THƯ GỬI TỪ ASHRAM

Thư 19

(PST 61)

 

Bạn thân mến,

Người chí nguyện khi mới bắt đầu việc trình bầy chân lý, chưa có nhiều kinh nghiệm trong đời, cảm thấy mình có quyền hạn – cảm nghĩ luôn luôn có khi có hiểu biết về MTTL –, và do phản ứng hân hoan vì được những ai mà họ tìm cách giúp đỡ công nhận, nói càng lúc càng nhiều về ‘công việc của tôi, nhóm của tôi, chỉ dạy của tôi, người của tôi, kế hoạch của tôi', và làm vậy khi họ an vị trong môi trường đã chọn để làm việc. Đây là giai đoạn tạm thời, thường khi không được người chí nguyện nhìn ra, nhưng làm ai nghe nó thấy bực bội. 
Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, đời sống nội tâm phong phú hơn và tầm nhìn lớn rộng hơn, thấy được nhiều cách làm việc và giới hạn của khả năng mình, cộng thêm lòng dửng dưng thiêng liêng – anh bỏ thái độ có tính sở hữu đối với việc làm, và xem tất cả điều anh làm là bổn phận của mình, là sự đóng góp vào công cuộc chung, để cuối cùng đi tới mức là anh biến mất dần trong chính hình ảnh anh có về sự việc, và biến mất khỏi trung tâm của công việc. Điều duy nhất còn lại là nhu cầu phải giải quyết. Thái độ này đánh dấu một bước tiến, nó là thái độ xả kỷ, là khả năng biến mình thành con kinh cho năng lực, tình thương và sự hiểu biết, sự sống. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy có nhận thức sâu xa hơn về việc làm sẽ lộ ra trong lời nói của họ, khi nói chuyện với những người bạn đồng hành trên đường phụng sự.
Diễn tiến không gì khác hơn là sau chu kỳ phát ngôn tới chu kỳ thinh lặng. Nếu muốn cho chu kỳ phát ngôn được hùng hồn đầy chân lý, nó phải được cân bằng với giai đoạn lặng thinh giữa các bạn đạo. Nói theo biểu tượng thì có ba giai đoạn trên đường phụng sự với những ý nghĩa sau:
a. Giai đoạn đầu là của ai nói nhiều, mới bước chân vào đường phụng sự.
b. Giai đoạn thứ hai là của người biết luật yên lặng mà cảm thấy khó khăn khi tuân theo.
c. Giai đoạn này người ta đã đi sâu trên đường. Họ không dùng lời vậy mà âm thanh lớn mạnh, và khi họ cất tiếng thì người khác lắng nghe.
Ba giai đoạn cho thấy sự quân bình giữa lời nói và sự lặng thinh, là đáp ứng tự nguyện, biết khi nào cần nói khi nào giữ im. Họ hiểu rằng khi loại trừ tánh sở hữu, nói về mình thì nó sẽ giảm lời nói thành những điều thiết yếu về mặt tinh thần.
Khi chỉ dạy người khác, hình ảnh về cái tôi sẽ tự động biến mất trong trí mà không cần cố ý làm vậy. Nhu cầu biết lắng nghe phải là điểm chính của đời sống nội tâm. Trong giai đoạn đầu, trong nhóm phát ngôn không có sự hòa hợp nhóm. Chỉ ai biết lặng im mới có quyền đi sâu hơn và tìm được chân lý. Thời kỳ lặng thinh sẽ khiến đời sống hóa sâu xa hơn, gia tăng khả năng phụng sự, khiến mỗi lời nói bạn thốt ra với ai được bạn chỉ dạy có nét thâm trầm hơn. Chẳng những vậy, nó còn chuẩn bị bạn để thành hữu ích cho nhóm trong kiếp tới.

Discipleship in the New Age,

A.A.Bailey, vol. 2, p. 549

Xem Mục THƯ GỬI TỪ ASHRAM