CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN (9)
Con Người:
Phần Lịch Sử Lãng Quên (tt)
Man, A Forgotten Fragment of History. Mohini Chatterjee và Laura Holloway
Xem Các Bài CON NGƯỜI: PHẦN LỊCH SỬ LÃNG QUÊN
Giải thích về đề tài được gọi là sự tận diệt cá nhân, tôn sư chúng tôi nói.
– Vào điểm này có sự chọn lọc. Vật chất, khi tách rời với tinh thần tới hết mức, được thả vào những thế giới thấp hơn nữa, vào việc tái sinh ở thế giới thảo mộc và kim thạch, và luôn cả thú vật sơ khai. Từ đây, vật chất, bị bánh xe của thiên nhiên nghiền nát, thành không hồn trở về lòng mẹ còn linh hồn, được thanh tẩy khỏi cặn bã của mình, có thể tiếp tục con đường của chúng khi trở về địa cầu lần nữa. Ở tại đây có hàng triệu linh hồn trễ nãi bị rơi rụng.Nó là giây phút nghiêm trọng của việc kẻ thích ứng nhất thì sống còn, và việc hủy diệt kẻ không thích ứng. Nó chỉ là vật chất (hay con người vật chất) do sức nặng của chính mình bị thúc đẩy đi xuống tận dưới đáy của vòng sống để khoác lấy dạng thú … Tự nhiên là chân thần không hề hư mất, dù việc gì xẩy ra.
Để tránh sự hiểu lầm, cần vạch ra là điều mà Chân sư nói ở trên không hề muốn nói nên tin việc linh hồn đi thụt lui. Tinh thần con người không hề sống trong thân xác con thú. Khi đi xuống theo vòng sống, nó mất mọi dấu vết của nhân tính, và rồi chân thần không mầu sắc khởi sự đi lên trở lại qua những nấc khác nhau. Bảo rằng một kẻ ăn thịt người nếu họ ăn củ cải mọc trong nghĩa trang là chuyện vô lý, và cũng vô lý y vậy khi dùng triết lý bí truyền Chân sư chỉ dạy để biện minh cho ý tưởng thô lậu là việc chuyển hồn - transmigration of souls.
CHƯƠNG X
Thiên Đoàn Huyền Bí.
Cuốn sách này quả thật chỉ là mảnh rất rời rạc nếu không có phần chi tiết hơn về những bậc cao tột về tinh thần, các Đạo sư - Huấn sư của triết lý bí truyền được thường xuyên nhắc tới trong những trang sách. Đây là chỗ để bàn về đề tài ấy, không phải chỉ vì các tác giả sách chịu ơn rất lớn một trong các ngài về chỉ dạy mà họ trình bầy chưa toàn hảo, mà còn vì trong tất cả dữ kiện về con người mà ta đã quên, bản chất và sự hiện hữu của những bậc này là phần quan trọng nhất.
Trước khi bóng đen của thuyết duy vật, giáo quyền và khoa học lan ra trong nhân loại, đã có một lúc các Đạo sư, như là vua và giáo sĩ, dẫn dắt sự tiến triển của con người; và ngay cả thời gian nhân loại chìm xuống thấp như đi trong sa mạc, dòng suối Đạo sư cũng không hề cạn hẳn. Chỉ trong khoảng năm trăm năm qua (sách viết năm 1884) miếu đền mới hoàn toàn bị hoang phế, và tiếng nói của giáo sĩ mới bị chận hoàn toàn do sức nặng của lòng ích kỷ và vật chất.
Hiểu biết tinh thần mà các Đạo sư gìn giữ là kết quả của sự học hỏi và nghiên cứu, do nhiều thế hệ các ngài thực hiện và tích tụ từ lúc con người đầu tiên xuất hiện. Như đã nói trước đây, vào lúc con người được sinh ra có vị Dhyan Chohan tới ngụ trên hành tinh của chúng ta và chỉ dạy nhân loại trên địa cầu. Cùng mục đích ấy, điều cần thiết là những đấng thiêng liêng xuất hiện vào nhiều lúc quan trọng, và nhất là ở hai đầu của những chu kỳ lớn.
