HAI LOẠI NHẠC
Hai Loại Nhạc
Nếu vạch ra cho người Ấn thấy rằng âm nhạc của họ thiếu các dạng thức khác nhau, họ sẽ không hiểu được ta. Không phải là họ có âm nhạc vui tươi, âm nhạc nghiêm trang và âm nhạc sầu muộn hay sao, đâu cần có gì thêm ? Lại nữa, họ sẽ biện luận rằng một âm trong nhạc của họ được chia theo bốn bậc (quarter tone) còn một âm trong nhạc tây phương chỉ chia thành có hai bậc (semi tone, bán âm. Giải thích thì khoảng cách giữa hai nốt Do-Re là một âm gồm hai bán âm: Do - ♯Do là một bán âm, ♯Do - Re là một bán âm khác.)
Để trả lời ta sẽ trưng cho họ thấy dàn nhạc vĩ đại của tây phương với đàn dương cầm, phong cầm và ban hợp ca đông đảo; liệu những nhạc cụ với âm điệu êm ái của họ so sánh được với lực lượng hùng hậu như thế chăng ?
Như vậy, đặc tính của nhạc Ấn Độ không phải là về khối lượng mà là về mức tinh tế, vì họ có 1/4 âm, và đó là nguyên do cho cả tính chất và giới hạn của nhạc Ấn Độ.
Khi đức Bàn Cổ lập mẫu chủng thứ năm tại Ấn Độ, để đối phó với Tà Thuật chiếm ưu thế trong mẫu chủng thứ tư Atlantis mà từ mẫu chủng này ngài bắt buộc phải chọn một số người làm nhân cho mẫu chủng mới, ngài cấm việc chơi nhạc đang có vì ảnh hưởng của nó đã được chứng tỏ tai hại ra sao, và khởi đầu một âm giai mới cùng khoa học về chú ngữ (mantram), hầu cho chi chủng mới có thể đáp ứng với làn rung động cao và học để lên tới cõi trí. Những mantramnày được các giáo sĩ Ấn Độ truyền qua bao thế kỷ sau đó, trở thành hoàn toàn liên kết với truyền thống tôn giáo, và chỉ được dùng vào những lúc được ấn định trong ngày.
Như vậy sẽ có bài tụng được xướng lên trước buổi thiền ban sáng, bài cho đúng ngọ, bài cho buổi chiều, mỗi bài được tính để sinh ra ảnh hưởng riêng biệt cho người xướng và cử tọa. Sau bao thời đại, truyền thống tôn giáo tại Ấn Độ cho ảnh hưởng quá đỗi hùng mạnh tới mức không ai nghĩ đến việc xướng bài tụng cho sáng sớm vào giữa trưa, thí dụ vậy, lại càng không xướng bài đó vào buổi chiều.
Vì thế các giáo sĩ xưa của Ấn, thay vì tìm cách phát triển nhạc thành một nghệ thuật, lại chỉ tìm cách làm gia tăng tính chất chú ngữ của nó. Người Ấn do bản chất đã có sẵn tính trầm mặc, nay khi ý thức là có chuỗi nhạc sinh ra tham thiền rất sâu, họ thí nghiệm với nhạc và thăng hoa nó cho tới khi đạt được kết quả mong ước. Kết quả ấy là trạng thái đại định Samadhi, hay sự chìm đắm vào tâm thức cao tột.
Nhưng dù trong trạng thái đó nghe được ‘nhạc của viễn tượng – music of vision’, họ lại không có nỗ lực nào để diễn dịch nó thành âm thanh dưới trần; họ bằng lòng rằng chúng vẫn chỉ là phương tiện để đạt tới sự kết hợp với Thiêng Liêng nhờ khả năng trợ giúp việc tham thiền của âm.
Khi con người đạt tới niềm Hoan Lạc thì còn gì nữa cho họ đạt hay ao ước ? Kết quả là sự tiến hóa của hệ thống cao tột về triết lý tôn giáo, là biểu tượng cho sự vĩ đại của tư tưởng Ấn Độ. Vì 1/4 âm tự nó rất thanh nhẹ, nó làm thăng hoa trí não thêm vào việc gợi nên sự xuất thần trầm tư, và hệ quả không phải chỉ là việc có được hiểu biết mà còn là Minh Triết, vì Minh Triết chỉ là hiểu biết được thăng hoa, được tinh thần hóa.
