CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN (4)

Con Người:

Phần Lịch Sử Lãng Quên(tt)

Xem Các Bài CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN 

Những điều  nói ở trên cho thấy rất rõ là không có hiện tượng vỏ trong các giống dân đầu; nó chỉ có khi nhân loại đi sâu vào vật chất. Do đó sự nối kết chặt chẽ giữa tính bí ẩn của sự tử và bản chất của vỏ hiện rõ ràng. Ta đã nói sơ qua về sự liên minh giữa vỏ và tinh linh, nó sinh ra do sự lệ thuộc tự nhiên của vật sau với người, và con người, do hệ quả không may từ sự liên minh này, đã phải chịu đau khổ từ đó tới nay theo nhiều cách và với mức độ ngày càng tăng.
Các vỏ được tinh linh làm cho linh hoạt, bắt đầu xuất hiện cho người thấy dưới nhiều hình dạng khác nhau theo những nỗi hy vọng và sợ hãi của người. Và khi con người càng lúc càng thiếu hiểu biết nhiều hơn về chuyện tinh thần, vỏ làm sinh ra bao lầm lẫn khiến đẩy mạnh thêm sự thoái hóa tinh thần của người. Vậy ta thấy việc con người quên đi bổn phận của mình đối với tinh linh là nguyên do gây bao rối rắm cho người, làm nhiều thế hệ từ xưa tới nay bị điên đảo. Nạn đói, bệnh dịch, chiến tranh và những tai họa khác không phải là không có liên kết với tinh linh như ai hoài nghi có thể nghĩ.
Ngày nay chỉ riêng các bậc đạo sư là vẫn còn làm phận sự cao hơn của người đối với các sinh linh chưa phát triển này. Tia sáng đầu tiên từ hiểu biết đã quên làm thức tỉnh, vào buổi đầu của chu kỳ tươi sáng hơn nay đang tới, cho người ta thấy các vỏ do chúng có liên hệ gần sát bên con người. Nhưng bởi con người bị vùi lấp bên dưới bao thời đại vật chất, họ gần như không thể nào hiểu ý nghĩa của việc đó, và hệ quả là rơi vào tình trạng có tâm trí hoang mang đối với chuyện tinh thần.
Các bậc đạo sư nắm lấy cơ hội này để chỉ dạy con người về mối liên hệ của họ với vỏ và tinh linh. Để làm việc ấy được hữu hiệu, các ngài đưa ra trở lại lịch sử của con người trên địa cầu, dẫn đi từ thuở ban sơ và cho họ biết quá khứ không thể bôi xóa được của cuộc tiến hóa con người, điều các ngài có thể làm được do sự hiểu biết siêu việt của mình. Các ngài trao sự hiểu biết này cho nhân loại hầu diễn tiến chết người của tính duy vật có thể được ngăn chặn, và có thể tránh được vài điều ác của nó.
Mỗi ngày lịch sử đúng thật của buổi ban đầu của nhân loại càng bị sự sai lạc và điều sai lầm bám dầy thêm, và mọi sự lưu tâm về nguồn cội lẫn vận mạng của họ mau chóng tàn lụi.Đâu đó vài người tin rằng họ chưa biết sự thật về chính mình và đồng loại.  Ân lành mà các bậc đạo sư nay cho con người là chìa khóa để mở vài điều bí ẩn về sự hiện hữu của mình, nhưng cách suy nghĩ hiện thời (cuối thế kỷ 19) quá đối nghịch với trực giác nên thế giới nói chung bác bỏ ân lành đó, và phủ nhận chứng cớ của ai đưa nó ra.

Chương V
Cuộc Tiến Hóa của Phái Tính

Ta có thể nói rằng có thời kỳ con người có lưỡng tính, cách đây không lâu trong cuộc tiến hóa. Ký ức về tình trạng này còn lưu giữ trong nhiều thần thoại của tôn giáo.Trong Ấn giáo đó là nhân vật Ardhanarisvara, vị thần lưỡng tính của người Bà la môn. Cho tây phương điều này thấy trong kinh điển Do Thái giáo, nếu họ biết nhìn:
– Ngài tạo người nam và người nữ và chúc phúc họ, và gọi tên họ là Adam (Gen, v.2).
