CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN (7)
Con Người:
Phần Lịch Sử Lãng Quên (tt)
Xem Các Bài CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN
Thuật sĩ tà đạo cũng có chú ngữ và nghi thức riêng của họ.Hiếm khi những nghi thức ghê rợn của họ hoàn tất mà không có lời xướng đáng sợ.Nếu người bình thường đọc những âm mà họ dùng, chắc chắn nó sẽ gợi nên cảm xúc chán ghét và kinh khủng.Nét mặt của thuật sĩ tà đạo lúc xướng thần chú biến dạng thật ghê gớm.Đa số những lời xướng như thế tận cùng bằng âm ha. Với ai nhậy cảm âm này khi được phát ra theo cách đặc biệt luôn luôn cho ảnh hưởng không dễ chịu, vì nó liên hệ với tính hủy hoại của vài lực thiên nhiên.
Ta đã nói ở trên là mức hữu hiệu tùy thuộc chính yếu vào việc xướng âm và cách nhấn giọng, nên không có gì lạ khi phù thủy cử hành nghi thức tôn giáo chân thực mà thay đổi cách nhấn giọng để dùng cho mục tiêu của họ. Người ta thường tin rằng đọc ngược một lời chú sẽ cho ra hệ quả ngược lại, nhưng sự thực là ảnh hưởng không tùy thuộc vào cách xếp đặt chữ mà đúng hơn vào cách phát âm, và sự xáo trộn tâm linh đi kèm.
Thí dụ đưa ra là trong tất cả nghi lễ của Ấn giáo, chú ngữ OM đóng vai trò quan trọng khi phát âm gồm ba chữ A, U, M; nhưng trong nghi lễ của mật tông - Tantrik, ba âm này có dàn xếp khác và cho ra âm VAM. OM tượng trưng cho sự tiến hóa đi lên, VAM đi xuống; một âm biểu tượng sự bảo tồn và do đó liên kết với Vishnu là ngôi hai; âm kia liên kết với Shiva ngôi ba, là biểu hiệu của sự hủy diệt. Ảnh hưởng của âm thấy rõ khi lời kinh đọc nhỏ, đều đều làm dịu trẻ con và người hay lo; âm nhạc cũng vậy. Âm còn làm cho ngay cả thú vật và rắn thành dễ được dẫn dụ.
Mục tiêu của ta không phải là trình bầy chi tiết cặn kẽ về việc dùng âm thanh và ngôn ngữ trong nghi lễ huyền bí, nên những gì đã nói đủ cho người đọc một ý niệm về vài cách dùng lời nói của con người nay đã bị lãng quên.Ngôn ngữ lúc sơ khai gần như hoàn toàn tùy thuộc vào cách xướng âm. Sự tách rời ngôn ngữ với âm nhạc xẩy ra vào giai đoạn sau này, và việc xem xét ngôn ngữ của những bộ lạc Atlantis còn tồn tại sẽ chứng minh điều ấy.
Thí dụ dễ hiểu là tiếng Hoa, dù có thay đổi tương đối gần đây, vẫn chưa mất đi tính cách rõ ràng là tùy thuộc vào cách xướng âm. Ta không cần phải nhắc lại là một số tộc họ sâu bên trong Hoa lục là con cháu người Atlantis thuần chủng, còn dân cư dọc ven biển là người lai hai mẫu chủng. Tôn giáo theo đúng nghĩa thì chưa có trước khi con người có ngôn ngữ. Trước đó, khi tư tưởng còn hiển hiện và được nhận biết dễ dàng như ta cảm được thay đổi về nhiệt độ, con người sống với sự thật trong cái ngã thật của họ. Ngày nay tôn giáo là chuyện tình cảm còn với người thuở ban đầu nó là chuyện khoa học, là tất cả, quản trị mọi vấn đề của cuộc sống, to hay nhỏ.
Ta chớ nên quên rằng tôn giáo mà ta cho là của họ, chỉ có một thời gian lâu sau thời điểm đang nói ở đây. Vết tích chót của tôn giáo này vẫn có thể được tìm thấy ở Ấn. Tôn giáo của người Ấn là điều không thể thiếu đối với họ như cơm gạo hằng ngày. Một trong những nhận xét sâu xa nhất của người ngoại quốc về chi chủng này của mẫu chủngAryan nay cư ngụ ở Ấn, nói rằng người Ấn ăn, nghĩ, và chết như tôn giáo dạy. Một trong các nguyên do chính đưa tới việc hiểu lầm rộng lớn như thế về dân Ấn là việc không nhận ra ảnh hưởng sống động, lan trùm của tôn giáo đối với họ.
