TÌNH THƯƠNG

 

 

Giống như lòng ham muốn là một luật căn bản của vũ trụ thì tình thương cũng vậy, thực ra nó là luật căn bản. Khoa học gia có thể  thích gọi nó là luật thu hút, nhưng đó chỉ là thay đổi tên gọi mà không làm thay đổi chính sự vật. Cách gọi ấy có thể  giải thích luật tới một mức nào đó và như vậy có giá trị, nhưng Tình Thương vẫn là vậy bất kể ta gọi nó bằng tên gì. Không có Tình Thương (hay luật thu hút nếu bạn muốn gọi thế) điều không tránh  được là vũ trụ sẽ tan rã; sẽ không thể  có Trật Tư, có Liền Lạc, nó chỉ là rối loạn vô cùng  không tưởng tượng  được.
Vì vậy, khi vị đạo đồ Jesus dạy rằng 'Thượng đế  là sự thương yêu' thì đó không phải chỉ là cách diễn tả thi vị, mà là cách chính xác nhất để diễn tả một chân lý tinh thần, triết lý và khoa học không chối cãi  được. Như thế, tình thương không thể được xem như chỉ là một tình cảm có giá trị thật đáng tranh cãi, như ai chán ngán nhân tình quan niệm; vì ngay cả ai nghĩ một cách vô lý như vậy về tình thương, đã có sự hiện hữu nhờ tình thương. Và ta nên nhớ rằng sự khác biệt giữa tình thương gọi là của con người và tình thương  thiêng liêng chỉ là về mức độ mà không phải là khác nhau về loại.
Tựa như nước luôn luôn là chất nước, dù đó là nước của đại dương mênh mông hay của giòng suối nhỏ đầy bùn, thì tình thương luôn luôn là một lực thương yêu, dù đó là tình thương kết nối vũ trụ lại với nhau, hay là động lực thúc đẩy Lộc và Mai giang tay ôm choàng lấy nhau. Nói về những loại và tính chất khác nhau của tình thương thì hiển nhiên cần thiết, nhưng nếu muốn thực sự chính xác thì thay vào đó, ta nên nói đến các mức độ về tình thương.
Tình thương của Thượng đế là tình thương thể hiện ở mức vô hạn và không thể  nghĩ bàn với ta; còn tình thương con người là tình thương có giới hạn và do vậy ở mức độ quan niệm  được. Nói theo không gian thì điều trước là Toàn hiện, có khắp nơi, và điều sau ở chỗ giới hạn. Về tình thương thiêng liêng, ta có thể nói rằng 'nó có tâm điểm ở khắp  nơi và không có chu vi nào', về tình thương của con người thì ta có thể nói là nó có tâm điểm ở bất cứ chỗ nào và có chu vi ở đâu đó, có thể  là ngay bên cạnh đương sự hay người được yêu quí.

Ta nói vậy để tránh làm chuyện có nét tình cảm. Tình cảm thường khi làm biến đổi hay che dấu sự thực, nhất là trường hợp có tình thương can dự. Ta nên ý thức là tình thương tự nó hoan hỉ, mạnh mẽ ở nội tâm, lành mạnh. Vì nó là một luật căn bản của vũ trụ, nó không thể  nào khác hơn; ngược lại vì con người vi phạm luật căn bản này, thế giới của con người bị bệnh hoạn theo đúng nghĩa đen, nó bị xáo trộn không thoải mái.
Các nhà hiền triết và đấng cứu thế có thể  đến rồi đi, rao giảng rằng cách duy nhất để có hạnh phúc cá nhân và thế giới là qua tình thương, hay sao đi nữa là tình huynh đệ đại đồng, nhưng trừ vài trường hợp tương đối ít, con người chỉ thờ kính các nhà hiền triết và đấng cứu thế này và không màng chút gì tới điều quan trọng nhất trong tất cả lời giảng của họ. Và do đó thay vì sống trong thế giới thanh bình và sung túc, chúng ta lại sống trong thế giới có tranh chấp, các đảng phái chính trị kình chống nhau, và nhiều việc xáo trộn khác, tất cả hẳn  xem ra thật tệ hại cho ai biết suy gẫm.
Nhưng dù nói chung nhân loại không chịu nuôi dưỡng ý chí muốn thương yêu, và rồi có  được hạnh phúc, đó không phải là lý do tại sao mỗi người không chịu làm theo. Ngược lại,  xáo trộn càng tệ chừng nào thì càng phải có tình thương, lòng khoan dung và óc triết lý chừng  ấy. Khi ta không thể thay đổi sự vật thì phải thay đổi phản ứng của ta đối với vật hầu có được bình an.