Cho tới phần cuối của mẫu chủng 2, mầm duy nhất phân biệt được về phái tính chỉ thấy ở cõi trí.Nơi cá nhân, khuynh hướng về sự tổng quát và trừu tượng phát triển người nam, và khuynh hướng về chi tiết và cụ thể đưa tới sự tiến hóa của người nữ. Nếu ta loại trừ sự khác biệt nhỏ giữa hai phái, nhận xét trên được xem là sự phân biệt căn bản; thực vậy, các khác biệt nhỏ có là do áp lực của các đặc tính trí tuệ đã nói ở trên, muốn tìm cách biểu lộ nơi cõi trần.
Qui tắc chung là người nam có khả năng nhiều hơn về mặt trừu tượng, và người nữ là về tư tưởng cụ thể. Ta có thể đoán trúng nhiều hơn về kiếp tương lai của một người khi theo qui tắc này. Có phát triển tới mấy về tư tưởng trừu tượng cũng không làm cho một ai vượt qua được mức trung bình của giống dân, trừ phi đó là vị đạo sư.Khi đạt tới giới hạn của những tính chất phái nam, việc tái sinh làm phái nữ trở thành điều cần thiết.Người nam mà muốn toàn thiện phải phát triển nơi mình tất cả những điểm tuyệt vời của người nữ, ngoài các đặc tính riêng của họ; và tương tự vậy nơi người nữ, đó là các điểm tuyệt vời của người nam.
Hiểu biết bí truyền cho ta nhận ra một sự thật sâu xa hơn nơi chuyện xem ra vô nghĩa, thí dụ như chuyện trong kinh thánh ghi Thượng đế lấy xương sườn người nam để tạo nên người nữ (Gen, ii, 21-22). Nó muốn nói con người bắt đầu có phái tính khi thể xác thành đậm đặc và có xương.
Sự phân chia phái tính có vì cần thể hiện tất cả mọi việc có thể có trong thiên nhiên.Mỗi tính chất trí tuệ trong cặp nói ở trên cần được phát triển tới hết mức có thể có được, và việc vun bồi một loạt đặc tính riêng biệt sẽ ấn định phái tính của họ. Cơ quan nào trong người không cần dùng tới sẽ biến mất, và cơ quan khác trở thành mạnh mẽ hơn do tập luyện. Sự tiến hóa này về phái tính thường được gọi là ‘bắt đầu truyền giống’, và khởi sự từ lúc con người thành sinh vật biết ăn uống. Việc có phái tính dẫn tới bản năng tình dục và việc sinh sản nay tràn lan.
Cảm xúc tình dục thuở ban sơ chỉ là bản năng còn mù mờ, và khi trở thành rõ rệt nó được thỏa mãn một cách tự nhiên không suy nghĩ, như bất cứ thèm muốn sinh lý nào khác. Điều tệ hại nhất về sinh hoạt này nơi con người, mà như mọi ai có cảm xúc chưa bị chai sạn, là khi đôi bên liên hệ không có sự thỏa thuận tự nhiên. Ở các giai đoạn đầu tiên, khi chưa có việc giả bộ và che dấu thì ấy là điều bất khả.
Khi con người tiếp tục chồng thêm lớp vật chất này rồi kia trong đời mình, họ mất đi quyền năng tinh thần. Điều quí giá nhất mà họ mất theo cách ấy là khả năng phát triển tinh linh thành người. Kinh Do Thái giáo đề cập tới con cái Adam trước khi ông gặp Eve. Đây là những tinh linh mà do sự thúc đẩy của người, sẽ tiến hóa thành nhân loại, tựa như con người được thúc đẩy bởi các đấng thiêng liêng của hành tinh.