– Nhưng, Thầy chúng tôi nói, các ngài không ở lâu hơn thời gian cần để có chân lý vĩnh cửu; các ngài dạy và tạo ấn tượng mạnh mẽ lên trí não còn mềm dẻo của giống dân mới, để ngăn không cho ấn tượnghoàn toàn bị mất đi hay bị các thế hệ tương lai quên đi trong những thời đại nối tiếp nhau đến. Phận sự của vị Hành tinh Thượng đế là làm vang lên nốt chính của Chân Lý. Một khi ngài đã hướng rung động của cái sau đi trọn đường của nó không bị gián đoạn qua các giống dân tới cuối chu kỳ, những bậc cao nhất trên địa cầu biến dạng khỏi nó cho tới khi con người xuất hiện trở lại. Rung động của các chân lý sơ khai là điều mà triết gia tây phương gọi là ý tưởng bẩm sinh.
Hầu hết những tôn giáo lớn trên thế giới gìn giữ truyền thống về cách mà vị Hành tinh Thượng đế xuất hiện giữa nhân loại và chỉ dạycác chân lý vĩnh cửu cho ai được chọn vì mục đích này. Ấn giáo ghi rằng Brahma, đấng Sáng Tạo, không phải Nguyên Lý Cao Tột, xuất hiện trên địa cầu gần hồ thiêng Mansarawar ở Tây Tạng, và tỏ lộ kinh Veda cho bẩy thần nhân.
Đây là phần công truyền của sự kiện là vị Hành tinh Thượng đế truyền hiểu biếttinh thần cho nhân loại và lập nên Thiên Đoàn Hierachy. Truyền thống của Hỏa giáo xem vị giáo chủ Zoroaster đầu tiên cũng theo y vậy; và khi tìm hiểu về tôn giáo của Ai Cập, Chaldee và những tôn giáo cổ xưa cũng cho kết quả không thay đổi. Theo chỉ dạy của triết lý bí truyền, giáo sĩ Brahma, Ba Vua và những hệ thống thiêng liêng khác có nguồn gốc của họ từ cùng một nguồn. Thiên Đoàn các Đạo sư qua bao thời đại gồm những vị thông thạo khoa học vật chất và tinh thần, và thừa hưởng hiểu biết do vị Hành tinh Thượng đế truyền lại.
Tất cả các ngài đều độc thân, và khiến hiểu biết được truyền mãi mãi bằng cách thu nhận môn sinh tình nguyện. Theo với thời gian, con số Đạo sư đông hơn nơi ban đầu có thể chứa trọn, vì vậy các ngài rải ra trên khắp mặt đất, lập những trung tâm cho các tổ chức bí truyền theo mẫu đầu tiên. Sau cùng con số thành viên vào nhóm huynh đệ huyền bí nhiều tới mức phải đặt ra luật thu nhận khắt khe hơn, và loại bỏ thành viên không đủ tài đức. Chính ở thời điểm này mà có thí nghiệm xem có thể có một dòng Đạo sư được liên tục bằng cách cha truyền con nối. Những Vị đứng đầu Thiên Đoàn khuyên các Đạo sư nửa vờihoàn tục và lập gia đình, ai mà cơ hội tiến xa không khá cho lắm. Thí nghiệm thất bại và áp đặt lên thế giới hệ thống giáo sĩ độc tài vẫn còn tới ngày nay. Dầu vậy chớ quên rằng tuy thí nghiệm không cho ra kết quả mong muốn, hàng ngũ những người mà nó sinh ra đã cung cấp nhiều Đạo sư hơn cách nào khác.
Việc các Đạo sư nửa vời hoàn tục dẫn đến việc lan tràn nghi thức về huyền thuật nghi lễ, có trong mọi hệ thống giáo sĩ với dạng phức tạp ít nhiều, được giáo lệnh chuẩn y và thu hút con số lớn những kẻ sơ cơ muốn được nhận vào hàng ngũ Đạo sư. Ai mà ước nguyện tinh thần được hàng giáo sĩ làm thỏa mãn và không mong gì cao hơn, không tìm hiểu biết xa hơn nữa.