Tình Thương Con Người như là Thầy Dạy.

Ta đã nhấn mạnh sự kiện là tình thương là một luật căn bản của vũ trụ, và nói vậy là nhằm loại bỏ vài cảm xúc sai lạc, hiểu sai có liên can tới nó. Thí dụ là với ai tin vào các cảm xúc này, có những người lầm lạc cảm thấy xấu hổ khi yêu thương, hay từ chối không thương yêu. Ai cảm thấy xấu hổ khi yêu thương là do có lòng kiêu hãnh, còn ai không chịu thương yêu là do có tánh nhút nhát, sợ bị tổn thương. Lẽ tự nhiên còn có thêm loại khác là những ai không xấu hổ cũng không nhút nhát trong việc thương yêu, mà không thể  yêu hay nghĩ là mình không thể  yêu, vì lý do không may là họ quá lạnh lùng,  không xúc động và vị kỷ, nhưng ta không quan tâm đến những người này ở đây.
Tuy thế, với những ai vừa nói ở trên, ai không thương yêu vì lý do này hay kia, ta chỉ nói đến việc là đề nghị họ thay đổi thái độ nếu mong có được ý thức rộng lớn hơn. Thực vậy, nếu tình thương của con người mà đúng ra nên gọi là tình thương có điều kiện, không làm gì khác hơn ngoài việc khiến ta quen thuộc với cảm xúc thương yêu, thì nó cũng đã giúp ta về mặt vật chất là vun trồng ý chí muốn có tình thương vô điều kiện.  Làm sao ai có thể  khiến mình tưởng tượng chính xác một tình cảm mà họ chưa hề cảm biết ?
Thí dụ kêu một người tưởng tượng sự rung động bàng hoàng khi bị cú sét ái tình mà họ chưa hề kinh nghiệm, thì giống như hỏi xin điều bất khả. Thế nên chuyện tự nhiên là ai chưa hề thương yêu cho dù chỉ một người, sẽ thấy rất khó mà tưởng tượng mình yêu thương nhân loại nói chung. Cao lắm thì họ chỉ đạt tới tính tiêu cực là không có lòng chán ghét mạnh mẽ, thay vì tâm yêu thương tích cực và vô điều kiện, điều chỉ có  được nhờ óc tưởng tượng.
Nhưng để tránh bị hiểu lầm, ta phải mau mắn thêm rằng tâm yêu thương tự nó không phải là sản phẩm của óc tưởng tượng, mà óc tưởng tượng chỉ như là chìa khóa mở cửa vào thực tại. Và nó là chiếc chìa khóa bằng vàng vô giá trong tay ai biết dùng đúng cách. Óc tưởng tượng là khả năng lớn lao nhất trong các khả năng sáng tạo, và như có lời nói: Chỉ nhờ óc tưởng tượng mà linh hồn thu hút sức sống và sự khỏe mạnh từ các lực vô hình và yên lặng quanh ta. Và điều quan trọng nhất trong tất cả những lực vô hình này là Tình Thương.

Để Có Tính Vô Hại (harmlessness).

