KHUYẾT TẬT VÀ CÁC THỂ

Khuyết Tật và Các Thể

 

 

Ta biết rằng ba thể của phàm ngã là trí, tình cảm và xác thân hòa hợp mật thiết với nhau. Trong kỳ trước số báo 74 ta đã xét qua ảnhhưởng của thuốc trên các thể thanh, bài hôm nay bàn về tình trạng của chúng nơi người có khuyết tật về trí não, được bà Dora van Gelder Kunz dùng thông nhãn quan sát.

Tật Đọc Khó - Dyslexia
Dyslexia nguyên ngữ là tiếng Hy Lạp, mô tả tật khó nhận diện mặt chữ hay con số. Đây là tật nơi ai có thị giác bình thường nhưng không thể hiểu đúng chữ viết vì cảm nhận thị giác bị xáo trộn. Trong đa số trường hợp người ta bị lẫn lộn giữa các mẫu tự hay con số, như b nhìn ra là d, p lộn với q; hay chữ bị đảo ngược như n thành u, và w thành m. Tương tự vậy, số 6 thành số 9 hay 5 đọc thành8.
Khi quan sát, bà Dora thấy nơi một người có tật này thể sinh lực bị đẩy lơi ra một chút khỏi não ở vài chỗ trên đường đi của thần kinh thị giác. Theo ý bà làm như thần kinh thị giác không ấn thành đường đủ sâu vào chất liệu của não; có một khoảng thời gian chờ đợi giữa lúc thần kinh thị giác truyền cảm nhận đi từ giữa não tới thùy não ở màng tang để tín hiệu được diễn giải nơi đây. Nơi một người được quan sát, khoảng thời gian này dài hơn người khác, nó tương ứng với sự kiện là người này bị tật nặng hơn.
Mặt khác, thời gian tín hiệu truyền về não kéo dài hơn biểu lộ thành sự ngập ngừng đôi chút khi gặp chữ khó đọc như bd.

