THỂ SINH LỰC

Cơ cấu và Phận sự của Thể Sinh Lực

 

Thể sinh lực được gọi là thể ether do việc nó có cấu tạo là vật chất trong bốn cảnh ether của cõi trần (bên trên ba cảnh đặc, lỏng và hơi mà ta quen thuộc). Vì vậy luân xa của thể sinh lực còn có tên là luân xa cõi ether, và hai tên này được dùng thay đổi cho nhau trong bài.
Phận sự quan trọng nhất của thể sinh lực (thể phách) là việc truyền sinh lực hay prana từ bên ngoài vào thể sinh lực  và từ đó vào thể xác. Mọi sinh linh nằm trong biển sinh lực nuôi dưỡng trọn thiên nhiên, và thể sinh lực  là nơi có sự tiếp xúc đầu tiên với prana. Thể sinh lực cũng là đường nối giữa thể xác và thểtìnhcảm, thể trí; bốn thể này thấu nhập lẫn vào nhau và hòa hợp tạo thành cái ngã, phàm nhân trong suốt một kiếp.
Thể sinh lực được linh hoạt và chịu ảnhhưởng của sinh lực tuôn vào các huyệt đạo (còn gọi là trung tâm lực, luân xa, chakra) chính. Cùng lúc đó, các luân xa ở cõi tìnhcảm và cõi trí tiếp nhận và chuyển biến nănglực ở hai cõi này, và tới phiên những nănglực ấy chi phối và làm thay đổi nănglực ether khi nó tuôn chẩy qua những đường kinh mạch trong thể sinh lực . Vì vậy, đó là tiến trình rất phức tạp. Thể sinh lực làm linh hoạt thể xác nhưng ta chưa rõ cách thức ra sao, chỉ ghi thêm ở đây là các kinh mạch chạy song song với dây thần kinh.
Tựa như bào thai trôi nổi trong chất dịch của tử cung, con người cũng ở trong biển nhiều nănglực nuôi dưỡng. Năng lực ba cõi liên tục tuôn vào luân xa của ba thể và đi ra, và cấu trúc của các luân xa giữ y trong suốt đời của một cá nhân. Mỗi hạt vật chất có phần ether tương ứng với nó, có hình dạng y hệt như phần vật chất. Thể sinh lực đan lẫn chặt chẽ với thể xác tới mức cả hai không thể tách rời khỏi nhau, vật trước không hề tách lìa khỏi vật sau trong lúc ta sống, và tan rã cùng với thể xác khi vật sau chết đi.
Thể sinh lực không phải chỉ là vận cụ cho prana mà còn có vai trò như là khuôn mẫu dựa theo đó thể xác thành hình. Thể sinh lực quan trọng vì nó có liên hệ trựctiếp với tìnhtrạng sức khỏe của cá nhân; tính chất, mức nhậy cảm và sự dẻo dai của thể xác trực tiếp liên can với tính chất và độ vững chắc của thể sinh lực. Mỗi tế bào trong cơ thể con người có phần ether, tìnhcảm và trí tương ứng bao quanh nó. Mỗi thể bao quanh con người và tản dần vào trong khoảng nănglực của vũ trụ bao quanh ta. Trong bài này ta nói riêng về thể sinh lực và chỉ ghi phớt qua về hai thể tìnhcảm và trí. Ngoài ra còn có nhiều bài về các thể đã đăng trên PST, xin mời bạn xem các số 56 - 7, 60, 63.
Nhìn bằng thông nhãn, thể sinh lực  trông giống như mạng lưới gồm những đường lực thanh mảnh mà nơi ai mạnh khỏe, chúng đứng thẳng góc với bề mặt của da. Thể có thể thô nhám hay thanh bai, đặc tính này phản ảnh vào loại của thể xác. Mỗi cơ quan trong người có phần ether tương ứng qua đó nănglực ether luân lưu liên tục.
Thể có mầu xanh xám nhạt hay tím xám, hơi sáng và lóng lánh, tựa như những đợt sóng nhiệt bên trên mặt đất lúc trời nóng. Nơi người trung bình, thể ló ra khỏi thể xác từ năm đến bẩy phân, và dần dần phai lạt vào biển nănglực ether bên ngoài. Biển ether này không ngừng chuyển động mau lẹ và bao quanh cơ thể như bầu không khí bao quanh trái đất.
Tuy thể sinh lực  không phải là vận cụ cho tâmthức, nhưng nó truyền tâmthức từ những thể cao vào não bộ, và nếu vì bất cứ lý do nào thể bị tách rời khỏi thể xác, hệ quả là có rối loạn và sức khỏe xấu. Có một màng lưới ether với chất liệu ether thanh nhất tác động như là rào ngăn tự nhiên giữa thể sinh lực  và thểtìnhcảm, bảo vệ con người không cho có thông thương quá sớm giữa hai cõi. Sách vở mô tả mạng lưới này là một lớp nguyên tử ether đan kết chặt chẽ với nhau, ngăn cách những luân xa nằm dọc theo xương sống. Mạng lưới là cơ chế bảo vệ mà nếu nó bị thương tích sẽ cho hệ quả nghiêm trọng, vì mạng lưới hở là mở cửa thông thương với những lực nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân. Những điều làm biến đổi hay làm rách mạng lưới là nghiện rượu, dùng ma túy và những chất tương tự.
Ta chớ nên nghĩ rằng mạng lưới ether này cản ngăn sự tương tác bình thường giữa thể sinh lực  và thểtìnhcảm. Với ai mạnh khỏe, có một liên hệ trật tự và sự tuôn chẩy nhịp nhàng giữa các thể. Nhưng khi có xáo trộn kinh niên về mặt tìnhcảm như lo lắng, thù hận luôn, nănglực tuôn ra bị rối loạn và sau cùng làm hư trọn hệ thống. Thí dụ khác là lòng sợ hãi và sầu não có khuynhhướng làm giảm sự tuôn chẩy bình thường của nănglực, nên cơ quan như thận bị suy yếu khảnăng hoạt động bình thường. Tức tìnhcảm chi phối chặt chẽ cả thể sinh lực và thể xác.
Ít năng lực thì không tốt và có hại, mà quá nhiều nănglực cũng cho hệ quả tương tự. Nếu nănglực tuôn chẩy quá mau, nó có thể bị dùng hết quá lẹ làng, làm lượng nănglực dự trữ trong người bị hao hụt. Sự căng thẳng cũng làm hao mòn lượng nănglực dự trữ, điều này có thể cho hệ quả đột ngột ở thể xác như bị đứng tim hay đau thận.
Khi ai mạnh khỏe có tâm tình vui tươi, bình an, nănglực tuôn chẩy đều đặn và trơn tru. Các luân xa có thể chuyển hóa nănglực từ cõi này sang cõi kia lúc đau ốm cũng như khi mạnh khỏe. Như vậy ai đầy tình thương mến thì điều này truyền vào thể dưới hình thức nhiều nănglực thăng bằng hơn. Nếu không có tìnhcảm đối nghịch nhau, nănglực ether được tăng cường và tốt lành hơn.