Chuyện oái ăm là tính bảo thủ của dân Ấn, dù có nhiều khuyết điểm, có điểm hay là nó duy trì tinh thần ban sơ tương đối nguyên vẹn của tôn giáo. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi ta nghe nói rằng hiểu biết về tôn giáo của người trước giống dân Aryan phải đưa tới những hiểu biết khác về họ. Tôn giáo của người cổ thời thì đơn sơ như cuộc sống của họ. Về sau tâm trí con người làm biến dạng và thêm thắt vào chân lý giản dị mà tổ tiên họ biết và tôn thờ. Khó mà vẽ ra hình ảnh ảm đạm hơn việc sai lầm dần dần bao trùm con người với đôi cánh đen của nó. Bắt đầu từ chân lý tuyệt đối, con người tinh thần chìm càng lúc càng sâu hơn vào biển ảo ảnh, say sưa với rượu vật chất, họ càng lúc càng quên đi nguồn gốc và vận mạng của mình.
...
Tôn giáo ấy đơn sơ vì nó chân thật, và Chân lý luôn đơn sơ. Người Aryan ban đầu, không giống như con cháu về sau, phải đối diện với vấn đề ’Biết Chính Mình’, nhưng họ giải quyết nó một cách thỏa đáng. Họ biết rằng điều Biểu lộ chỉ là tượng trưng cho điều Không Biểu lộ. ’Tất cả những gì hiện hữu, là Brahman - Thượng đế’ là câu mà giáo sĩ người Ấn cổ thời nói, nhưng cuộc tiến hóa mà con người trải qua từ thời ta đang nói đây làm cho câu này khó hiểu.
Ta chớ nên tưởng tượng là vật trước mắt ta như nó là, là Brahman, nhưng tuy nó không ngừng thay đổi hình dạng, nó vẫn là Brahman khi ta xem xét nó mà không kể tới các thay đổi nó trải qua, với tính thay đổi là bản chất nằm sẵn trong chất liệu. Ấy là điều họ biết về thiên nhiên bên ngoài. Ta không có chỗ ở đây để bàn rộng thêm về ý đó, nên bạn đọc nào muốn biết thêm cần tìm đọc chỉ dậy của Sankara, đức Phật, được các bậc Thầy đông phương, là đại diện cho các ngài, diễn giảng.
Người Aryan xưa nhìn vào tâm và nhận ra là Chân ngã hay Atma là điều làm cho mọi vật hiện hữu. Họ biết thêm Atma này là Brahman hay Đại ngã. Khi xem xét tách biệt với hiện tượng thay đổi, chủ thể và khách thể hòa vào nhau, và hiện hữu trong cội nguồn hằng hữu của mọi sự hiện hữu là Parabrahma. Đây là những hiểu biết đại cương mà người Aryan sơ khai có về tôn giáo, nay ta thử xem hiểu biết ấy ảnh hưởng ra sao hành vi ngoài thực tế của họ. Một đoạn trong kinh Upanishad làm rõ nghĩa điều này:
– Khi từ bỏ mọi vật thì con có thể an hưởng. Đừng ham muốn tài sản của ai khác.
Câu dịch này diễn tả khá chính xác điều là chuyện tự nhiên đối với người Aryan ban sơ. Tính khắc khổ tự nó tệ hại hơn là vô dụng, và người tiền sử không có tính này, tham lam để hưởng thụ là điều xấu và gây tổn thương, và họ không hề như thế. Sự đẹp đẽ và vĩ đại của lối sống sơ khai nằm ở chỗ nó hòa hợp với thiên nhiên, họ vui sống mà không có lòng ham muốn, và không có xung đột.
Khi màn vật chất ngày càng dầy thêm quanh con người, họ không còn tôn thờ phần thiêng liêng trong bản chất của mình, và cuối cùng thờ phượng vật bên ngoài tượng trưng cho lý tưởng ban đầu của họ, và làm nó suy thoái. Họ không thích cảm nhận về bóng tối, nên vật đầu tiên mà họ tôn thờ thay thế cho Nguồn Cội Chung là vầng thái dương quét sạch bóng tối, và cùng với nó là bình minh, giờ phút tuyệt vời trong ngày lúc khắp thiên nhiên được mặt trời quay trở lại tỏa sáng làm linh hoạt.