Vị Đạo sư chân thực, không phân biệt được trong thế giới với các giáo sĩ nói chung trừ việc các ngài độc thân, phải dùng đến bí giáo trong đền thờ và những tổ chức mật khác cho việc học hỏi và phát triển của mình cũng như của đệ tử các ngài. Các cộng đồng huyền bí cô lập, bị lãng quên hay bách hại là tàn tích của những tổ chức ấy. Chúng không thuộc về một nhóm thông thường nào, và rất ít khi có Đạo sư chân thực trong số thành viên.
Như ta thấy, Thiên Đoàn được vị Dhyan Chohan thành lập để trông nom và bảo vệ nhân loại đang tăng trưởng. Chỗ đứng của Thiên Đoàn trong kế hoạch chung về cuộc tiến hóa thì không có gì khó hiểu. Sự thật đã được biết tới qua mọi thời đại, và nay ngay cả tiếng vọng của nó cũng rõ ràng, là Điều Chi Đó Không Biết, nằm bên dưới mọi hiện tượng diễn ra trong khắp vũ trụ, là tâm thứctuyệt đối.Từ thực tại này, tâm thức ngày nay biểu lộ qua con người sẽ đi tới cuối thành tâm thức tuyệt đối hay không biểu lộ. Nhưng muốn được vậy, dây kết nối những mức tâm thức khác nhau phải được duy trì vào mọi lúc trong vũ trụ… Các vị Đạo sư và Thiên Đoàn là hệ quả tự nhiên của nhu cầu ấy
… Có bẩy loại đạo sư. Con số này không phải tình cờ mà có, mà bởi vì thiên nhiên làm việc theo thất nguyên, và số bẩy có tầm quan trọng to tát. Con số bẩy là số huyền bí, không phải vì nó là số bẩy mà vì có một luật phổ quát nói rằng mọi trật tự trong thiên nhiên được trọn vẹn nhờ thất nguyên. Minh triết tuyệt đối trong vũ trụ là mặt trời tinh thần ở giữa được nhắc tới trong các sách vở huyền bí. Khi tới lúc vũ trụ biểu lộ, mặt trời này phóng ra bẩy tia (mà tính chất là bẩy cung) và mỗi tia lại chia làm bẩy nhánh. Tất cả mọi người, hay đúng hơn là cái ngã tinh thần của họ, thuộc về một trong bẩy cung chính này của minh triết.Vì vậy có bẩy loại các vị đạo sư.
Trong bẩy loại này, chỉ có năm là thường được nói tới, hai loại kia chỉ những bậc đạo đồ cao hơn mới hiểu được. Những vị đứng đầu năm loại này được gọi là Chutuktu ở Tây Tạng, hay ngọc báu minh triết.Tất cả những đạo sư trên khắp thế giới, ngoài trừ vài vị thuộc hai tổ chức bí ẩn, đều thuộc về một trong năm loại ấy. Các Chutuktu - chữ khác quen thuộc hơn là Chohan (vị đạt 6 lần chứng đạo thí dụ đức K.H.) - không thuộc về một nhóm đạo sư nào riêng biệt, mà được xem là đứng đầu của tất cả các nhóm mà hiện giờ đang có ba, một ở Tây Tạng, một ở Ai Cập, còn nơi chốn của nhóm thứ ba không được tiết lộ.
Vị Chutuktu phải theo định kỳ đi thăm những nhóm khác nhau này nhưng thường thì các ngài cư ngụ ở Tây Tạng. Hai vị Đạo sư cao nhất mà ta biết được, sống tại một ốc đảo trong sa mạc Gobi, nơi chỉ có những đạo sư cấp bậc cao mới được phép đến thăm. Các bậc đạo đồ biết rất ít về bản chất và đặc tính của các ngài, tựa như thế giới biết rất ít về các đạo sư. Các nhóm khác nhau tuy cùng học hỏi theo cùng nguyên tắc chung, có đường lối thực hiện khác nhau về chi tiết.
Như ta biết rõ, các đạo sư không liên hệ gì tới hệ thống giáo phẩm nào; thực vậy, vào một chặng phát triển của mình, các ngài phải nghiêm trọng xác nhận là mình độc lập với mọi hình thức tôn giáo, cũng như các ngài không được phép dự vào nghi thức về huyền thuật. Các đạo sư không giới hạn vào quốc gia nào. Trong số những vị đang sống có người Anh, Hungary, Hy Lạp, Da đỏ và Á châu thuộc nhiều nước.