Vai Trò của Luân Xa
Chakra là những trung tâm ở cõi thanh, hay cơ quan qua đó nănglực những cõi khác nhau hòa nhịp và phân phối trong cơ thể. Chúng sinh động ít hay nhiều ở cõi tìnhcảm, trí và cao hơn nữa, nơi chúng có những vai trò khác nhau, tuy nhiên chúng có tầm quantrọng hàng đầu ở cõi ether, nơi chúng là phương tiện để truyền nănglực vào cơ thể.
Có nhiều sách mô tả các thể và luân xa, trong bài này theo sự quan sát của bà Dora van Kunz, ba thể sinh lực, tìnhcảm và trí mỗi thể có bẩy trung tâm lực chính và gọi là luân xa do hình dạng của chúng. Nói khác đi hai thể tìnhcảm và trí có những luân xa tương ứng với luân xa của thể sinh lực. Riêng về thể sinh lực và thể xác, bẩy luân xa của thể sinh lực  chi phối mạnh mẽ sức khỏe của hai thể này. Giống như thể xác luônluôn có tan rã rồi tái tạo, ba thể sinh lực , tìnhcảm và trí cũng luôn thay đổi mà ở mức độ mau lẹ hơn nhiều, và các luân xa có can dự vào thay đổi này.
Luân xa giống như bánh xe với một tâm ở giữa, chung quanh có những cấu trúc giống như cánh hoa xoay tròn. Nănglực các cõi tuôn vào tâm này và luân chuyển, cũng như chảy vòng quanh tâm theo lực ly tâm và đập nhịp nhàng, nên trọn cơ cấu trôn như bông hoa có những cánh luôn chuyển động điều hòa.
Kinh sách Ấn ví luân xa như hoa sen vì hình dạng như bông hoa, và vì chúng có một cuống ở giữa nối với xương sống và hệ thần kinh. Tâm của luân xa là điểm tươngtác nơi mà nănglực chẩy từ cõi này sang cõi kia. Luân xa cũng liên hệ với được khảnăng đặc biệt thí dụ có óc sáng tạo, hay quan năng về tâm thức liên hệ với cõi tìnhcảm hay cõi trí, thí dụ pháttriển tâm thức ở cõi cao.
Điều quantrọng cần ghi nhận là luân xa vừa là trạm truyền đi nănglực từ cõi này sang cõi kia, mà đồng thời cũng là trạm biến đổi nănglực; chúng có cơ chế làm đồng nhịp nănglực ba cõi. Chúng nâng nănglực lên hay hạ xuống, làm chậm lại hay tăng mau hơn từ cõi này sang cõi khác, khiến cho nănglực mau hơn nơi cõi tìnhcảm có thể ảnhhưởngnănglực chậm hơn của cõi ether, và ngược lại.
Ta có thể dễ dàng tượng hình luân xa cõi ether như là các xoáy lực quay tít, thu hút nănglực từ tâm của chúng thành một dòng chặt chẽ và rồi tản lực ra ngoài bìa những cánh hoa bằng nhiều xoáy càng lúc càng rộng. Lực ào ạt từ không gian bên ngoài chẩy vào luân xa, và do cấu tạo của nó, điều mà sinh ra chuyển động xoáy hay quay tròn. Dòng chẩy không ảnhhưởng cơ cấu hình học căn bản của luân xa mà cái sau vẫn giữ nguyên hình dạng luônluôn.
Ta cũng chớ nên dựa theo hình vẽ mà cho rằng luân xa tách biệt với các thể. Chúng là những xoáy lực tập trung nănglực bên trong một thể, y như là xoáy nước được thành hình trong nước và là nước. Do vậy, bất cứ thay đổi quantrọng nào trong một thể lập tức thấy hiện ra ở luân xa, và phần lớn quan sát thấy ở đây.
Lấy thí dụ ai bực bội lâu ngày thì nănglực này tuôn trọn thể sinh lực  lẫn thể tình cảm, tác động lên bộ phận trong cơ thể như thận. Ngược lại khi cơ thể căng thẳng, nănglực từ thể sinh lực tuôn ra ngoài xuyên qua luân xa sẽ ảnhhưởng lên thể tình cảm.
Mầu sắc thay đổi theo luân xa, và chói sáng theo cách làm cho hình dạng của nó càng giống như bông hoa. Nơi ai mạnh khỏe, hình dạng luân xa cân bằng đẹp đẽ, đối xứng và điều hòa, mọi phần cùng nhau tuôn chẩy theo cách nhịp nhàng. Chúng có chuyển động hòa hợp như nhạc, với nhịp điệu thay đổi theo từng cá nhân, khác biệt tánh khí và cơ thể.
Các luân xa không hề đứng yên, tốc độ quay tròn của chúng vừa mau vừa thay đổi theo tìnhtrạng sức khỏe và tính chất của dòng. Trọn diễn trình tương tự như sự hô hấp, vì nănglực được con người hít vào và thở ra. Nănglực đi vào xuyên qua tâm luân xa, qua cuống tới xương sống, rồi chẩy dọc theo kinh mạch li ti liên quan đến hệ thần kinh. Sau rốt nó quay trở lại luân xa, đi ra ngoài bìa những cánh hoa theo đường xoắn ốc, theo diễn tiến không ngừng của việc thu vào rồi thải ra.
Những đường xoắn ốc nănglực thành càng lúc càng rộng hơn trong sự luân chuyển, từ từ hòa vào và mờ dần vào trọn thể sinh lực , và rồi tan biến vào không gian bên ngoài, tựa như hơi thở ra của chúng ta thành một phần của trọn bầu khí quyển của trái đất.
Các luân xa của thể sinh lực  nằm trên bề mặt của thể, khác nhau rất nhiều về mầu sắc, độ sáng, kích thước, tốc độ nhanh chậm, nhịp và cấu tạo, có cái thanh nhẹ, có cái thô nặng tùy theo tính chất cá nhân và tìnhtrạng sức khỏe. Vì lý do ấy, tiến trình bệnh tật thấy rất rõ trong luân xa, vì nó làm xáo trộn chuyển động điều hòa và làm thay đổi tính chất của vật liệu tạo nên luân xa.
Luân xa cũng làm lộ tính chất tâmthức của người và mức độ pháttriển cá nhân cùng năng khiếu của họ, qua thay đổi thấy ở luân xa thể sinh lực  và sự liên kết với luân xa ở những cõi cao hơn. Nơi người chưa pháttriển, luân xa có kích thước nhỏ hơn, quay chậm, mầu sắc mờ tối và chất liệu thô nặng. Với ai thông minh hơn, có đáp ứng và nhậy cảm hơn chúng thấy sáng hơn, chất liệu thanh bai hơn và quay nhanh hơn, và nơi ai đã thức tỉnh biết sử dụng trọn những năng lực của mình, chúng là những xoáy rực rỡ mầu sắc và ánh sáng.
Các luân xa chính nằm dọc theo một trục thẳng đứng, năm cái thấp nằm song song với xương sống, đi từ cuối xương sống lên tới sọ, còn hai cái cao nằm giữa chân mày và ở đỉnh đầu. Cái sau chót thường lớn hơn những luân xa khác và là chỗ trụ cột của tâmthức. Nơi bất cứ ai, một số luân xa có thể thay đổi về kích thước và vẻ sáng; điều này cùng với hoạtđộngtươngtác với những thể cao, cho biết tài năng đặc biệt và nănglực của họ. Thí dụ luân xa cổ họng và giữa chân mày của một ca sĩ hay diễn giả tài ba sẽ to hơn bình thường, cũng như là sáng hơn, óng ánh hơn và quay mau hơn. Trong trườnghợp khác, huyệt đan điền (solar plexus) của người đồng mê man cũng lớn mà chất liệu thô nặng, mầu sắc tối, loạn nhịp và tâm luân xa lỏng lẻo. Nơi trẻ sơ sinh, luân xa thường lớn cỡ ba phân, trông giống như cái đĩa nhỏ cứng.
Mỗi luân xa nối kết đặc biệt với các cơ quan riêng biệt trong cơ thể, cũng như với những trạngtháitâmthức khác nhau. Ta có thể nói tổng quát là các tuyến nội tiết có liên hệ với bẩy luân xa của thể sinh lực , cũng như là luân xa ở cõi cao. Sự tương tác giữa bốn thể với nhau (xác, sinh lực, tìnhcảm và trí) là một hệ thống hòa hợp đẹp đẽ, sinh ra từ mạng lưới nănglực của luân xa trong ba thể sinh lực, tìnhcảm và trí, và được chúng nuôi dưỡng.
Các luân xa khác nhau cũng cho biết con người trụ chính yếu vào đâu. Nếu đó là người thiên về tình cảm, huyệt đan điền và luân xa tim sẽ linh động hơn, nổi bật hơn những luân xa khác. Nếu luân xa giữa hai chân mày rất sáng, điều ấy muốn nói ba thể con người đã hòa hợp nhiều phần; luân xa nơi đỉnh đầu đặc biệt sáng rỡ thì cho biết  có pháttriển về ý thức tinhthần. Mức hoạtđộng của luân xa thể sinh lực, và mức nhậy cảm trong sự tươngtác với luân xa hai thể cao hơn xác định tiềm năng của một người về sự pháttriển nhận thức cao.
Dây tâmthức đi vào tâm của luân xa đỉnh đầu. Khi ta ngủ, dòng nănglực giảm đi, và linh hoạt trở lại vào lúc tỉnh giấc. Dây sống liên kết luân xa tim với quả tim thể xác và liền lạc trong lúc ta sống. Vào lúc qua đời, dây tâmthức từ luân xa đỉnh đầu rút về, và sợi dây sống cũng từ luân xa tim rút về, là dấu hiệu cho việc tan rã tất cả những luân xa khác. Như vậy vào lúc cái chết xẩy ra mọi liên kết với thể xác bị cắt đứt; đầu tiên thể sinh lực  lơi dần khỏi thể xác rồi tách ra, và vài ngày sau khi chết sẽ tan rã trong điềukiện bình thường.
Tóm tắt lại thì phận sự chính của luân xa thể sinh lực  là hấp thụ prana hay sinh lực rồi phân phối nó trong thể sinh lực  và qua đó tới thể xác, và duy trì sự kết nối với các luân xa tương ứng trong hai thểtìnhcảm và trí. Một trong các phận sự của luân xa là điều hợp sự tươngtác giữa các thể. Tình trạng của thể xác bị chi phối chẳng những bởi mức tuôn chẩy của dòng nănglực ether, mà luôn cả mức hòa hợp của nhịp nơi luân xa, và bất cứ cản trở nào làm biến đổi khuôn mẫu bình thường sẽ làm mất sinh lực và cho sức khỏe kém.
Nay ta sang phần mô tả các luân xa chính theo sự quan sát của bà Dora van Kunz.

