LUẬT TRÊN ĐƯỜNG 2
Luật Trên Đường 2
Xem LUẬT TRÊN ĐƯỜNG 1
The Six Rules of the Path Bài đã đăng trên PST 31
- The Road is trodden in the full light of day, thrown upon the Path by Those Who know and lead. Naught can then be hidden, and at each turn, a man must face himself.
- Upon the Road the hidden stands revealed. Each sees and knows the villainy of each. (I can find no other words, my brother, to translate the ancient word which designates the unrevealed stupidity, the vileness and crass ignorance and the self interest which are distinguishing characteristics of the average aspirant.) And yet there is, with that great revelation, no turning back, no spurning of each other and no shakiness upon the Road. The Road goes forward into day.
- Upon the Road one wanders not alone. There is no rush, no hurry. And yet there is no time to lose. Each Pilgrim, knowing this, presses his footsteps forward and finds himself surrounded by his fellowmen. Some move ahead; he follows after. Some move behind; he sets the pace. He travels not alone.
- Three things the Pilgrim must avoid: The wearing of a hood, the veil which hides his face from others; the carrying of a water pot which only holds enough for his own wants; the shouldering of a staff without a crook to hold.
- Each Pilgrim on the Road must carry with him what he needs; a pot of fire, to warn his fellowmen; a lamp to cast its rays upon his heart and shew his fellowmen the nature of his hidden life; a purse of gold, which he scatters not upon the Road but shares with others; a sealed vase, wherein he carries all his aspiration to cast before the feet of Him Who wants to greet him at the gate - a sealed vase.
- The Pilgrim, as he walks upon the Road, must have the open ear, the giving hand, the silent tongue, the chastened heart, the golden voice, the rapid foot, and the open eye which sees the lights. He knows he travels not alone.
Luật Trên Đường
1. Con đường dẫn đi trong ánh sáng tràn đầy của ngày, những Đấng hiểu biết dẫn đầu tuôn rải ánh sáng ấy trên đường. Không gì có thể được che dấu và ở mỗi khúc quanh, con người phải đối diện với chính mình.
2. Trên đường chuyện ẩn kín sẽ lộ. Mỗi người thấy và biết sự xấu xa nơi kẻ khác. Sự ngu muội, ác tâm và vô minh, óc tư lợi vốn là những đặc tính nổi bật của người chí nguyện bậc trung. Tuy nhiên, với sự phơi bày trọng đại này không có việc thoái bộ, gạt bỏ nhau và cũng không có sự run rẩy trên đường. Con đường dẫn sâu mãi vào ngày.
3. Trên con đường ấy không ai bước lẻ loi. Không có hối thúc, vội vàng mà cũng không để mất thì giờ. Mỗi hành giả vì biết điều này, dấn bước đi tới và thấy chung quanh là bạn đồng hành. Có người đi trước, anh theo họ; có kẻ đi sau, anh dẫn họ. Anh không độc hành.
4. Có ba điều hành giả phải tránh: việc kéo áo phủ đầu, lấy khăn che mặt với kẻ khác; mang theo bình nước chỉ đủ cho anh dùng; đem theo cây gậy không có móc ở đầu để kéo.
5. Mỗi hành giả trên Đường phải mang theo vật anh cần: một bình lửa để sưởi ấm bạn cùng đường, một cây đèn rọi sáng tim anh và chiếu tỏ đời sống thầm kín của anh cho các bạn, một túi vàng không để rải trên đường mà để chia sớt với người khác, một bình đậy kín trong đó mang ước nguyện của anh và anh sẽ đặt dưới chân Ngài đang mong chờ và mừng anh nơi cổng, một bình kín miệng.
6. Hành giả khi bước trên Đường phải có đôi tai mở rộng, cánh tay ban phát, miệng nín thinh, quả tim đã được sửa dạy, lời nói vàng ngọc, chân bước mau và mở mắt để thấy ánh sáng. Anh biết anh không độc hành.
Diễn dịch :
Từ xưa đến nay con đường đạo là một, nhưng lúc trứớc phương pháp mang đặc tính cá nhân, ta quen thuộc với các tu sĩ ẩn trong sa mạc của Thiên Chúa Giáo hồi đầu kỷ nguyên hay đạo sĩ ở núi vắng lặng của đông phương. Sự độc hành giờ được thay bằng sự đồng hành, làm việc theo nhóm. Phương pháp mới đòi hỏi quy luật mới trên đường.