Chứng Tự Kỷ - Autism
Billy 14 tuổi tánh chộn rộn không ngồi yên lâu một chỗ hay giữ một tư thế lâu; em lắc lư thân hình rồi đột ngột đứng bật dậy và bỏ đi nơi khác. Cử động tay chân cà giựt, khuỳnh khuỳnh mà không trơn tru. Cơ thể không có bệnh tật hay nơi nào yếu ớt, và em đi đứng, chạy nhẩy bình thường. Cử động tinh tế của bàn tay cần sự khéo léo là chuyện khó cho Billy. Khi nghe nhạc thân hình em đáp ứng theo nhịp một cách vụng về, kỳ lạ.
Bà Dora Kunz quan sát thấy phần não của thể sinh lực bị xáo trộn; dòng điện trong não tỏ ra bất thường. Bà thường thấy não có hai dòng điện chính, một là các dòng nhỏ ở gần bề mặt của não trong vùng chất xám, các dòng thứ hai lớn hơn nối liền bề mặt của não là chất xám với những phần sâu hơn trong não. Nơi người bình thường, hai dòng điện xem ra đồng nhịp với nhau, nơi trẻ tự kỷ thì không có sự đồng nhịp như vậy.
Xét riêng về các dòng nhỏ thấy trên bề mặt của não, động lực điện nơi trẻ tự kỷ phát ra chậm hơn bình thường, mờ nhạt hơn và không sống động bằng. Các dòng lớn cũng chậm, không đồng nhịp với dòng nhỏ, đôi lúc thấy như nó tác động riêng rẽ. Việc này sinh ra cử động cà giựt. Phần thể sinh lực được não bên phải có rối loạn ít hơn bên trái; và động lực điện truyền đi trong não chậm chạp.
Nhìn vào thể sinh lực, nơi đỉnh đầu có phần mờ nhạt tựa như có một túi bên trong đó. Nhìn chung hệ thống chậm hẳn lại và động lực điện thiếu sự điều hợp. Điều này có thể giải thích việc suy nghĩ không mạch lạc, không có khả năng hiểu ý tưởng trừu tượng và có được một quan điểm chung. Việc không đồng nhịp của hai dòng điện trong não cũng có thể giải thích việc thiếu điều hợp trong lời nói cũng như cử động thân hình. Hai đầu gối của Bill cong thành góc rõ rệt, và em có lúc gần như bước ngang.
Luân xa đỉnh đầu có hình bất thường, ngoại biên không đềuảnhhưởng tới việc tuôn tràn năng lực ether vào não của xác thân.
Có sự lệch lạc rất đáng kể giữa các thể trí, tình cảm và sinh lực. Chúng không hòa hợp với nhau trọn vẹn, kết quả là có một khe hở giữa các thể; điều này chẳng những đưa tới việc ba thể rung động không cùng nhịp mà còn không hoạt động chung. Thí dụ nếu trí Billy nẩy sinh ra ý và em bắt đầu nghĩ về điều ấy, em có thể nghĩ rốt ráo về một ý tưởng duy nhất nhưng có ngăn cách giữa sự hòa hợp cái trí với lời nói biểu lộ qua thân xác. Nó sinh ra khó khăn trong việc hòa hợp ý tưởng và lời nói. Kết quả là bất cứ khi nào em cũng có thể thương ba hay mẹ, nhưng không thể nghĩ đến cả hai cùng lúc.
Thể sinh lực không tỏ ra có bệnh gì, chỉ thiếu sự điều hợp. Các động lực được tiếp nhận chậm chạp nên  có một khoảng cách về thời gian trong việc ghi nhận ấn tượng từ thế giới bên ngoài. Để bù cho việc này, người ta phải nhắc lại vài lần sự việc một cách cẩn thận và chẫm rãi cho em nghe.
Thểtìnhcảm nhỏ hơn bình thường, thiếu nẩy nở và mờ nhạt, chỉ có vài nét mầu mờ và nhạt mầu. Bill không cảm biết tìnhcảm mạnh mẽ nhưng khi biết thì nó ảnhhưởng em bất lợi, và rồi em có khuynhhướng cứng người  lại, ngăn trí não cũng như bất động thân hình. Thí dụ nếu sự giận dữ bùng lên thì đột nhiên em sẽ cứng đơ toàn thân, đứng ngây người một lúc và phản ứng của cơ thể sẽ chậm lại.
Điều này một phần do hoạt động sai lạc và các dòng điện lớn của não không đồng thời. Nơi người bình thường có sự điều hợp gần như lập tức giữa các thể tìnhcảm, sinh lực và xác thân; nhưng trong trườnghợp của Billy thể xác của em không có khả năng phản ứng mau lẹ. Vì lý do đó em không nguy hiểm, ngay cả khi gào thét vì giận dữ.
Thể trí cũng có kích thước nhỏ, ít mầu sắc cho thấy ý tưởng của em bị giới hạn và phát triển nghèo nàn. Thể trí và thể tìnhcảm cũng không đồng nhịp vì kết hợp lỏng lẻo, lỗi nhịp và ít hòa hợp.  Luân xa đỉnh đầu của thể sinh lực thấy không bình thường, ở tâm luân xa và đường tuôn chẩy củanănglực gần tuyến não thùy  có xáo trộn một chút, tuy rằng riêng tuyến nội tiết này thấy bình thường.
Theo ý bà Dora Kunz, chứng tự kỷ có vẻ như là tật do hoạt động rối loạn của động lực thần kinh giữa chất xám của não và những trung khu khác. Thể sinh lực của não bị tách rời khỏi nãorất đáng nói; ba thể sinh lực, tìnhcảm và trí không đồng nhịp và hòa hợp với nhau, thêm vào đó có khoảng cách ở những chỗ liên kết thấy ở thể sinh lực

Hội Chứng Down - Down syndrome
Đây là một hình thức khiếm khuyết trí tuệ nặng nề do việc có thêm một nhiễm sắc thể 21. Quan sát nơi một em sáu tuổi thì trong trườnghợp này, xáo trộn đáng kể nhất thấy ở vùng tuyến não thùy, tuyến giáp trạng, cũng như là tiểu não  của thể sinh lực. Phần não trái của thể sinh lực có dòng điện chạy khắp ngoại biên của não, và thường xuyên có việc bị chậm lại, tuy các phần của não nhận từng đợt nănglực sinh ra cử động thân hình. So với trẻ tự kỷ có thân xác bị khóa chặt vào một số tư thế,  trẻ có hội chứng Down có cử động bộp chộp.
Hoạt động của tuyến não thùy không bình thường, tuyến giáp trạng cũng vậy khi xét riêng chính nó cũng như khi xét chung với tuyến não thùy, muốn nói có sự không quân bình giữa hai tuyến. Có vẻ như tiểu não ngăn cản hệ thống nănglực, làm cho  không cóviệc pháttriển trí tuệ bình thường. Luân xa đỉnh đầu nhỏ hơn trung bình, có nhịp chậm và mầu sắc mờ đục, những cánh của luân xa không đều.
Trọn thể sinh lực ở mức trung bình nhưng có đường nét lỏng lẻo hơn bình thường. Thể tìnhcảm trưng ra ít mầu sắc hơn người thường nhưng lại nhiều hơn khi so với trẻ tự kỷ. Nó có mầu chính là hồng đỏ, cho biết có tình thương mến phần nào. Thể nở lớn được, nhưng phản ứng tìnhcảm ngắn ngủi và sức chú ý không lâu.
Tuy thể trí có đôi chút bất thường, nó lại có phẩm chất tốt hơn so với trẻ tự kỷ. Ta không thấy có sự ức chế, và sự kết nối giữa thể trí với thể sinh lực và thể tìnhcảm cũng khá hơn tuy có phần lỏng lẻo. Vì vậy, tiềm năng trí tuệ nơi trẻ có hội chứng Down có thể được phát triển, khi em nỗ lực tiếp xúc với thế giới bên ngoài và muốn làm vui lòng người khác, trong khi đó với trẻ tự kỷ thì việc liên lạc tỏ ý xem ra rất khó khăn.