●Luân xa Đỉnh đầu
Đây là luân xa ở vị trí cao nhất trong người, nằm khoảng sáu phân bên trên đỉnh đầu. Nó có hình đĩa nhỏ, gồm 12 cánh mầu vàng chói ở giữa và 960 cánh phụ xếp quanh những cánh đầu. Những cánh phụ có đủ mầu sắc của cầu vồng với mầu tím nhiều nhất. Do vị trí của nó, kinh sách xem luân xa này đặc biệt hơn những luân xa khác nằm dọc theo xương sống. Nó được xem là luân xa quantrọng nhất, và lộ cho thấy đặc tính tinhthần của cá nhân và tìnhtrạngtâmthức của họ.
Kích thước, thay đổi về mầu sắc, tốc độ quay, nhịp, mức sáng, vẻ thanh hay trược và sự mềm dẻo, cùng tính chất của sự tươngtác với những luân xa khác, tất cả biểu lộ phẩm chất và tư cách của trọn phàm ngã và mức kết hợp với chân ngã mạnh yếu ra sao. Nếu tâm của luân xa chiếu rất sáng, điều ấy thường muốn nói có tập thiền.
Kích thước của tâm cũng như là những tính chất khác của luân xa cho biết khả năng mở rộng tâmthức của nhân vật, hay ngay cả việc có tâmthức liên tục giữa việc tỉnh giấc và say ngủ, vì thường khi đây là nơi mà ta đi ra khi ngủ. Tuy nhiên nếu tâm rất lỏng lẻo thì nó có thể chỉ việc con người tách ra khỏi thân xác quá dễ, như trườnghợp của người đồng mê man bất chợt. Nói khác đi, đây là luân xa cho biết trình độ tiến hóa của tâmthức nơi cá nhân. Nghệ thuật tôn giáo, đông cũng như tây, mô tả đặc tính này bằng biểu tượng; nơi đức Phật đó luônluôn là khối trên đỉnh đầu ngài, muốn nói sự giác ngộ; còn vòng hào quang vàng chói quanh đầu đức Chúa và các vị thánh muốn nói sự thức tỉnh tinhthần. Khi đường nối giữa hai luân xa đỉnh đầu và giữa chân mày mở ra và linh hoạt, nó cho biết có thôngnhãnphần nào, cũng như có tập thiền và định trí. Ở mọi giaiđoạnpháttriển, luân xa đỉnh đầu đóng vai trò là cơ quan tổng hợp.