Và nơi đây, trước khi thật sự xem xét lý do của tâm yêu thương vô điều kiện, ta cần nhắc lại những bước chuẩn bị thiết yếu cho việc mở mang về sau đặc tính này.
Ta đã tìm cách cho thấy trước hết lòng khoan dung đáng ao ước ra sao, và đã trưng ra vài đề nghị để nhờ đó thủ đắc được tính ấy, dựa theo tâm tính hay chọn lựa cá nhân. Giả dụ một người có thể đạt tới tính này nhờ óc khôn ngoan, tức nhờ tư tưởng rằng nuôi dưỡng những cảm xúc không dễ chịu của tâm trí là chuyện khờ dại; người khác nhờ tư tưởng rằng để cho mình bực bội, chưa kể tới việc sôi sục trong lòng vì sai lầm, yếu kém của người khác, là chỉ làm mất năng lực vô ích và là điều tệ hại. Người thứ ba có thể có  được nhờ lòng dễ dãi tốt bụng, sinh ra do hiểu biết là mỗi người tìm hạnh phúc theo cách riêng của mình, dù cách ấy có thể  xem ra rất sai lạc.
Trường hợp nào đi nữa và bằng bất cứ cách nào đạt tới lòng khoan dung chân thực, ta có kết quả là một lòng dửng dưng  thiêng liêng hay triết lý, đối nghịch với lòng  dửng dưng  biếm nhạo (cynical). Thực thế, về mặt này thì ta có thể  nói rất đúng rằng kẻ ngạo đời là người thấy chuyện khó chịu như nó là, và mỉa mai; còn triết gia là người thấy chuyện khó chịu như nó là, và mỉm cười. Và họ mỉm cười vì đã thanh tẩy tâm hồn hết những gì không khoan dung, với bao tật khác đi kèm, lòng sân hận (chính đáng hay không), óc cuồng tín và những tình cảm khác làm xáo trộn tâm trí mà quá nhiều không kể ra hết  được.
Thực tế là người ấy đạt  được tánh mà một Chân sư gọi là 'Tính vô hại (harmlessness)', không gây tổn thương bằng tư tưởng, lời nói hay hành động. Nó càng không phải là câu hỏi thắng  được ý muốn làm hại ai, vì ham muốn ấy không còn hiện hữu nữa, nó đã  được chuyển hướng tới đường kinh cao hơn, được thanh tẩy và thăng hoa thành tính vô hại hay lòng nhân thật tình của tâm trí.

Tâm Thương Yêu Thanh Khiết.

Như thế con người đã tới một giai đoạn rất quan trọng. Tấm gương trí não và tình cảm đã  được lau sạch. Mà ngay cả tấm gương tuyệt hảo nhất cũng tương đối vô dụng trừ phi nó phản chiếu vật gì đó. Nhưng là vật chi ? Câu trả lời đã  được hàm ý, là sự ngời sáng của tình thương. Nhờ vào nỗ lực của ý chí và óc tưởng tượng mà học viên nên nhắm tới việc phát triển tâm yêu thương rõ ràng và luôn luôn. Trong khi trước kia anh cảm thấy lòng dửng dưng – dù là đáng khen – nay anh đòi hỏi phải cảm thấy một tình cảm rõ rệt hơn và sinh ra lòng hoan hỉ.
Khi ý thức rằng tình thương là một luật căn bản của vũ trụ và do vậy là thực tại, anh nên gắng công kềm giữ tư tưởng để cảm biết tình thương chẳng những đối với mọi con người, mà luôn cả mọi vật trong thiên nhiên, hướng tới chính sự Sống. Không nhất thiết là anh phải tham thiền về tình thương mỗi ngày một khoảng thời gian nhất định, vì anh có thể  không có giờ hay muốn làm vậy; mục tiêu của anh chỉ là mở mang một thái độ của tâm trí, mà không phải là bắt chước nhà thuật sĩ Yogi hay tu sĩ.
Nhưng nó không phải chỉ mà một thái độ của tâm trí, vì đó chỉ mới là phân nửa của diễn trình, nó còn là – và đây là điểm quan trọng – một thái độ về 'cảm xúc'. Tuy đó có thể  chỉ là cách nói façon de parler để nói về việc gửi tư tưởng yêu thương đến một ai, dù vậy nó vẫn là một façon de parler thiếu chính xác, và ta nên nói là gửi một 'cảm xúc' về thương yêu tới ai đó.
Không ai có thể  'nghĩ' yêu thương, họ chỉ tưởng tượng là mình có thể, vì tình thương không phải là chuyện về trí não mà là chuyện về cảm tình. Tự nhiên là tư tưởng phải có trước khi ấy là câu hỏi về ý muốn thương yêu, nhưng tình cảm phải theo sau đó, bằng không chẳng đạt  được việc gì ... Và đây không phải là chuyện nhỏ mà nó có tầm quan trọng lớn lao về mối liên hệ này. Thí dụ có người ngồi lúc lâu 'suy nghĩ' thương yêu, và rồi thất vọng là không đạt  được mấy kết quả.
Lý do cho việc ấy thật rõ ràng, đó là họ tìm cách đạt chuyện bất khả. Điều họ nên làm là theo một cách suy nghĩ cộng với ý chí và óc tưởng tượng, để sinh ra 'cảm giác' thương yêu, rồi giữ lại nó trong tâm càng lâu càng tốt. Nếu họ liên tục thực hành như vậy thì cảm giác còn hoài, cho dù tư tưởng có thể  đi lang bang hay hướng sang việc khác.