Đối với họ bình minh cũng là lúc được tôn thờ, là bình an mà thiên nhiên linh hoạt lẫn không linh hoạt cùng chia sẻ. Người sơ khai hòa với vầng thái dương và bầu trời, tôn kính thiên nhiên dưới mọi hình thức; đối với họ cây to và núi cao đều là thần linh. Việc thờ phượng Thần Mặt trời, và kinh ghét quỉ ma của bóng tối, nói chung việc thờ phượng các hiện tượngthiên nhiên sinh ra huyễn tưởng mà khi kéo dài một thời gian, trở thành thực tại hữu hình cho người về sau. Ta thấy, thay vì chỉ là các ý tưởng rối loạn, họ có những vật hữu hình thô trược tượng trưng cho các ý tưởng đó lúc ban đầu. Sự kiện đạo đức suy đồi do việc tôn thờ ngẫu tượng này đã được nói tới trong một chương trước.
Chương IX
Con Người và Những Loài Khác
Vài lần ta đã có cơ hội nói về các Vị đại sư hành tinh - Planetary spirits, những huấn sư ban đầu và theo một nghĩa, là tổ tiên sinh ra nhân loại. Nói về những trạng thái tinh thần cao hơn thì đại sư hành tinh là những Vị gần con người nhất. Người Ấn gọi cấp cao nhất trong những Vị này là A Di Đà Phật - Adi Buddha; đó là thực tại tuyệt đối bao trùm mọi sự hiện hữu, được xem như là trọn tất cả năng lựctinh thần và minh triết trong vũ trụ. Mức tiến hóa ngay trên đó là Dhyani Buddha, rồi kế tiếp là Dhyan Chohans theo cách gọi của người Tây Tạng.
Lỗi lầm hay có là xem những bậc khác nhau này như là những Vị khác nhau, trong khi thực ra mỗi cấp có vô số nhân vật riêng biệt. Giống như não là trung tâm từ đó sinh ra vô số khả năng thể chất, trí tuệ, mỹ thuật thì các nhân vật khác nhau cho ra ảnh hưởng riêng của các ngài trong vũ trụ, và tất cả những điều này tạo thành các cấp. Ta không đi vào chi tiết ở đây về sự hiện hữu của những đấng cao cả, mà chỉ đưa ra vài nét tổng quát về các vị Dhyan Chohans.
Các ngài là những đại sư bảo hộ các hành tinh khác nhau, và về một nghĩa là kiến trúc sư của chúng. Nói cho sát thì các ngài không phải là đấng sáng tạo tuy người ta hay nói như thế; các ngài không tạo ra thế giới từ khoảng không, mà các ngài tạo nên thế giới theo luật bất biến của cuộc tiến hóa; nói khác đi, một phần của luật vũ trụ tác động xuyên qua hành vi hữu ý của những bậc cao cả này, và các ngài thuộc về hai nhóm, Dhyan Chohan trên đường đi lên và Dhyan Chohan trên đường đi xuống.
Ta nên nhớ rằng hai giai đoạn thay phiên nhau là sinh hoạt và nghỉ ngơi quản trị tiến trình của thiên nhiên, chúng thường được gọi là ngày và đêm vũ trụ. Chuỗi những thay phiên này kéo dài vô tận vì không thể có khởi đầu của vô tận. Chuyện tương tự thấy trong trọn hệ thống của vũ trụ, ngay cả việc làm ban ngày và nghỉ ngơi ban đêm của ta. Như thế rõ ràng là vào mọi điểm trong sinh hoạt của vũ trụ phải có người, khi đã toàn thiện quá mức điều kiện nào đó của sự sống, thí dụ như của chúng ta, tiến vào bậc Dhyan Chohan.
Đây là những Vị Dhyan Chohan trên đường đi lên, lại còn có những kẻ khác từ trong cõi vô tận đang tiến ra giới hạn ngoài cùng của sự hiện hữu do đó được gọi là Dhyan Chohan trên đường đi xuống. Hiển nhiên nhóm trước đã từng qua giai đoạn làm người, tương ứng với sinh linh thuộc vòng sinh hoạt trước của vũ trụ; nhóm sau là sinh linh sẽ làm người hay tương tự như người. Luật vĩnh cữu không thể có bất công, mỗi đơn vị hiện hữu phải trải qua cùng vòng linh hoạt.