●Luân xa giữa chân mày
Còn gọi là luân xa ajna, gồm 96 cánh, nằm giữa trán giữa hai mắt, nó tươngtác đặc biệt với luân xa đỉnh đầu. Nó có cơ cấu khác với những luân xa khác ở điểm có vẻ như nó được chia làm hai phần, một nửa mầu hồng và vàng, nửa kia xanh và tím. Luân xa liên kết với tuyến não thùy (pituitary) và chuyện thú vị là tuyến cũng gồm hai phần, mỗi phần có vai trò riêng biệt. Luân xa liên quan chính yếu đến sự hòa hợp ý tưởng và kinhnghiệm với khảnăng tổ chức; nó là cơ quan cho việc tượng hình, và là trung tâm nhận thức hoặc có thể hướng lên điều cao hơn hoặc xuống chuyện thường ngày; vì vậy nó phản ảnh bản chất song đôi của trí năng là hạ trí và thượngtrí.
Nếu luân xa này pháttriển nhiều và sự liên kết với luân xa tương ứng của thểtìnhcảm được mở và linh hoạt, thì nhiều phần là có thôngnhãncao. Khi nó liên kết chính yếu với luân xa cổ họng, điều ấy muốn nói có sử dụng tích cực óc tưởngtượng sáng tạo.