Có chín cấp bậc đạo sư (chín lần chứng đạo - initiation), mỗi cấp lại gồm bẩy nấc. Theo hệ thống của Ấn giáo thì chín cấp được nhắc tới như là chín ngọc báu. Khi vị nào đạt tới cấp mười, ngài đã xong mức tiến hóa trên địa cầu hay nói khác đi địa cầu không còn gì cho ngài học hỏi. Sách vở mật tông có hình vẽ biểu tượng cho cấp thứ nhất. Trên mặt đất là một người nam nằm ngửa có nhiều con rắn quấn chung quanh. Một người nữ da sậm mặt mày đáng sợ đứng trên ngực của họ. Tay cô cầm vũ khí, vòng đeo cổ là chuỗi thủ cấp của ngạ quỉ và thắt lưng có giắt tay chân chúng bị chặt rời máu tuôn nhỏ giọt. Đây là Kali, vị thần linh bị hiểu lầm và được đề cập tới nhiều.
Con rắn tượng trưng cho minh triết nhờ đó người sơ cơ trói buộc thân xác của mình, là thân hình nằm dài trên đất mà phần tinh thần đã thức tỉnh của họ khắc phục được. Con người thật, bình thường không linh hoạt và do đó được tượng trưng thích hợp là người nữ, người phối ngẫu của con người vật chất, nay với sự phấn đấu mãnh liệt, vứt bỏ gông cùm của chủ nhân chuyên chế và chặt đứt bao ngạ quỉ, là các si mê và dục vọng trần thế, trang điểm cho mình bằng tay chân bị chặt của chúng.
Trọn biểu tượng tượng trưng cho nỗ lực mãnh liệt nơi con người để gạt bỏ xích xiềng của thân xác. Nó cũng có nghĩa vị đạo sư phải đối phó với mọi lực xấu trong thiên nhiên, không phải chỉ riêng của mình mà luôn cả phần tương ứng trong thế giới bên ngoài, biểu hiện bằng lực có tính chất rất độc ác.
Khi một ai tới giai đoạn này họ trở thành thành viên một tổ chức huynh đệ kín, và chuẩn bị mình cho những cấp khác cao hơn.Họ được tượng trưng như là kẻ hành khất có chín viên ngọc, mỗi viên tượng trưng cho một cấp chứng đạo - initiation, cách đạt được nó và kết quả sau đó.
Cấp mười không đạt trên trái đất này. Vừa khi một ai xứng đáng với cấp ấy họ đi sang bầu khác. Hình vẽ của cấp này rất đáng chú ý. Một người nữ đứng trên hoa sen khép kín, một tay cầm đầu của mình mà cô dùng gươm cầm trong tay kia cắt mất; và có hai người nữ khác tương tự như cô đứng mỗi người một bên. Ba dòng máu từ thân người nữ mất đầu phụt lên, một dòng rơi vào miệng cô, hai dòng kia vào miệng hai người nữ đứng hai bên cô.
Ý nghĩa biểu tượng là như sau, hoa sen luôn luôn tượng trưng cho Vũ Trụ của chúng ta, và khép kín vì Vũ Trụ chưa được con người hiểu rõ trọn vẹn khi chưa đạt tới mức này. Việc chặt đầu chính mình cho thấy sự cần thiết loại bỏ hoàn toàn lòng vị kỷ; và ba dòng máu muốn nói khi một người đã gạt bỏ được phàm ngã và lòng ích kỷ như vậy, họ đạt được quyền năng truyền sự sống vào ba cõi, tượng trưng cho trọn vũ trụ của chúng ta.
Dưới cấp thấp nhất của đạo sư còn những cấp chứng đạo khác. Người sơ cơ khi đạt được nấc thấp nhất của những cấp này không còn là người của vòng ngoài là thế gian, mà được nhận vào vòng trong và được xem như là thành viên của tổ chức huynh đệ bí truyền.