Sao đi nữa, nói rằng nhạc Ấn Độ chỉ hoàn toàn có tính chú ngữ và làm ngất ngây hồn thì không đúng; có những nỗi khát khao và ước nguyện trong lòng con người phải tìm lối thoát bằng lời ca; rồi cũng có thuần túy đam mê của người gợi nên đau khổ, và tâm hồn không có tính triết lý sẽ tuôn tràn nó ra bằng lời hát. Nhưng ngay cả vậy, bởi không có nhạc cụ nào có thể diễn tả lòng nhiệt thành, năng lực hay uy lực đã được tạo ra, phương tiện họ có trong tay thật ít oi. Thế nên phần lớn nhạcẤn Độ vẫn có hình thức đồng điệu, giới hạn.
Một nghệ thuật bị gò bó như thế, không có tư tưởng mới và không tiến triển sẽ có khuynh hướngphai nhạt dần thành không đáng kể.Nếu âm nhạc phương tây đứng yên một chỗ, nó cũng sẽ chịu số phận tương tự.
Ngoài việc nhạcẤn Độ ảnh hưởng chính yếu trí năng; bởi nói chung nó thiếu những yếu tố khích động hơn của nhạc tây phương nhiều thay đổi của ta, ta thấy là người Ấn cũng thiếu những tính chất đó. Tự nhiên là khí hậu có thể có một phần trách nhiệm trong việc này, nhưng loại âm nhạc sinh động hơn có thể thay đổi lớn lao ảnh hưởng của nó. Giống như nhạc của họ thiếu sự thay đổi, thiếu năng lực, thiếu uy lực, thì người Ấn nói chung như là một sắc dân cũng chỉ phiến diện, trơ trơ và tính chất thiếu quân bình. Ngoài giai cấp chiến sĩ họ có ít người có hành động; đại đa số dân có tính mơ màng, trầm tư và quá độ về những gì thuộc tinh thần.
Tuy vậy câu hỏi là nói rằng âm nhạc chi phối tính chất của cả một quốc gia thì có thực sự đúng không ? Nói vậy có đi xa quá ?Có, nhưng nó chỉ là vậy nếu ta không kể đến ảnh hưởngtrực tiếp lẫn gián tiếp của nó. Khi ta rời một buổi hòa nhạc mà tiết mục cuối cùng trong chương trình diễn ra thật hùng tráng, oai nghi, có phải là ta thấy đầy hứng khởi mong ước có hành động cao cả và anh hùng chăng ? Hay, nếu điều ấy không phù hợp với tính khí của mình, ít nhất ta cũng cảm thấy trong lòng có thêm uy lực và sinh khí ? Không phải là ta được khơi dậy theo cách mà khó phương tiện nào khác ngoài âm nhạc gợi được trong tâm ?
Quả thực là ảnh hưởng sẽ phai nhạt dần sau một thời gian, nhưng kinh nghiệm được khơi lại khi lần sau ta nghe nhạc loại tương tự. Và giả dụ ta triền miên nghe nhạc, ngày này sang ngày kia, tuần này sang tuần nọ, năm nay rồi năm kế, phải chăng các tình cảm này được liên tục lập lại sẽ không để lại dấu vết nào lên tâm tình, bản chất tình cảm của ta hay sao ?Rồi phải kể tới yếu tố di truyền. Tựa như lòng yêu nhạc thường truyền từ cha mẹ sang con hay cháu, phải chăng cũng có thể là ảnh hưởng của nhạc ấy lên đặc tính người cũng được truyền như vậy ? Và nếu âm nhạc, như ở Ấn, được truyền qua bao thế hệ, có phải là ảnh hưởng của nó sẽ được củng cố tương ứng theo ?
Nếu nhìn nhận các điều ấy, ta sẽ hiểu tính uể oải của dân Ấn. Ta cũng sẽ nhận thức là nếu họ phiến diện ấy là do những nhược điểm trong tính chất của họ, và chỉ có tính trầm tư của tiền nhân họ là đã có thể truyền lại cho thế giới hệ thống triết lý không có chi sánh bằng.
Nhạc Cổ Ai Cập và Tính Người.
Nay ta nói về ảnh hưởng của âm nhạc đối với người Ai Cập và vai trò nó đóng đối với nền văn minh hùng hậu ấy. Bởi nếu ta bàn trước tiên về nhạcẤn Độ ấy chẳng phải vì đó là nền văn minh xưa nhất mà vì nó tinh tế nhất; chủ ý của ta là đi từ sự tinh tế đến thô trược, từ 1/4 âm đến 1/3 âm và sau cùng là bán âm
1/3 âm là tính chất của nhạcAi Cậpvà như vậy khiến nó kém tinh tế hơn nhạcẤn Độ một bậc, với kết quả là thay vì tác động lên trí năng, nó lại tác động lên tình cảm vì tình cảm tự nó kém tinh tế hơn trí năng. Tựa như làn rung động do tia tử ngoại sinh ra thì quá tinh tế và không được mắt ta ghi nhận, làn rung động do 1/4 âm sinh ra thì tinh tế quá và không ảnh hưởng trực tiếp lên tình cảm con người.