●Luân xa cổ họng
Nằm ngay đằng trước phần đáy của cổ, có mầu xanh bạc và 16 cánh, có đường kính chừng sáu phân, nhưng to hơn nơi ai dùng nhiều giọng nói; nó sáng hơn và quay mau hơn nơi ca sĩ và ai là diễn giả chuyên nghiệp. Nó cũng nổi bật nơi nhạc sĩ và nhà soạn nhạc, hay những ai làm công việc có tính sáng tạo thuộc bất cứ loại gì, vì luân xa này chỉ tính nhậy cảm với mầu sắc và hình thể cũng như là với âm thanh và nhịp điệu. Ta có thể nói tính sáng tạo của con người được truyền từ luân xa giữa hai chân mày, nơi cho ý niệm, xuống luân xa cổ họng, nơi nó được làm cho sinh động.
Luân xa nối với luân xa đỉnh đầu và luân xa cổ họng trong một số trạngthái có tâmthức mở rộng, và đặc biệt quantrọng về sự liên kết giữa hai thể trí và thể sinh lực . Sự liên kết giữa luân xa này và thể xác thấy qua việc nó nối kết với tuyến giáp trạng và tuyến phó giáp trạng, nó cung cấp nănglực cho hai tuyến này. Khi nhìn bằng thôngnhãn, luân xa cổ họng của thể sinh lực  mà có mầu trong sáng và nhịp đều đặn, đó là dấu hiệu tuyến giáp trạng lành mạnh.