Học viên của huyền bí học dưới cấp đạo đồ - initiate thường được gọi là Chela - đệ tử, ở Ấn Độ. Những người này thuộc hai cấp, là đệ tử thực thụ và đệ tử dự bị. Người sau là những ứng viên muốn được thâu nhận để học tập, và được vị đạo sư cho phép thử. Trên con đường khó nhọc mà họ theo đuổi, người đệ tử không nhận được trợ lực và khuyến khích nào khác hơn là lòng nhiệt thành về mục tiêu và sức mạnh ý chí của chính họ. Ai giầu tình cảm bước vào việc học tập này với ý mơ hồ về nhu cầu tinh thần, không nhận thức rõ đòi hỏi cần có cho công việc.
Luyện tập là thử thách dữ dội về năng lực ý chí và lòng không ích kỷ mà nếu thiếu chúng, chắc chắn người ta sẽ thất bại. Thông thường ai như thế tin rằng, vì thích đọc sách vở về điều huyền bí, họ muốn thành đệ tử của vị đạo sư, bậc sở hữu những bí ẩn của thiên nhiên và có quyền năng tinh thần đến mức nhân loại nói chung khó mà tưởng nổi. Ý thích đó tăng lên hay giảm xuống tùy theo động lực thúc đẩy làm chủ tánh tình của họ. Muốn học hỏi là bước đầu tiên, và mong ước có thêm sự sáng là điều đưa ứng viên vào giai đoạn dự bị. Sự tiến triến của họ tùy vào một số điều kiện mà nếu làm tròn, họ có nhiều hy vọng thành công. Ấy là tâm trí sáng suốt trong thân xác khỏe mạnh, có các nguyên tắc đạo đức đúng đắn, và tánh tình có kỷ luật.
Và rồi bắt đầu công việc, là gì ? Tuân theo một số luật và qui tắc, đặt ra như lệ của vua hay lệnh của cấp trên trong quân đội ? Nhiều người tưởng như thế, vì theo lệnh của người lãnh đạo thì dễ hơn là tìm đường mà không có hướng dẫn. Không. Lực thúc đẩy phải tự trong lòng người sơ cơ, và không có nó thì họ không có hy vọng chi. Một khi ai chứng tỏ là ước muốn thành công mạnh hơn ham muốn vật chất mạnh mẽ trong đời làm trí óc mải mê, điều thu hút đại đa số, kẻ phấn đấu được cho thấy rõ bước kế tiếp, nhưng nó có thể cần nhiều thì giờ hơn và lòng kiên nhẫn lớn hơn mà ai với ý chí mạnh có được.
Ai trì chí theo đúng hướng thì thành công, nhưng phải phát triển trực giác để tìm ra con đường đúng. Khác biệt về tánh tình khiến cho điều chi dễ với người này thì là thử thách không nương tay cho người khác, và luật bất di dịch của các vị đạo sư trong huyền bí học là để mặc mọi người nỗ lực, mà không có khuyến khích nào khác hơn là gương của chính các ngài. Nếu một người thành công thì kẻ khác có thể cũng làm được vậy, và người chí nguyện quyết định hoặc bỏ cuộc hoặc phấn đấu và thắng cuộc. Trọn sự việc là sự kiên tâm lâu dài, nhất quyết theo đúng hướng.
Người chela thực thụ có những khó khăn mới khi họ qua được giai đoạn dự bị, mà họ cũng có thêm sức mạnh để phấn đấu chống lại chúng.Một ai khi nhất quyết làm chela và quyết tâm ấy được nỗ lực không ngừng của trí tuệ nuôi dưỡng, vị thầy bắt buộc phải nhìn nhận khả năng của chela ấy và hướng dẫn những bước tương lai của họ. Ta có thể nói với sự thực là người ta không thành chela nhờ nhiệt tâm bất chợt hay ước ao theo cảm xúc lúc có lúc không.
Họ là những ai biết và ý thức rằng hiểu biết có thể đạt được nếu đi tìm; quyền năng trong người có được nếu phát triển, chỉ cần họ hiểu những luật quản trị các quyền năng ấy, và bậc thầy có minh triết và có thể truyền dạy nó nếu ai xứng đáng và được ngài chấp nhận. Người chela thực thụ sống theo sự sáng do hiểu biết có được nhờ sự khai mở tinh thần; họ nhìn thế giới với tầm nhìn bớt lu mờ và biến dạng hơn do mê muội và ham muốn nhục dục. Có thể họ đạt tới mục tiêu của mình bằng đường vòng, và đạt tới chiến thắng qua thử thách làm nản lòng hết thẩy trừ những ai vững chãi nhất và cương quyết nhất.