Vậy thì khi mất khả năng sáng tạo, luật thiên nhiên buộc con người phải sinh sản. Con người sở hữu địa cầu và tất cả những gì thuộc về nó, hưởng thụ chúng trong sự bình an cho tới khi họ tách rời quá xa những điều kiện ban đầu. Phụ nữ không la khóc hay bị đau đớn lúc sinh con, mà việc mang thai xẩy ra giản dị như thức, như ngủ, hay di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Khi sự tiến triển về vật chất có ngày càng nhiều, bản chất bên trong bị sự trọng trược của phần bên ngoài phủ kín, và mỗi người bị thể vật chất bao bọc, trở thành tách biệt với người khác. Sự hiển hiện của tư tưởng vì vậy bị mất đi, gây nguy hại nhất cho liên hệ tình dục; trước đó mối giao tiếp giữa nam và nữ được tự do và hòa hợp, nay do việc tinh thần càng ngày càng bị che khuất, nó bị hư hại vì có lạc điệu, bất hòa.
Hàng rào do tính duy vật lớn dần đã dựng nên giữa bản chất bên trong và bên ngoài, làm sinh ra lần đầu tiên lỗi lầm về sự việc trong cách giao tiếp của người, để chót hết cảm xúc nghi ngờ, không tin cậy nhau xuất hiện; thực vậy, nó dẫn tới cảm nhận đầu tiên về điều không thật. Việc không thể nhìn thấy cách tâm trí người khác suy nghĩ, đưa tới sự kiện là có tranh chấp thường xuyên giữa điều một người nói về cái tôi của họ, và điều người khác nghĩ là họ sẽ nói. Thế nên có sự hoang mang, mà theo với thời gian hóa cứng lại thành sai lầm và nghi ngại.
Ban đầu phụ nữ ngang hàng với phái nam về sức mạnh thể chất cũng như là các đặc tính khác; nhưng trong trường hợp đặc biệt người nam mạnh hơn người nữ và bị cô từ chối lời cầu hôn, anh sẽ không ngần ngại áp đảo cô để thỏa mãn dục tình của mình, do không hiểu cảm xúc khác mà cô có. Đây là tội đầu tiên về tình dục. Tội khác và nghiêm trọng hơn xẩy ra theo chân tội này. Ấy là khi nào có nhiều người nam cùng bị thu hút bởi một người nữ, kẻ tình địch thành công có cơ hội thỏa mãn hai si mê trong lòng cùng một lúc, là lòng kiêu hãnh và tham sắc dục.
Điều này làm cho lòng si mê tình dục đâm rễ sâu hơn vào nhân tính, và vật chất hóa nó thành thấp hơn; và cảm xúc tình dục từ bản năng trở thành si mê phức tạp nằm sâu trong trí, đóng trí tuệ lại không cho ánh sáng tinh thần bên trong vào.
Từ đây người nam muốn được thỏa mãn cả hai thèm muốn này với người nữ, và cô, bị suy giảm từ tình trạng tự nhiên, phải điều chỉnh mình cho hợp với tình thế đã biến đổi.Người nam mà vào lúc này có lòng kiêu hãnh được thỏa mãn bằng việc sở hữu người nữ, đòi hỏi cô phải bị hạ nhục luôn để nuôi ngọn lửa kiêu hãnh trong lòng anh. Một trong những hình thức của cảm xúc này có dạng là mong ước có vẻ như không ích kỷ của người nam, muốn tránh cho người nữ không bị mệt mỏi về thể chất; nhưng nguồn gốc đích thật của tính chất này nơi người nam mà ta sẽ thấy khi suy ngẫm, là tính chuyên chế về tình dục.
Phản ứng nơi người nữ do cảm xúc này sinh ra kết quả tệ hại hơn là nơi người nam. Để đối phó với lòng kiêu hãnh của anh, cô phải hy sinh sự thật và giả vờ không thuận lòng với sự ôm ấp của anh, để sự chiến thắng nuôi dưỡng lòng kiêu hãnh đó. Cô trở thành yếu hơn vì tiếp tục có sự chuyên chế, nó ngăn cản không cho cô có vận động thể chất mạnh mẽ, và việc làm mẹ như đã nói không đau đớn gì thuở ban sơ, nay thành đau khổ và còn gây tử vong.