●Luân xa Tim
Nằm ở điểm giữa đường nối hai xương bả vai, nơi người trung bình có đường kính khoảng sáu phân và gồm 12 cánh có mầu vàng chói hực hỡ. Khi mầu trong sáng và nhịp đều đặn, ấy là dấu hiệu tìnhtrạng tim lành mạnh và thể xác sinh động. Luân xa này nối với tâmthức cao và cảm giác ta có về tìnhtrạng của mình, nó cũng có nối kết chặt chẽ với luân xa đỉnh đầu. Luân xa tim ghi nhận tính chất và nănglực của tình thương trong đời một người. Khi ta chuyển hóa ham muốn và si mê riêng tư thành lòng từ rộng lớn và bao quát hơn cho đồng loại, tim trở thành tụ điểm cho nănglực mà trước đây tập trung vào huyệt đan điền.
Có chỉ dẫn là khi thamthiền ta chú tâm vào huyệt tim, để củng cố sự nối kết giữa nó với tâm của luân xa đỉnh đầu; làm vậy sẽ mang lại sự quân bình thực sự trong cơ thể, vì huyệt tim quả thực là điểm hòa hợp  trong trọn hệ thống các luân xa và do vậy có ảnhhưởngquantrọng về sự quân bình nói chung. Tuy nhiên sách khác không khuyếnkhích việc ấy, cho rằng không nên chú ý vào bất cứ luân xa nào, vì sức mạnh tưtưởng rất thật và có thể kích thích luân xa khiến nó linh hoạt quá độ. Luân xa tim xử sự như là yếu tố đầu tiên hết trong việc chuyển hóa tinhthần, và do vậy ta càng phải cẩn thận với bất cứ chuyện chi có liên quan đến nó.
Trong cơ thể, có liên hệ giữa luân xa tim và hung tuyến (thymus), và qua đó hệ miễn nhiễm; đương nhiên là luân xa tim cũng liên hệ với phận sự của trái tim.