Gần đây chỉ dạy TTH bị cho là theo thuyết Hư Vô - Nihilism theo nghĩa khi vũ trụ tới chung cuộc, mọi vật vào cõi Niết Bàn được hiểu là không có sự bất tử riêng rẽ cho cá nhân. Tuy nhiên chỉ nhìn sơ qua thuyết về Dhyan Chohan ta cũng thấy đó là suy luận không căn cứ. Nếu tất cả mọi người đều tiêu tán không còn cá nhân nào thì không sao có được bậc Dhyan Chohan trên đường đi lên.
Trong chu kỳ đầu của sự hiện hữu trên hệ hành tinh này của chúng ta, một Vị Dhyan Chohan phải trực tiếp kết nối với hành tinh mà cuộc tiến hóa sắp diễn ra, để nhờ vậy sinh ra động lực cần thiết cho sự phát triển của nhân loại. Kinh sách Ấn ghi về các ngài theo nhiều tên khác nhau, Vị Dhyan Chohan đầu tiên của địa cầu sinh ra bẩy con trai, và tất cả các đạo sư đều là hậu duệ tinh thần của bẩy nhà hiền triết này từ thuở sơ khai đó.
Tới đây Chân sư cho biết:
– ”Vào lúc khởi đầu một cuộc tuần hoàn, khi nhân loại tái hiện trong điều kiện khác với điều kiện lúc mỗi mẫu chủng và chi chủng mới sinh ra, một Vị đại sư hành tinh phải hòa mình với những người sơ khai này để làm ký ức họ hồi nhớ lại, và tỏ lộ cho họ chân lý mà họ đã biết trong vòng tuần hoàn trước. Do vậy mà có truyền thống bị lẫn lộn về Jehovah, Orisis và Brahma. Nhưng điều ấy chỉ xẩy ra cho giống dân thứ nhất, phận sự của giống dân này là chọn người trong số dân của mẫu chủng, để tiếp nhận trọn những hiểu biết sẽ được chia ra cho các giống dân và thế hệ tương lai cho đến cuối vòng tuần hoàn.”
Bẩy hiền triết này là các đạo sư đầu tiên của địa cầu và là khuôn mẫu cho những vị kế tiếp, mỗi ngài tượng trưng cho một trong bẩy loại đạo sư luôn luôn có trên trái đất. Mỗi đạo sư tương ứng với một trong bẩy Vị này và cũng tương ứng theo cách huyền bí với Vị đạo sư vũ trụ. Khi Thiên đoàn được thành lập vững vàng, Vị đại sư hành tinh rời khỏi địa cầu nhưng tiếp tục phù trì Vị đạo sư thuộc cấp cao nhất, là bậc kế vị ngài, cho tới khi nhân loại tiến sang bầu kế và Vị sau hướng dẫn mẫu chủng mới, tới phiên ngài nuôi dưỡng nó với tư cách là Vị đại sư hành tinh.
Trong chu kỳ hiện tại Ngài đã xuất hiện vài lần giữa con người, và lập ra những tôn giáo chính trên thế giới, thí dụ là đức Phật Gautama. Đây là một bí ẩn mà chúng tôi không được phép tiết lộ. Chân sư dạy tiếp:
– ”Mỗi mẫu chủng có những bậc đạo sư của nó. Chúng ta được phép cho ra hiểu biết của chúng ta nhiều tới mức mà người của mẫu chủng ấy xứng đáng được nhận. Mẫu chủng chót sẽ có vị Phật của nó như mỗi mẫu chủng trước nó có; nhưng các bậc đạo sư của mẫu chủng này cao hơn bất cứ vị nào thuộc mẫu chủng hiện thời, vì trong số các ngài có Vị đại sư hành tinh tương lai, bậc Dhyan Chohan, mà bổn phận là chỉ dạy hay gợi nhớ lại ký ức của người thuộc mẫu chủng đầu tiên của vòng năm (ta đang ở vòng bốn), sau khi trái đất khuất dạng trong tương lai, bước vào chu kỳ ngơi nghỉ.”
