêu ra một điềm có ảnh hưởng đáng kể lên nhạc của ông là đủ. Sự việc ông có ước ao nổi bật là thành lập một hội huynh đệ chung cho nghệ thuật đã được chứng minh rõ ràng; và qua lời chỉ trích của báo chí cùng sự chống đối lý tưởng này, Wagner nhận ra điều ấy không thể thực hiện được. Ý thức này gần như làm tan vỡ con người ông cũng đã được chứng tỏ.
‘Trọn cuộc đời ông chỉ một lòng một dạ hướng tới việc làm tái tạo con người’, và ông xem nghệ thuật như là phương tiện cho sự thành đạt điều ấy. Chẳng những vậy, ước nguyện này còn hàm ý là ông không phải chỉ yêu quí nhân loại mà luôn cả thú vật; thư từ trao đổi của ông có đầy nhắc nhở đáng yêu về thú cưng nuôi trong nhà, và ta còn phải ghi thêm rằng ‘một trong những bài viết sắc bén nhất của ông nhắm vào việc mổ xẻ sống thú vật (cho thí nghiệm y khoa).
Bởi Wagner có ước ao mạnh mẽ muốn giúp đỡ nhân loại nên ông hưởng đặc ân là được các Chân sư sử dụng, tuy rằng chỉ tùy lúc; các Ngài nhận ra nơi ông rằng Wagner là người trung gian (đồng tử) tốt đẹp nhất về âm nhạc mà các Ngài có thể có trong khoảng 50 năm tới. Dầu vậy ta không có chứng cớ nào cho thấy là ông biết mình được ảnh hưởng như vậy, hay sự kiện là ông cũng được các Thiên thần sử dụng hết sức rộng rãi. Điều sau này tự nó đủ để giải thích vài đặc  điểm trong cá tính của ông mà sau này vài người viết tiểu sử của Wagner đã chỉ trích mạnh mẽ.
Sự kiện là thường khi những ai được Thiên thần gợi hứng mất đi ý thức về điều gì thích hợp và các giá trị, chỉ còn say đắm với lòng vị kỷ to tát và tính ích kỷ. Chuyện xẩy ra phần lớn vì chính các Thiên thần, hay ít nhất các Vị liên can ở đây, chẳng những có sự chú tâm cao độ mà còn không biết mấy về phong tục, giới hạn và đạo đức của con người. Đức tính như lòng khiêm nhượng không có nghĩa gì với các ngài, và cũng y vậy tính đối chọi với nó là óc kiêu hãnh, vì không tính nào trong cả hai tính có  biểu lộ chút chi trong cấu tạo thanh bai của Thiên thần. Tỏ bầy ra điều các ngài muốn truyền đạt là ý muốn duy nhất của Thiên thần, và để làm được vậy, các ngài không để tác nhân mà ngài sử dụng được phân tâm phút nào. Thế nên đặc tính mà Wagner biểu lộ cho thế giới thấy không hoàn toàn là của chính ông, mà phần nào là của Thiên thần Quốc gia vị chế ngự ông; do vậy đặc tính ấy bị biến thể, nửa con người, nửa Thiên thần.
Và như thế, chót hết nhờ huyền bí học mà ta khám phá ra câu đáp cho thắc mắc về tâm lý, thắc mắc thường dẫn đến câu hỏi là vì sao các thiên tài không phải lúc nào cũng là người có đạo đức cao tột.

 

Cyril Scott
Influences of Music Throughout the Ages.

Geese