Tình Thương Có Trước Điều Được Thương Yêu

Nay điều mà học viên nên nhắm tới là cảm giác hay thói quen cảm thấy thương yêu được kéo dài; và ấy cũng là điều cần làm cho ai muốn đạt tới hạnh phúc.Họ cần gợi nên 'cảm giác' thương yêu, không kể tới một người riêng biệt nào đó hay số người để yêu thương. Ý tưởng nói rằng ai đó, do đặc tính thể chất hay đạo đức, thực sự làm sinh ra lòng thương yêu nơi người khác, có thể xem là thật ở bề mặt nhưng nói về căn bản thì sai. Ngay cả câu nói 'đánh thức tình thương' cũng không đúng; y như ta không thể  đánh thức ai không hiện hữu tỉnh dậy, thì ta cũng không thể đánh thức tình thương trừ phi nó có đó ngay tự thuở ban đầu.
Vì tình thương là một luật căn bản, nó tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, và điều mà ai là 'đối tượng của lòng thương yêu của chúng ta' làm, là khiến cho một mức nào đó của tình thương được linh hoạt. Thực vậy, tình thương tiềm ẩn ngay cả nơi ai mà do bản tính lạnh lùng, tuyên bố rằng họ không thể  thương yêu, và tình thương chỉ bị ngăn cản vì lý do nhân quả, hay vì trong tiềm thức họ không chịu cho nó tác động.
Như thế, việc có thể gợi nên 'cảm giác' thương yêu chỉ nhờ ý chí, hóa ra rõ ràng vì nó hữu lý vô cùng. Hơn nữa, có sự hợp lý của kinh nghiệm  thực sự để hỗ trợ nó, và ấy là điều thuyết phục hơn hết trong tất cả lý luận. Dầu vậy, ta phải nhìn nhận là vài người thấy rất khó mà tưởng tượng mình chỉ là thương yêu mơ hồ, hay thương nhân loạ, là điều thật trừu tượng, như là trọn một khối en masse; tách rời cảm giác thương yêu khỏi một vật để thương,  có vẻ như bất khả đối với họ. Lý do là vì họ chưa hề quen với việc nghĩ tới thương yêu như tự nó là một điều; và do vậy chỉ hóa ra ý thức về nó khi có liên kết với ai mà họ có thể  yêu thương. Đối với họ sự thực là thương yêu Thượng đế thì dễ hơn, nhân vật mà họ có thể  gán cho hết mọi đặc tính dễ yêu, hay điều xem ra khó hiểu hơn nữa, là không có đặc tính gì cả.
Và tới đây là chỗ mà ta có thể  dùng óc tưởng tượng. Hãy để ai như thế nghĩ với tình cảm nồng nàn tới kẻ mà họ yêu thương, và khi làm vậy rồi, dừng lại không nghĩ tới người thương của mình mà ráng giữ 'cảm giác' thương yêu. Nếu thành công, họ sẽ bắt đầu ý thức là có một tình cảm tự nó là thương yêu. Và tôi nói rõ ràng là 'bắt đầu', vì chỉ khi chót hết, thành công trong việc gợi nên cảm xúc mà truớc tiên không cần phải nghĩ tới người mình thương, họ sẽ thấu hiểu ý nghĩa thực của Tình Thương Thanh Khiết, những chữ bị hiểu lầm lớn lao.

Theo:
A Greater Awareness, Cyril Scott.

Xem Các Bài Liên Quan

Geese