Ta đừng tưởng rằng trong thời gian này, điều xấu vừa nói đã lớn mạnh hay đạt mức tỉ lệ so với hiện giờ. Người sơ khai sống đời giản dị hơn, họ chỉ biết cái mầm của sự ác mà về sau phát triển tới mức kinh sợ như đã biết, và đã trở thành vết nhơ cho nền văn minh của chúng ta. Trong số cư dân hiện thời trên trái đất, những ai còn giữ nhiều nhất tính đơn sơ bình dị của thời ban đầu, tránh được hơn hết những hệ quả độc hại của việc chơi bời quá độ, điều hủy hoại cái gọi là đời sống văn minh.
Hiện tượng ‘khởi đầu truyền giống’ làm phân cách con người nhiều hơn với tinh linh, là loài mà họ có bổn phận nuôi dưỡng thành nhân loại, và tăng cường sự thù nghịch của chúng đối với người. Ảnh hưởng của sự thù nghịch này cho người nữ thì tệ hại hơn cho người nam, vì họ yếu ớt hơn, nhất là vào những lúc họ gặp khó khăn và đau khổ.
Ai tìm hiểu về nghi thức, nghi lễ và dị đoan theo tôn giáo có nhiều trong các nước khác nhau, sẽ để ý thấy có một niềm tin chung là phụ nữ có mang cần được che chở đối với ảnh hưởng xấu hơn là người khác. Phụ nữ vì vậy mất đi địa vị mà họ đã có trước kia, và tình trạng của họ sau đó trong lịch sử thế giới không được cải thiện; sự mất mát ban đầu không được phục hồi, và sẽ không có được cho tới khi phần tinh thần của con người làm chủ trở lại, và loại trừ hẳn khuynh hướng duy vật.
Ta không thể có được sự phục hồi cho nữ giới khi chưa có điều ấy, và có trường phái triết lý đòi hỏi không điều gì khác hơn là việc hy sinh phàm ngã cho chân ngã, mang lại thay đổi cho con người bên trong bằng cách kết hợp nó với hành động thực tế nhất; chỉ khi có được vậy thì cánh cửa mới mở ra cho người nữ được tự do. Sự giải thoát của họ không tùy thuộc vào luật lệ hay việc áp dụng luật, chẳng khác gì việc họ bị áp chế thuở ban đầu.
Mọi hệ thống tăng lữ, con đẻ quái dị do tính ích kỷ nơi con người và bản năng tôn giáo của họ, đã phủ nhận không cho người nữ có sự bình đẳng về tinh thần; sự bất công về phái tính lên tới cực điểm khi có việc tôn thờ  một Thượng đế cá nhân (Chúa Cha), với Chúa Con (con trai) chia sẻ vinh quang của ngài, mà vị  Chúa Cha  này không có vợ, mẹ hay con gái. Không đâu có sự biểu lộ mạnh mẽ hơn hết về óc duy vật của người như là ý niệm của họ về Chúa Cha. Con người đã loại trừ tất cả những nữ tính khỏi hình ảnh Thượng đế lý tưởng của họ; chỉ nơi Chúa Con (con trai) của họ được sinh ra một cách nhiệm mầu ta mới thấy vài nét thanh bai của nữ giới.
Tuy đạo Hồi là đạo duy nhất phủ nhận rõ ràng tính bất tử của người nữ, nhưng tất cả tôn giáo đương thời, trong thiên đàng lý tưởng của họ là phần thưởng cho đời sống thánh thiện, ít khi có một góc tối tăm nào cho người nữ; cô phải bỏ phái tính của mình trước khi cô có thể vào cõi thiên đàng.
Cái lý thuyết được chấp nhận về sự liên hệ giữa hai phái tính trong thế giới tây phương, đã dựa trên lời dạy của thánh Paul; và bởi những lời dạy ấy được hiểu theo nghĩa đen mà không phải nghĩa bí truyền, nên đã gây ra sự bất công to lớn nhất cho ngài và chỉ dạy của ngài, sinh ra các sai lầm đáng buồn hơn hết cho thế giới. Người nam luôn luôn dễ tin điều gì  hợp với tiên kiến họ , hơn là sẵn lòng y vậy để chấp nhận điều trái ngược với sự mong đợi của họ, và việc người nữ do tập tục bị áp đặt làm nô lệ là tiền lệ cho họ trong trường hợp này.
