NGỘ 1
NGỘ 1
Có một người học trò muốn đẩy mạnh việc học tập của mình, anh đến thưa với thầy:
– Kính thưa thầy, làm sao con đạt được hiểu biết về cái Ngã ?
Vị thày đáp:
– Hãy ra nghĩa trang lúc nửa đêm, đi qua các ngôi mộ và chửi rủa những xác chết.
Anh học trò làm y như lời thầy dạy. Anh đi qua các ngôi mộ và la mắng xác chết.
– Đồ điên, chỉ biết nằm ngay đơ mà không biết làm gì hết, ngu si dốt nát thì thôi !
Hôm sau đến gặp thầy và kể lại anh đã làm gì tối hôm trước. Vị thày bảo.
– Tốt lắm, bây giờ tối nay hãy ra nghĩa trang trở lại, và khen ngợi mấy xác đó.
Nửa đêm hôm ấy anh bạn vâng lời thày đi vào nghĩa trang lần nữa. Anh ca ngợi mấy xác chết rằng:
– Quí vị giỏi dang, tài tình, khôn khéo, đẹp đẽ quá.
Ngày kế anh vào ra mắt thày:
– Con đã làm y lới thày dạy.
– Tốt lắm, vị thày đáp, xác chết nói gì khi con mắng chửi chúng ?
– Dạ không nói gì hết, chúng chỉ nằm yên đó.
– Thế chúng có làm gì không khi con ca ngợi chúng ?
– Dạ cũng không. Anh bạn đáp.
– Thế thì khi con không bị lời khen chê ảnh hưởng giống như xác chết, là con đã giác ngộ. Thày nói.
Câu chuyện có thể dẫn tới hiểu lầm rằng ai giác ngộ là trơ trơ không cảm tình tựa như xác chết, tuy nhiên các bậc thày đông cũng như tây là những nhân vật đầy sức sống, rất linh hoạt, có óc khôi hài và hành vi khó mà tiên đoán. Tâm tánh an nhiên khi ngộ hàm ý lòng bình an tự tại đối với những gì xẩy ra cho cái ngã, vì con người thức tỉnh biết mình là cái tôi bất tử khác, với cái ngã không thường hằng.
Xem NGỘ 2
Happy for No Good Reason
by
Swami Shankarannanda