● Luật 1:
Có chân lý nói rằng khi ai quyết tâm sống theo lý tưởng cao cả, bản tính của họ sẽ phơi trọn cho mọi người nhìn. Luật 1 nhắc lại điều ấy, để cho dễ hiểu ta có thể nhìn sự việc như người đang nấu sôi nồi nước. Đây là nước không sạch nên khi sôi, cặn bã nổi trên mặt được hốt bỏ, chừa lại phần nước trong ở dưới.
Sự quyết tâm làm lôi kéo năng lực tinh thần xuống con người, sức mạnh của chúng khiến những bất toàn lộ diện và họ bắt buộc phải có hành động chấn chỉnh (vớt bọt) để thanh lọc. Đây là sự tranh chấp lâu dài và mỗi lần có đối kháng giữa cái cao cái thấp, con người phải lựa chọn giữa lý tưởng và bản tính mình.
● Luật 2:
Sự bộc lộ chân tướng gây ra phản ứng cho chính đương sự và cả nhóm. Hai tài liệu khác cũng nói sơ qua về phản ứng này:
– Một câu trong Ánh Sáng trên Đường Đạo ghi: Cái áo dơ bẩn mà người huynh đệ mặc hôm nay cũng chính là cái áo mà ta đã mặc hôm qua. Nói một cách khác, sự bất toàn nơi một ai cũng là sự bất toàn đã từng có nơi người quan sát. Bởi vậy sự kết án, loại trừ người mắc lỗi ra khỏi hàng ngũ không xảy ra trên đường.
– Trong Những Nấc Thang Vàng (NNTV) là câu: Một tình hữu ái với các bạn đồng môn, khi tổng hợp cả ba ý này ta được nhận xét sau: căn bản của hoạt động nhóm là tình thương, điều kiện của hoạt động là mỗi người cùng tiến; dù bước nhanh hay bước chậm người trong nhóm phải điểu chỉnh nhip của mình để theo kịp bạn hữu, hay kiên nhẫn chờ. Trong lúc ấy không có sự bỏ rơi một ai hay thụt lùi công việc của nhóm, do vậy sự liên đới, hỗ trợ nhau là dấu hiệu cho thấy nhóm hoạt động theo quy luật tinh thần.
● Luật 3:
Tuy làm việc trong nhóm, mỗi người có bài học riêng là vượt thắng chính mình mà không phải là cố gắng để trội hơn người khác, thế nên không có sự tranh chấp ganh đua giữa người trong nhóm. Mỗi người do tư chất và chuyện riêng của mình sẽ đi theo nhịp mà họ cảm thấy hợp, ai cũng bận tâm với sự phát triển tinh thần, nhưng làm vậy để thăng hoa phàm ngã mà không phải để tỏ ra thánh thiện hơn người khác. Nhìn theo quan điểm này Luật 3 có hai ý chính:
– Vì tiêu ngữ của nhóm là "Phụng Sự", cho dù không có sự thôi thúc đi mau nhưng cả bọn ý thức tính cấp bách của vấn đề thế giới hiện nay, do vậy không có sự trì hoãn với người phụng sự.
– Khi cùng bước, có sự nhìn nhận người dẫn đầu trước ta và kẻ đi sau theo ta. Sự lãnh đạo hay nối gót chỉ vị trí tâm linh mà không ngụ ý hãnh diện hay hèn kém, bởi không có chuyện so sánh khi con người chẳng tranh đấu với ai trên con đường ngoại trừ chính mình.
Ý thức kẻ trước người sau đưa tới sự nhận biết chỗ đứng của mình trong nhóm và Những Nấc Thang Vàng nói rõ ý ấy: "Một sự sẵn sàng cho ra và nhận lãnh huấn thị". Anh có bổn phận đưa ra lời chỉ dẫn cho người đi sau và cùng lúc, sẵn sàng nhận lãnh lời chỉ bảo của người đi trước. Không ai đi riêng rẽ trên con Đường.
● Luật 4:
Chân tướng con người lộ diện khi tìm đạo, bởi thế mọi cố gắng che dấu bản tính thật muốn nói ai đó chưa thật lòng đối diện với chính mình để cải thiện. Hơn nữa, đây là phản ứng của cái tôi mà con đường lại bị chi phối bằng luật quản trị chân ngã; sự trái nghịch này cần được giải quyết khi ta muốn làm việc trong nhóm, bởi nhóm cũng tuân theo luật của chân ngã thay vì ý muốn của cái tôi.