Những đạo sư cấp cao hiện giờ có thể liên lạc một cách hữu ý với các Vị Dhyan Chohan thuộc nhiều bậc, và nhờ vậy có được hiểu biết về các bí ẩn của thiên nhiên nằm ngoài tâm thức đang có của các ngài. Kinh Ấn giáo cũng như kinh Phật ghi chép nhiều điều về các ngài, thí dụ như là những vị che chở các vùng trời khác nhau. Vị Dhyan Chohan chủ trì việc khai sinh cũng như sự hủy diệt các hành tinh, vai trò này khiến kinh sách cho các ngài tên Rudra, có nghĩa sự giận dữ cháy bùng. Tên này thích hợp khi ta nhớ là theo kinh sách, trái đất sẽ bị hủy diệt khi tầng khí quyển che chở bị mất đi và ánh sáng chói lọi của mặt trời chiếu tràn xuống nó. Truyền thuyết cũng nói là có mười hai mặt trời chiếu trên không, lúc trái đất của ta đến hồi chung cuộc.
Ngoài những bậc siêu nhân tinh thần ở mức cao này, còn có nhiều loài khác hiện hữu trong thiên nhiên. Với người bình thường, họ chỉ biết tới cư dân trong cảnh giới vô hình cho tới khi qua đời và tiếp xúc với những kẻ ấy. Trước khi cái chết mở cánh cửa cho linh hồn họ đi vào nơi đây, con người không có hay có rất ít ý niệm về sự hiện hữu của chúng. Nhưng có ngoại lệ cho luật tổng quát, có những người nam và nữ mà cơ thể có cấu tạo đặc biệt làm họ thấy được những vùng trời lạ lùng, và tâm thức họ cảm biết ảnh hưởng của người nơi cõi thanh. Đó là các đồng tử, hay ai có thông nhãn - clairvoyance và ai thấy được quá khứ, tương lai ta thường nghe nói. Lại còn có những nhà thần bí mà quyền năng tinh thần đã khai mở đưa họ qua những bầu lạ lùng bí ẩn của thiên nhiên.Kinh nghiệm mà loại người này có được thì không phải luôn luôn cùng tính chất như những người trước.
Nói chung về các ảnh hưởng vừa kể, một số thì không lành cũng không dữ, với số khác là điều xấu nhất. Thông linh học - Spiritualism của tây phương có ghi về số phận đáng thương của nhiều người, nam và nữ, là nạn nhân của những ảnh hưởng vô hình này, bị lôi kéo xuống mức đạo đức thấp nhất, sức khỏe tiêu hao. Bởi Thông linh học tạo áp lực lớn lao cho tư tưởng đương thời và hệ quả đáng tiếc xẩy ra do việc tiếp xúc với cái mà người ta gọi là người chết trở về, chúng ta sẽ nói kỹ hơn về tinh linh và vỏ, là những vật liên lạc với con người trong đại đa số những trường hợp hiện hình. Trí thông minh điều khiển người đồng thường được cho là linh hồn con người, còn sống ở cõi bên kia sau khi chết. Nhưng cái chết là gì ? và triết lý bí truyền dạy điều chi về việc ấy, và sau thay đổi đó thì con người đi về đâu ?
Ta đã thấy cái chết xẩy ra trên địa cầu do việc con người thành vật chất nhiều hơn, và việc họ sau đó vi phạm những luật của đời sống tinh thần. Từ việc chuyển tiếp không đau đớn từ trạng thái này sang trạng thái kia, do sự nhấn mạnh vào cảm dục, cái chết trở thành Vua của sự Kinh Hoàng. Cũng nên nhắc lại là vào thuở ban đầu, cái chết không sinh ra vỏ, tình trạng của con người ở mức mà ham muốn vật chất ít chi phối họ. Khi bản chất thấp trong lòng họ chế ngự bản chất cao tới độ con người có lòng tham sống, nhà tù dục vọng được dựng nên và một số lực tâm linh vốn tụ trong bản ngã của họ trong đời, phải tiêu tán ở đó.
Những vỏ này, mà con người gọi là các hồn, do vậy hiện hữu, và khuynh hướng phàm trần của nó thúc đẩy vật để liên lạc với người sống có tương hợp với chúng. Chân sư nói:
– ”Tương hợp muốn nói là có làn rung động giống nhau giữa thể tình cảm của người đồng và thể tình cảm của ai đã qua đời… Tựa như hai âm thanh khác nhau trong nhạc được phân biệt dễ dàng, tùy vào làn rung động đồng nhịp và sự hòa hợp hay bất hòa, giữa người đồng và vong linh điều khiển họ có sự tương hợp khi các phân tử thể tình cảm của họ di động hòa hợp với nhau.
”Về câu hỏi việc liên lạc sẽ phản ảnh cái ngã của ai nhiều hơn, nó được quyết định do mức nồng nhiệt của hai làn rung động nơi cõi thanh. Làn rung động ít hòa hợp chừng nào thì thông điệp càng có ít nét tinh thần, và mang nhiều tính chất của người đồng hơn.”