 

Tật Làm Hoài MộtChuyện
Đây là chứng bệnh tâm thần hiếm thấy. Người bệnh thường thông minh và ý thức tật của mình nhưng không thể phá vỡhànhđộngtheo khuôn mẫu, nó có thể có hình thức là rửa tay liên tục vì sợ có nhiễm trùng, hay nghĩ luôn luôn một tư tưởng nào đó mà họ không thể bỏ. Các tư tưởng và hànhđộng thôi thúc này làm họ không sao xử sự bình thường trong xã hội.
Bà Dora Kunz quan sát một người có những tật này. Anh cứ muốn giữ sách và những vật khác được sạch sẽ, gọn gàng; anh cũng nghe có tiếng nói trong đầu. Anh ý thức rõ ràng tật của mình, biết rằng chúng vô lý nhưng nằm ngoài tầm kiểm soát của anh. Bà thấy là nói chung thể sinh lực có kích thước bình thường, không thấy có xáo trộn nào lớn ngoại trừ có nănglựctrồi sụt rất ít. Tuy nhiên nhịp điệu không quân bình, phần bên trái của thể sinh lực thì nhỏ hơn và kém linh động hơn bên phải; thêm vào đó thể sinh lực lơi ra khỏi thể xác một chút, và chất liệu có phần rỗng.
Dòng điện chảy không đều ở não gần vùng hypothalamus,nănglực ở đó có vẻ sáng trồi sụt và mờ dần ở nơi gần thần kinh thị giác, làm như dòng điện chẩy qua đó lúc có lúc không. Tuyến giáp trạng có vẻ như thiếu sinh động, và nănglực ether của nó không quân bình. Huyệt đan điền có nhịp không đều và nói chung bị lỗi nhịp; bệnh nhân có tình cảm dễ bực bội và khi lo lắng nănglực ether của anh giảm xuống, cho ra hệ quả ở xác thân.
Hình dạng tổng quát của thể tình cảm ở mức trung bình, nhưng có khác thường đáng nói ở đỉnh hào quang và ở ngoại biên thấy như có vẻ bìa hào quang bị rách. Có một khối lớn mầu xám nằm trong hào quang với tia đỏ vạch ngang qua muốn nói sự bực dọc; ta cũng thấy có đốm mầu vàng lục bệnh hoạn, chỉ lòng ganh tỵ. Hai bên hào quang hoàn toàn lỗi nhịp với nhau, với bên phải bị xáo trộn nhiều hơn.
Ta biết rằng nơi mà thể sinh lực và thể tìnhcảm hòa với nhau là cánh cửa bước vào cõi trung giới. Ở bệnh nhân này cả hai mặt thể sinh lực và tìnhcảm nơi huyệt đan điền bị lỗi nhịp với nhau, và sự nối kết của chúng bất thường.
Thể trí tương đối trong trẻo cho thấy trí não có làm việc nhưng chậm hơn bình thường. Anh sắp xếp được tư tưởng của mình nhưng không thể phóng chiếu ra ngoài. Thể trí ít bị lỗi nhịp hơn hai thể kia; anh có thể sinh ra ý nghĩ nhưng không thể đồng hóa mình với nó. Điều quan trọng hơn cả là sự suy nghĩ của anh không chi phối gì tìnhcảm, làm như suy nghĩ và cảm xúc là hai chuyện tách biệt với nhau.
Anh suy nghĩ được mà không thể thực hiện ý tưởng của mình, vì cơ chế thực hiện việc ấy đòi hỏi tưtưởng truyền từ cõi trí qua cõi tìnhcảm xuống cõi ether, mà diễn trình này bị ngăn lại giữa cõi trí và tìnhcảm. Việc thiếu phần suy nghĩ - hay suy nghĩ không xuống được não bộ - làm cho anh có tính bốc đồng. Vì anh có tính vị ngã, nănglực ether bị chặn đứng vì nó chảy vào trong mà có ít phần chẩy ra ngoài, và điều này làm giảm sinh lực của thể sinh lực.
Cả ba thể đều bị lỗi nhịp,và sự liên kết giữa thể trí với thể tìnhcảm đặc biệt yếu kém; hệ quả là vào một lúc anh có thể suy nghĩ và phân tích một vấn đề, nhưng phút sau đó tìnhcảm của anh trào dâng làm anh bị mất thăng bằng. Hai thể này không liên hợp với nhau chặt chẽ thế nên trí năng không thể làm chủ tìnhcảm.
Nhận xét rõ ràng nhất rút ra từ những quan sát này là mối liên hệ giữa những thể khác nhau là điều hết sức quan trọng, vì sự liên hệ này làm cá tính không toàn vẹn và khiến có thể có  hành động.