Con đường của người chela đi thì mỗi cm có phấn đấu phải có với chính mình. Họ không có kẻ thù nào khác mạnh cho bằng bản tính phàm trần ích kỷ của mình mà họ phải khắc phục, và nó có sức mạnh mà họ không có chút ý niệm nào cho tới khi chủ tâm và hăng hái thanh lọc tâm thân. Loại trừ cái ngã, quan tâm đến sự tốt lành của mọi ai khác với lòng chân thật nhất; trong sạch thân tâm, khiêm nhường và kiên nhẫn, đây là những việc họ đặt cho mình phải làm.
Câu nói của đền thờ Delphi là ‘Con người, hãy tự biết mình’; và con đường duy nhất dẫn tới có hiểu biết về cái ngã nằm ở việc hiểu biết về bổn phận; hy sinh cái ngã của mình cho chuyện gì khác mà không làm bổn phận của mình là một hình thức ích kỷ và nó nguy hiểm cũng như là quá quắt. Trong kinh Bhagavad Gita, Krishna nói với Arjuna rằng ‘Chết khi làm tròn bổn phận của mình là việc đúng; bổn phận của người khác thì đầy hiểm nguy.’ Tựa như lòng tham lam sinh ra do việc ưa thích sai lầm tiền bạc, thì ước ao chết người muốn tự hy sinh, tách rời việc làm tròn bổn phận, sinh ra do cái trí sai lệch, lầm tưởng phương tiện là mục tiêu.
Với người chela chân thực, những lề thói của đời sống hằng ngày không thỏa mãn tựa như tính duy vật của triết thuyết tôn giáo công truyền thật đáng ghét; họ không được thỏa mãn về tinh thần nên đâm vào bổn phận như là cách duy nhất để không bị tuyệt vọng. Họ là kẻ sống khôn ngoan vì đã thấy lòng ích kỷ trói buộc cái ngã của họ cũng như của kẻ khác quá khó khăn không chịu được, và đối với họ không có sự sống trong điều nào khác hơn là các nguyên lý cao hơn trong bản thể của mình.
Thực may mắn cho ai tìm được con đường và chân lý, và lại may mắn gấp ba lần khi tìm ra rồi, họ được các bậc thầy cao cả thu nhận, những vị không còn lòng ích kỷ, bất công, không có chút ý tưởng nào về phần thưởng hay được nhận biết ở cõi trần, nhận làm đệ tử.
Theo tài liệu của Ấn giáo về huyền bí học và lời chứng thật của tín đồ đang sống, có bốn giai đoạn gọi là bốn ‘thành đạt’, đưa người sơ sơ vào hàng ngũ chela thực thụ.
● ‘Thành đạt’ thứ nhất mà họ phải có là hiểu biết đúng đắn về điều chân và điều giả. Mục tiêu nhằm đạt tới là việc nhận ra sự thật, và quả vị đạo sư chỉ là dấu hiệu của việc nhận thức này, ta thấy rõ bước đầu tiên là có được hiểu biết trí tuệ về chân lý là gì. Mà chân lý là gì ?Phạn ngữ cho manh mối vể bản chất của chân lý. Trong Phạn ngữ chân lý và thực tại là cùng một chữ, và thực tại được định nghĩa như là điều chi không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy, thành đạt thứ nhất là niềm tin trí tuệ rõ ràng về sự kiện là mọi việc chi xem ra có sự hiện hữu nằm ngoài Parabrahm thì chỉ là hiện tượng thay đổi hay ảo ảnh (Maya).
● ‘Thành đạt’ thứ hai đánh dấu bước kế trên con đường, và là ảnh hưởng vĩnh cửu sinh ra cho cái tri do thành đạt đầu là hiểu biết lý thuyết. Một khi người sơ cơ nắm được bản tính hư ảo của vật quanh họ, họ không còn thèm muốn chúng nữa và như vậy, chuẩn bị để đạt thành quả thứ hai là lòng dửng dưng hoàn toàn với việc vui hưởng kết quả hành động của mình, đời này cũng như đời sau.