Quả đúng là vị tiên tri người Do Thái giảng dạy cho dân ngài rằng người nam ở độc thân là điều không tốt, nhưng huyền học của kinh Kabala đã bị duy vật hóa cho hợp với nhiều nhu cầu và trường hợp, khiến cho không dễ mà tin vào những điều viết ra ngày nay; ý nghĩa thật của lời trách cứ hoàn toàn không thể hiểu được cho thế giới nói chung. Chủ nghĩa duy vật đã đóng kín không cho người ta thấy phần triết lỷ của kinh Kabala, và điều gì còn lại cho các thầy giảng có áp dụng thực tiễn thì chỉ là sự thật đơn giản, và bởi sự đơn giản ấy, dễ dàng bị bẻ cong cho hợp với các diễn dịch khác nhau.
… (đoạn này lược bỏ vì viết vào 1884 và không còn hợp với ngày nay).
Bất kể vị trí của người nữ Ấn Độ ra sao hiện giờ, điều biết chắc là tài liệu trong kinh Sama-Veda còn lưu trữ cho thấy khi xưa có lúc người Ấn ban đầu không phân biệt phần tinh thần hay điều gì khác giữa hai phái tính. Sách ghi công trạng  có là do làm việc xứng đáng, mà không do tuổi tác hay phái tính. Trong thời kỳ lịch sử Ấn Độ mà ta nói đây, người nữ được quyền mang dây của giai cấp Brahma như là dấu hiệu bình đẳng với anh em trai mình; cô có quyền học và dạy kinh Veda, đây là hai quyền lợi mà từ đó tới nay cô đã bị truất bỏ, và hạ thấp xuống mức của giai cấp ti tiện Sudra.
Vào thời đó và ngay cả một lúc lâu về sau, người nữ có quyền hoặc lập gia đình hoặc chọn ở độc thân; và ngay cả với cuộc hôn nhân rất thường khi nó không có nghĩa gì khác hơn là thành lứa đôi về mặt tinh thần, một sự kết hợp thấy trong thời trung cổ ở Âu châu. Tài liệu của Ấn giáo ghi về vợ của những bậc hiền triết xa xưa, nhưng ta sẽ sai lầm khi hiểu lời ấy theo nghĩa đen, và kết luận rằng cuộc sống lứa đôi tương hợp với sự phát triển tinh thần. Sự thật là trong nhiều trường hợp, người vợ ghi trong tài liệu chỉ là đệ tử, và không nhất thiết là nữ giới.
Ta có thể hiểu thêm điều này khi xem xét điều mà vua Solomon muốn nói về ‘giao ước hôn phối’ giữa ông và Thượng đế của ông, cũng như ẩn dụ Krishna thành hôn với 1.600 thiếu nữ được mang khỏi vua Naraka (địa ngục), cũng sẽ dễ hiểu hơn khi đọc theo đúng cách. Trong đa số trường hợp, người vợ trên thực tế là nữ đệ tử, không có giới hạn con số, và từ đó sinh ra cáo buộc sai lầm về tội đa thê nơi các bậc đạo sư thời xưa của Ấn Độ.
Một thí dụ đáng nói về sự kết hợp tinh thần loại này thấy trong kinh Brihad Aranyaka Upanisha, đoạn nhà hiền triết Yagnavalkya chỉ dạy hai người vợ của ông là Gargi và Maitreyi, về bản chất của Nirvana (Niết Bàn) và những điều bí ẩn thiêng liêng khác. Việc cần để ý là tuy sách ghi Yagnavalkya có hai vợ, lại không có ghi chú nào về con cái.Các vị thầy bí truyền hiểu rằng chẳng những Yagnavalkya là bậc đạo sư, mà luôn cả hai người vợ - đệ tử cũng vậy.