●Huyệt đan điền (còn gọi là tùng thái dương, solar plexus)
Nằm ở vùng cuống rốn, có 10 cánh, ở tìnhtrạng thông thường nó có nhiều mầu với mầu đỏ nhạt và xanh lục chiếm nhiều nhất. Nếu nhịp thay đổi, mức hoạt động gia tăng và có xáo trộn về mầu sắc trong luân xa, điều ấy muốn nói con người đồng hóa quá mức với tìnhcảm của mình, và không dễ làm chủ cảm xúc.
Đây là luân xa quantrọng bậc nhất về việc nối kết với thểtìnhcảm, vì nănglựctìnhcảm tràn qua đây vào thể sinh lực . Nó cũng liên hệ chặt chẽ với luân xa tim và cổ họng. Trong đời người bình thường, có lẽ huyệt đan điền là luân xa quan trọng nhất và linh hoạt nhất trong tất cả các luân xa, vì nó can dự rất nhiều vào đời sống tìnhcảm. Nó sinh động nơi ai có ham muốn mạnh mẽ, và đóng vai trò quantrọng trong việc phóng chiếu nănglực cá nhân.
Vì lý do ấy, khi căng thẳng hay vấn đề tìnhcảmảnhhưởng hệ tiêu hóa, nó muốn nói vùng huyệt đan điền có xáo trộn. Luân xa nối kết chính yếu với tuyến thượng thận và tụy tạng, cũng như là với gan và bao tử. Đây là luân xa qua đó đa số đồng cốt làm việc, và có can dự vào nhiều loại thôngnhãnchưa pháttriển mấy.

●Luân xa Lá lách
Luân xa này không được xem là một luân xa chính, dầu vậy nó đóng vai trò quantrọng trong hệ thống các luân xa. Nó có sáu cánh hay sáu phần với đủ mọi mầu sắc, trong đó mầu vàng và hồng đỏ chiếm trội nhất. Phận sự quantrọng nhất của nó là hấp thụ sinh lực từ bên ngoài, chuyển biến nó và rồi phân phối tới những trung tâm lực khác. Người ta cho rằng mỗi mầu sắc trong luân xa này có ái tính với luân xa khác mà mầu riêng biệt ấy trội nhất nơi luân xa đó (thí dụ mầu vàng với huyệt tim, hồng đỏ với huyệt đan điền v.v.), và những luân xa khác được liên tục sinh động bằng cách ấy.
Luân xa nằm ở bên trái bụng ngay dưới xương sườn thứ mười, và kết nối với lá lách trong cơ thể. Thường thường luân xa có dạng chói sáng hực hỡ. Vì nó là trạm chính đưa sinh lực prana vào cơ thể, phận sự quantrọng nhất của nó là khả năng hấp thu và phân phối sinh lực.