Qua vò nước, tình cảm vốn dùng nước làm hình ảnh nên có thể hiểu là một người cần giàu tình thương để san sẻ cho bạn đi cùng; nếu vò nước chỉ đủ cho một người dùng và không đủ để chia sẻ với bạn, người ấy có tình thương ít ỏi, chỉ biết thương thân mà chưa biết thương mến ai bên cạnh. Bởi thế, không thỏa mãn điều kiện để hoạt động trong nhóm. Trên con đường, nhóm cần sự đóng góp tài năng, chia sẻ trách nhiệm giữa mọi người để thực hiện phần việc giao cho nhóm; một ai không có dư để chia sớt, góp phần, hiển nhiên chưa sẵn sàng cùng bước.
Điều chót nhấn mạnh thêm ý đã nói ở Luật 2, công dụng của móc ở đầu gậy là nó giúp kéo người sau qua những chặng gập ghềnh. Tinh thần hỗ trợ không phải chỉ có nét đạo đức mà còn là đặc điểm của chân ngã, tức không phân biệt giữa người và ta và ý thức tất cả là một. Nếu vây, tại sao không sẵn sàng dơ gậy cho bạn nắm lấy để vững bước hơn?
● Luật 5:
Hành trang người đi đường nên có:
– Nhiệt tâm, để giục giã chính mình và thúc đẩy bạn.
– Sự thật tâm với mình cũng như với người.
– Khả năng phong phú hay giàu có về mặt tâm linh, không phải để xài vung vãi cho mình nhưng để chia sớt với các bạn, đóng góp vào chuyện phụng sự của nhóm.
– Và ước vọng cao cả thầm kín, nguyện vọng thanh khiết nhất dấu trong tâm, chỉ tỏ bày khi gặp đối tượng của ước mơ.
Tại sao có sự dấu kín khi ta được dạy là trên con đường không có gì che đậy? Có nhiều lẽ mà một là không có chữ nào đủ sức diễn tả lý tưởng một người tự đặt cho mình. Lý tưởng ấy không còn là ý niệm thuần về trí tuệ để có thể dùng chữ giải bày, nó càng lúc càng trở nên một trạng thái tâm linh, dần dần biến con người thành điều mơ ước mà không bàn tới nữa (y như không ai diễn tả được kinh nghiệm thiền mà từ từ họ trở nên điều họ thiền). Khi sự trở thành hoàn tất, việc che dấu không cần nữa nên bình ước vọng được bỏ dưới chân Ngài.
● Luật 6:
Bởi con đường chỉ có một, những nguồn tài liệu khác nhau diễn tả cùng một kinh nghiệm nên chúng ta có thể đối chiếu và phối hợp để nắm ý chính:
– Tai mở rộng: "Một tinh thần cởi mở" (Những Nấc Thang Vàng).
– Tay ban phát: Chỉ sự góp phần, hợp tác.
– Lưỡi nín thinh: "Trước khi nói trước Chân Sư, lưỡi phải mất năng lực làm tổn thương kẻ khác" (Ánh Sáng trên Đường Đạo). Sự im lặng ở đây là kết quả của Luật 1 và 2 ở trên. Khi con người thật của bạn đồng hành lộ rõ thì có một nhu cầu là giữ gìn lời nói, tự chế trong việc phê bình hay tán gẫu chuyện người khác, bàn những điều không ích lợi cho ai.
– Quả tim đã được sửa dạy: "Trước khi đứng trước mặt Chân Sư, con người phải rửa chân trong máu trái tim" (Ánh Sáng trên Đường Đạo). Nghe hơi sợ, nhưng câu nói ngụ ý sự tổn thương chúng ta cảm nhận khi tự ái hão, hãnh diện và cái tôi, lòng tự cao ..v..v.. bị xúc phạm. Nhưng sự tổn thương sẽ xảy ra trên con đường khi chân tướng mọi người được phơi bày trọn vẹn, chỉ khi nào con tim được thanh lọc khỏi những tình cảm ấy, con người can đảm nhìn nhận cái tôi khiếm khuyết và bắt đầu việc thăng hoa, biến cái thấp hèn sang cao thượng khi đó họ mới thoát khỏi nguy hiểm trên đường.
– Lời nói vàng ngọc: có sự hữu ích, chân thật và dễ thương.
– Chân bước mau: Được thúc đẩy bởi nhiệt tâm phụng sự và tình thương nhân loại.
Theo: Glamour: A World Problem, A.A. Bailey, pp. 50-51