Học viên bên ngoài mắc phải lỗi lầm tai hại khi không hiểu được tinh thần đúng đắn của lời khuyên đừng làm theo thúc đẩy của dục vọng. Họ giả dụ sai lạc rằng cách chuẩn bị hay nhất cho đời sống tinh thần là cưỡng bách đè nén mọi biểu lộ ra bên ngoài của ham muốn, quên hẳn đi sự kiện là dù hành vi thể chất được kiêng cử khắt khe nhất, người ta vẫn có sinh hoạt ở những cõi tinh thần trên cao hay cõi trí. Sankaracharya, một những vị có thẩm quyền nhất về kinh điển Ấn giáo, khi bình luận về Bhagavad Gita, nói rằng kết luận ấy chỉ là ảo tưởng. Người ta có thể có giả dụ hấp tấp là lời này cho hệ quả là cho phép điều ác tồn tại; nhưng khi trong trí luôn có ước muốn cải thiện, và con người nhận biết rõ tính chất sự xấu, mỗi thất bại khi không hòa hợp bên trong với bản chất bên ngoài, tăng cường thêm sự quyết tâm tới mức dục vọng xấu mau lẹ bị đè bẹp.
Ấy là tại sao Eliphas Levi quyết liệt tố cáo việc giáo sĩ Công giáo La Mã bị cưỡng ép sống độc thân. Bản tánh của một ai vào bất cứ lúc nào thì là kết quả của mọi hành vi, tư tưởng và tình cảm trước đó của họ; năng lực của chúng liên tục thúc đẩy cái trí hành động theo một cách riêng. Vì vậy, mọi cố gắng chữa lại thiên lệch này của trí não bằng cách áp chế biểu lộ của nó ra bên ngoài thì có hại y như máu không lành mạnh tìm đường tự nhiên để thoát lại được cho chẩy trở vào cuộc tuần hoàn.
Dục vọng bên trong luôn luôn tạo liên kết mới trong chuỗi hiện hữu vật chất, ngay cả khi bị gạt bỏ không cho biểu lộ ra ngoài. Cách duy nhất để làm ta thoát khỏi ràng buộc của Karma dẫn đến sinh và tử, là để cho năng lực chất chứa tự nó hao kiệt như là một phần của năng lực vũ trụ vĩ đại, và không nhuộm mầu nó với cái ngã bằng cách hướng nó về mình. Kinh Bhagavad Gita nói tới đề tài này thật rõ rệt.Vị Đại Huấn Sư Krishna đã trách cứ học trò ngài là Arjuna vì đã từ chối không làm bổn phận trong đời thường của mình.
Lý do thật là dễ hiểu: so với thực tại vĩ đại thì mọi việc trong thế giới này là không thật; vậy muốn từ bỏ các bổn phận mà cuộc sống đặt để cho ta để làm điều gì khác cũng không thật y vậy, là chỉ nhấn mạnh thêm sự vô minh làm cho điều không thật trông như là điều thật. Ngài Krishna gợi ý rằng cách khôn ngoan nhất là Arjuna nên làm tròn mọi bổn phận của mình một cách không ích kỷ. ‘Quyền của con chỉ là hành động,’ vị Huấn Sư dạy, ‘nó chấm dứt với việc thực hiện hành vi, và không hề đi tới kết quả.’ Chúng ta phải làm bổn phận của mình chỉ vì đó là chuyện phải làm, và không hề để cho cái trí nghĩ đến kết quả của việc làm, hoặc với lòng vui thích hoặc với đau khổ. Được thanh tẩy lòng ích kỷ, hành vi qua đi như nước trôi tuột khỏi lá sen mà không làm ướt lá. Nhưng nếu hành vi được làm như là cách để đạt tới mục đích cá nhân, trí não có khuynh hướng lập lại hành vi, và như vậy gây ra thêm lần tái sinh để làm hao kiệt đi khuynh hướng ấy.
(còn tiếp)