●Luân xa Xương thiêng
Huyệt này có sáu cánh với mầu đỏ là mầu chính, nó có phận sự quantrọng như luân xa lá lách nhưng không phải là một luân xa chính ảnhhưởng trọn thể theo cách như sáu luân xa khác.
Đây là luân xa duy nhất trong số các luân xa có chiều quay khác nhau giữa nam và nữ. Luân xa ether nơi người nam có mầu đỏ sậm và quay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại, luân xa ether nơi người nữ có mầu đỏ cam và đi ngược chiều kim đồng hồ. Có lẽ đây là căn bản cho ý nói rằng ‘... đồng tính luyến ái không đúng không phải về mặt đạo đức, mà bởi về mặt huyền bí học nó trái với cách luật tác động. Lực nơi người nam khác lực nơi người nữ khiến cho sự phối hợp có tính bổ túc, sinh ra tốt lành cho cả hai, nâng cao họ; còn khi có sự phối hợp hai lực cùng phái, chúng không bổ túc đưa tới kết quả như thiên nhiên ấn định, và do đó không được khuyến khích.’ (Xin đọc thêm bài Hai Căn Bệnh, PST 67, t. 71)

●Luân xa ở cuối Xương sống
Luân xa ở gốc này có bốn cánh mầu cam đỏ trong. Nó được xem như là nguồn hay chỗ của luồng hỏa xà kundalini, nơi người bình thường luồng này cuộn lại nằm yên. Kundalini gồm ba phần, hai luồng hai bên gọi là idapingala đi lên uốn quanh luồng lớn ở giữa tên sushumna; cả ba phát xuất từ luân xa này.
Ta có nói ở trên là năm luân xa nằm dọc theo thân hình có cuống nối với đường kinh nằm giữa xương sống. Đường kinh này là sushumna đi từ cuối xương sống lên hành tủy medulla oblongata ở đáy não; luân xa chuyển hóa làn nănglực từ cõi ether tuôn vào. Hai đường kinh khác idapingala phát sinh và tận cùng chung một nơi; chúng liên kết với làn nănglực đi ra.
Idapingala uốn chéo qua lại quanh sushumna ở những điểm có năm luân xa chính. Sự uốn lượn này trông giống như biểu tượng y khoa sống động là hình hai con rắn uốn quanh cây trụ ở giữa, linh hoạt, muốn nói tới ý niệm tiềm ẩn về nănglực sức khỏe. Vì vậy luân xa có liên hệ với sinh lực. Nơi người đã pháttriển, luồng kundalini đi lên, được chuyển hóa và nối kết với luân xa đỉnh đầu.

●Các luân xa phụ
Ngoài các luân xa chính còn có 21 luân xa phụ gọi là nadi. Chúng kháccác luân xa lớnnóitrên ở điểm chúng chính yếu là nơi tập trung, là giao điểm của những đường kinh mạch tựa như bùng binh round about, nơi có luồng lớn nănglực tuôn chẩy. Chúng không liên kết với một tuyến nội tiết đặc biệt nào. Có những huyệt phụ ở lòng bàn tay và bàn chân, và chúng được sử dụng trong việc chữa lành.
Thể xác được xem là một hệ thống toàn hảo, những phần nối kết với nhau và làm việc chung một cách đẹp đẽ. Thể sinh lực với các luân xa và đường kinh mạch là hệ thống khác cũng hòa hợp tuyệt diệu, liên kết có tính toán học. Nếu ta có thể nhìn thể xác và thể sinh lực  như là một cơ cấu chung, hình ảnh có được về con người sẽ trọn vẹn hơn nhiều. (còntiếp)

Theo:The Chakra and the Human Energy Fields. Shafica Karagulla and Dora van Gelder Kunz.

Xem