Chứng Tâm Thần Phân Liệt
Quan sát nơi một người có chứng này trong bệnh viện tâm thần,  bà Dora Kunz thấy là những cánh trong luân xa đỉnh đầu của thể sinh lực có mầu xám hơn tâm của luân xa, điều muốn nói chắc chắn có hoạtđộng rối loạn. Luân xa không sáng lắm, chuyển động không nhịp nhàng cũng như làcó thay đổi luôn, ở nơi tâm lẫn ở những cánh của luân xa. Hình dạng cũng không bình thường, bìa những cánh có khấc nhô ra thụt vào như răng cưa. Đường viền của tâm luân xa không đều mà lạ lùng hơn nữa là có một đường nứt ngang trọn luân xa từ trước ra sau đi theo trục từ 12 giờ xuống 6 giờ, sinh ra lỗi nhịp trầm trọng.
Tâm của luân xa không có phân ranh rõ rệt làm cho nănglực bị thất thoát một chút. Chất liệu ở khắp tâm luân xa vừa thô nhám vừa lỏng lẻo, và có tính dãn nở ít. Mầu xám sinh ra sự bất thường; những đốm mầu xám ở tâm luân xa có khuynhhướng ngăn làm anh không tiếp xúc được với những phần cao hơn của cái ngã. Vì vậy, tìnhcảm có khuynhhướng thắng thế và anh không có sự tự chủ. Các phần trong não không hoạt động hòa hợp với nhau, phần thalamus có nănglực ether với nhịp không đều, làm trì trệ nhịp, và tùng quả tuyến pineal gland không hoạt động bình thường.
Luân xa giữa chân mày của thể sinh lực cũng có sắc xám ở cả tâm và những cánh, cho biết có hoạt động rối loạn. Nó có kích thước bình thường nhưng mầu sáng đục và nhịp chuyển động vừa thay đổi vừa lỗi nhịp. Hình dạng khác với bình thường với bìa rách không trơn tru, trọn luân xa có nhiều vòng kỳ lạ với vòng bình thường chồng lên vòng không bình thường.
Tâm của luân xa này cũng bị chẻ đôi ở giữa như luân xa đỉnh đầu, và bìa rách tưa ra. Thấy có ít tính mềm dẻo, chất liệu ở tâm và bìa luân xa vừa thô nhám vừa lỏng lẻo. Hoạt động của luân xa này bất thường như mầu xám cho biết, và chuyển động không đều ảnhhưởng cảm nhận lẫn óc tượng hình. Tuyến não thùy ở mức trung bình.
Những cánh của luân xa cổ họng trong thể sinh lực có mầu xanh và xám còn tâm có mầu xanh dương rất đậm gần như đen. Điều này cho thấy là bệnh nhân ngăn chặn ảnhhưởng của chân ngã mình. Luân xa có mầu sáng đục, chuyển động của cả tâm và những cánh bị lỗi nhịp, vận tốc quay thay đổi từ chậm tới trung bình. Kích thước ở mức bình thường nhưng các cánh hơi rũ xuống một chút, và nănglực rỉ ra ở điểm gần sáu giờ; nó ít tính mềm dẻo, chất liệu thô nhám và lỏng lẻo, và hoạt động của tuyến giáp trạng thay đổi.

Theo:
- The Chakra and the Human Energy Fields. Shafica Karagulla and Dora van Gelder Kunz.

Xem Bài Liên Quan