Ta đã thấy ở trên cách khuynh hướng và ước vọng của người quản trị đời sống của họ ra sao sau khi chết. Theo triết lý đông phương, tư tưởng lúc hấp hối là tác nhân mạnh mẽ nhất trong việc tạo tương lai cho con người; thực vậy, cái chết tự nó là điều tượng trưng thu nhỏ cho tất cả hành vi và tư tưởng của họ trong lúc sống. Krishna, là biểu tượng cho tinh thầnthiêng liêng trong con người, nói rằng ai khi qua đời mà tham thiền về ngài thì sẽ đạt tới ngài; nhưng để có thể giữ cho tâm trí trụ vào ngài lúc lâm chung, người ta phải tập luyện nó không ngừng khi còn sống và ngăn chặn mọi sự vẩn vơ của giác quan. Chân sư dạy:
– Các tư tưởng như thế không có chủ ý, và chúng ta không điều khiển được chúng như ta không điều khiển được võng mạc ghi nhận mầu sắc nào tác động lên nó nhiều nhất. Vào giây phút cuối trọn cuộc đời phản chiếu lại trong ký ức của ta, và từ mọi ngõ ngách hang hốc đã quên, các hình ảnh nối tiếp nhau hiện ra, biến cố này sau biến cố kia. Não bộ đang tàn dần có thúc đẩy mạnh mẽ sau cùng cho ký ức, và ký ức mang lại xác thực mỗi một ấn tượng nó có suốt lúc não bộ linh hoạt.
”Tự nhiên là các ấn tượng và tư tưởng nào mạnh nhất trở thành sống động nhất và tồn tại, còn những gì khác tan biến mãi mãi, chỉ trở lại trong cõi Devachan. Không ai chết trong tình trạng mất trí hay vô thức như có sinh lý gia khẳng định như thế. Ngay cả ai điên loạn, hay ai mất trí cũng sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong vào lúc lâm chung, dù không thể nói vậy với ai hiện diện. Họ có thể trông như đã chết, nhưng giữa lúc tim đập lần chót và giây phút sự sống rời thân xác, não bộ suy nghĩ và linh hồn sống lại trọn cuộc đời của mình trong vài giây ngắn ngủi.
”Vậy ai giúp đỡ quanh giường bệnh nên thì thầm, biết rằng cái chết đang hiện diện. Càng nên yên lặng hơn khi cái chết đã tới. Hãy nói khẽ để không làm xáo động tư tưởng, và gây cản trở cho quá khứ đang hồi nhớ lại cho bước đường tương lai.”
Cái chết tới một cách đột ngột, tâm thức rời cơ thể tức thì như lửa rời ngọn bấc. Tình trạng vô thức sau khi chết kéo dài một thời gian rồi linh hồn đi vào cõi Devachan, để lại vỏ trong cảnh giới Kama Loka(cõi trung giới). Thể xác con người cần một khoảng thời gian mới tan rã sau khi sự sống đã rút ra khỏi nó, tương tự vậy thể tình cảm và tư tưởng vật chất bị bỏ lại trong Kama Loka sẽ tan rã sau khi linh hồn vào Devachan. Con người ra đi có cảm thấy là tâm thức cao của họ rút về chăng ? Chân sư trả lời:
– Không, nó không ý thức việc mất sự liền lạc ấy. Nó chỉ ý thức mơ hồ về cái chết của thân xác mình sau một thời gian dài. Có vài ngoại lệ cho luật vừa nói, làtrường hợp của phù thủy chỉ thành công nửa vời, hay ai rất xấu xa còn bấu víu vào cái ngã, thường khi họ là mối nguy hiểm thực sự cho người sống. Đây là những vỏ nặng vật chất, tư tưởng chót của người như vậy là tôi, tôi, tôi, và muốn sống, sống; vỏ tự động cảm biết điều ấy. Một số ai tự tử - mà không phải tất cả - nằm trong trường hợp này.
Chuyện xẩy ra tiếp đó thật ghê gớm, vì nó thành trường hợp người hóa sói. Vỏ bám chặt vào sự sống mơ hồ tới độ nó tìm một nơi trú ngụ mới và một sinh vật mới, bất cứ con vật gì như chó, linh cẩu, chim, khi không có thân xác người gần đó.
(còn tiếp)