Sự nổi bật to lớn của đời sống độc thân trong thời kỳ có tăng trưởng tinh thần của Ấn Độ. được thấy qua việc đức Manu (Bàn Cổ) nhà làm luật tiếng tăm, đặt ra đòi hỏi cho người giai cấp Brahma là lập gia đình và sinh một con - về sau là hai con - trước khi theo đời tu hành; việc chấm dứt cuộc hôn nhân mà không nhất thiết chấm dứt tình thân bạn đạo (spiritual companionship) sau khi đã sinh con, không bị xem là vi phạm bổn phận vợ chồng. Trong những giai cấp cao cuộc đời của người nam được chia làm ba giai đoạn, hai mươi lăm năm đầu là để học tập, hai mươi lăm năm kế là cho công việc thế gian, và phần còn lại của cuộc đời là để dành theo đuổi hiểu biết tinh thần lúc hưu trí.
Theo với thời gian, về sau khi tiến bộ vật chất làm cho các luật này lỗi thời, và liên kết hôn nhân kéo dài hơn, quyền và bổn phận chồng vợ được dựa theo các nguyên tắc nặng tính khoa học. Qui tắc xã hội và tôn giáo được đặt ra nhằm bảo vệ đời sống hôn nhân không bị thái quá về mặt tình dục, và bảo đảm có phần độc lập nào đó cho người nữ khỏi sự chuyên chế về tình dục. Bao lâu mà tâm trí người còn giữ chút nào về tiêu chuẩn cao của tinh thần, người vợ có quyền chấm dứt cuộc hôn nhân bằng cách theo đời tu học.
Có những hiểu biết về thiên văn, chiêm tinh và sinh lý luôn luôn ảnh hưởng sự chăn gối. Ta nói mấy cũng không quá đáng ,về tai hại lớn lao gây ra do việc người nam có chăn gối luông tuồng với người nữ, vào lúc cơ thể người sau có thay đổi sinh lý. Sự vi phạm luật khôn ngoan, phân cách người nữ với mọi người nam trong giai đoạn này, chẳng những làm cùn nhụt ý thức đạo đức nơi cả hai, mà còn gây khó khăn cho trọn bản tính thanh cao; và ai có thông nhãn thấy được các ảnh hưởng bao quanh người nữ trong những ngày này thật là đáng ngại. Ngay cả hiện nay (1884), đời sống gia đình của người Ấn được sắp xếp để cho người nữ được tránh khỏi các ảnh hưởng mà người nam phát ra, vào lúc người nữ đặc biệt cảm thụ. Nhưng nhân loại nói chung không biết các lực tinh tế chi phối sự an sinh của mình, đã tự sinh ra những hậu quả gây hại lâu dài về sau.
Người ta biết nhiều về ảnh hưởng của sự tiết độ và việc ăn chay đối với lòng ham muốn tình dục, và lịch chiêm tinh của Ấn Độ sẽ cho thấyluật ấn định thực phẩm ra sao vào những ngày mà người nam được phép có liên hệ tình dục. Đây không phải là chỗ để viết chi tiết về đời sống bên trong của hôn nhân nơi người Ấn khi xưa, ta chỉ cần ghi rằng hôn nhân được xem như là việc thiêng liêng, phép bí tích, vì chuyện lý tưởng là không người nam nào thành hôn chỉ để thỏa mãn bản chất dục tình của mình. Và không cuộc hôn nhân nào có thể thành tựu, trước khi người nam biết chắc lòng mình rằng anh không bị ảnh hưởng của bản năng tình dục thu hút về người vợ.
Chúng tôi không muốn nói rằng những luật khôn ngoan trên đây nên được theo trọn vẹn trong xã hội ngày nay, nhưng cái lý tưởng vẫn nên gìn giữ. Các động lực phức tạp chi phối xã hội không phải là những yếu tố cho nền kinh tế của xã hội thời đó, và khi ấy chưa có những điều làm hạ thấp hôn nhân từ sự kết hợp tâm linh xuống tới mức là hợp đồng dân sự; vì thế hôn nhân là định chế thanh khiết hơn, cho ra ít cám dỗ hơn đối với hành động sai lầm ích kỷ và trao đổi xác thịt.
Cực điểm của phần tàn bạo trong nhân tính đạt tới khi xã hội tự lột mặt nạ của mình, và cho hôn nhân được hủy bỏ khi một trong hai bên từ chối không thuận với sự trái lẽ về tình dục.Ấy là tột đỉnh của chủ nghĩa duy vật. Làm như con người quên rằng có thể có tính vô đạo đức bên trong hôn nhân nhiều như bên ngoài, nếu không phải là nhiều hơn. Nếu thế giới văn minh lập một ủy ban xem xét mối liên hệ trong hôn nhân, họ sẽ thấy không thể tin được là có những điều ác về thể chất và đạo đức sinh ra, do tính vô đạo đức được thành luật.
Hãy để bất cứ y sĩ kinh nghiệm nào nghiên cứu về đề tài này, và những điều tìm ra sẽ làm xấu hổ người nam và nữ biết tự trọng. Diễn trình thoảng qua của việc tỏ tình, mà sẽ dẫn tới cuộc hôn nhân đương thời, cho dù khi tốt nhất vẫn chỉ là theo thông lệ và để nhằm mục tiêu mà muốn đạt cho đúng, cần có hiểu biết khoa học sâu xa. Trước kia và phần lớn ngay cả lúc này trong giai cấp Brahma, hôn nhân được sắp đặt theo những hiểu biết mà ai biết chút ít về các khoa huyền bí, nhất là chiêm tinh học, sẽ cho là rất khoa học.
Dựa theo các đặc tính thể chất và trí tuệ mà vị trí của các thiên thể vào lúc sinh ra cho biết, người nam và người nữ được chia làm bốn giai cấp: Brahman, Kshetriya, Vaisya, và Sudra tùy theo tính chất nào trội nhất nơi họ: tinh thần, sự vũ dũng, thương mại hay tiện dân. Theo quan niệm khác thì có ba phân loại: Deva (Thiên thần), Người và Rakshasa. Ai là Người ở giai cấp cao có thể lấy vợ thuộc giai cấp thấp, nhưng không có việc ngược lại. Kế đó, Deva có thể lấy người nữ thuộc loại Người, nhưng người nam thuộc loại Người không lấy được người nữ thuộc Deva; cũng như không thể có hôn nhân giữa Rakshasa với hai loài kia. Còn có nhiều luật khác dựa trên chiêm tinh và hiểu biết nặng về kỹ thuật không tiện đưa ra đây. Thuật coi chỉ tay, là khoa học về các dấu vết khác nhau trên thân, cũng góp phần vào việc xác định lứa đôi thích hợp.
Sách này không nhằm đưa ra chi tiết từng bước của việc theo đuổi phần tinh thần lúc cuối đời. Nơi người sơ khai, thú tính chưa phát triển đủ để sinh ra điều ác lớn lao. Trước tiên, con người được mạnh khỏe, mọi cơ năng làm việc điều hòa với nhau, không sinh ra chỏi nghịch hay va chạm nào; do đó chưa có mọi khuynh hướng sinh ra do thần kinh bệnh hoạn. Ta biết rằng không khí trong lành và thực phẩm thích hợp, và không phải lo lắng, cho ảnh hưởng về mặt đạo đức. Cuộc sống tự do, hạnh phúc của người sơ khai cho phép họ vui hưởng mọi việc chung quanh, và không có chỗ cho lòng chán chường tăng trưởng, là căn nguyên của mọi lạm dụng và ham muốn giả tạo.
Nhưng khi điều kiện sống thay đổi, và con người không còn là con cái giản dị của thiên nhiên, họ bắt đầu sinh ra hoàn cảnh mới do việc dùng ý chí riêng của mình, và hệ quả là sự quá độ. Chậm chạp từ từ, họ bắt buộc phải tạo nên chỗ cư ngụ cho mình; và việc sống chung đông đúc sinh ra điều kiện không lành mạnh về từ điển và không khí, đưa tới hệ quả có hại, là ảnh hưởng tức khắc của nạn nhân mãn, mối hại lớn nhất đã xẩy ra cho con người. Chính khách và kinh tế gia sẽ nỗ lực phí công để giải trừ tệ nạn này, bao lâu mà bản chất của người chưa được tinh lọc và của phái nữ chưa được tôn vinh.

(còn tiếp)

Mohini Chatterjee và Laura Holloway
Man: A Fragment of Forgotten History