Như đã nói, khi cái trí được thăng hoa, tinh thần hóa, nó trở thành dụng cụ cho Minh Triết. Nhưng chuyện không xẩy ra như vậy nếu để diễn ra theo cách thông thường vì khi ấy nó chỉ là vận cụ cho kiến thức, và chỉ được vậy khi không bị tình cảm thô kệch hơn cản trở và khuấy động. Thực vậy nếu cái sau được kích thích và thiếu kiểm soát, nó thù nghịch với hiểu biết vì nó làm nhòe cái phản chiếu của trí tuệ; mặt khác nếu tình cảm an tĩnh và được kiểm soát, nó để cho óc lý luận làm chủ hoàn toàn, và kết quả là có lương tri và tư tưởng sáng suốt.
Người Ai Cậpđạt được kết quả như vậy với loại nhạc 1/3 âm của họ; nó có khuynh hướnglàm tĩnh lặng tình cảm và thanh tẩy những rung động thô trược hơn của tình cảm.Nhưng việc đáng nói hơn là nó có khuynh hướng dẫn dụ tới một loại tình cảm xuất hồn.
Xem xét tôn giáo cổ xưa cho ta thấy sự kiện là mỗi nền văn minh đều có các trường Bí Giáo, luôn cả ngày nay, nơi đó học viên được dạy không những tin vào những phần thanh bai hơn của thiên nhiên mà còn thật sự biết chúng. Tại Ai Cập xưa một trong những nghi lễ chứng đạo initiation quan trọng nhất của trường về huyền học như vậy diễn ra với học viên, nhờ sự trợ lực của nhạc và các nghi lễ khác, được dẫn dụ làm cho xuất thần mà khi tỉnh lại, có hiểu biết về đời sống bên kia cửa tử.
Lý do là trong những điều kiện nào đó, nhạc 1/3 âm làm thể tình cảm lơi ra với thể xác và đưa tới việc xuất hồn sang cõi tình cảm. Bằng cách ấy con người học từ kinh nghiệm thực sự là họ bất tử, chẳng những họ có thể lên tới những cõi cao hơn mà còn đi xuống cõi thấp nhất và tệ hại nhất; họ xuống tới ‘địa ngục’, vượt lên khỏi nơi đó và đi vào ‘thiên đàng’ như Thiên Chúa giáo mô tả, vì Thiên Chúa giáo chỉ là sự biến chế của nghi lễ Ai Cập.
Dầu vậy ta không nên nhầm lẫn sự xuất hồn của người Ai Cập với trạng thái của các thánh nhân Ấn Độ; cái sau liên qua đến việc kinh nghiệm niềm an lạc tinh thần còn cái trước là việc thụ đắc hiểu biết huyền bí; một bên là nhà huyền học mystic còn bên kia là nhà khoa học nhiều hơn. Và chẳng những họ quan tâm đến việc có được hiểu biết, mà luôn cả việc lập ra phương tiện cần thiết để có được nó - nói ngắn gọn họ là thuật sĩ magician.
Như khoa học gia thí nghiệm để tìm điều kiện đúng đắn cho việc khám phá một sự kiện khoa học thì thuật sĩ cũng làm y vậy, khác biệt duy nhất là khoa học gia làm việc với những lực thô sơ hơn của Thiên đoàn và thuật sĩ với những lực thanh bai hơn. Thực vậy, nhờ nền văn minh Ai Cập mà người phương tây có được tất cả huyền thuật về nghi lễ, như lễ Misa của Thiên Chúa giáo phát xuất từ Ai Cập mà không phải Jerusalem, cho dù người ta tin là nó được đưa vào tôn giáo này để ghi nhớ bữa tiệc ly.
Trước khi ta chấm dứt đề tài Bí Giáo và Huyền thuật, có hai sự kiện đáng nói cần được nhắc tới. Đầu tiên, người Ai Cập cho rằng âm nhạc có nguồn gốc thiêng liêng; thứ hai, họ tin là sự hòa điệu và các nhạc cụ khác nhau là do thần linh khám phá và sáng tạo. Vì vậy, theo họ Hermes khám phá ra nguyên lý về các giọng và âm hòa hợp, và là người sáng tạo cây đàn lyre và hình thức guitar sớm nhất; còn Orisis được xem là người sáng tạo ra cây sáo. Những giả dụ này cũng không chỏi nghịch với phần bí truyền của tôn giáo Ai Cập, vì đã có lần những vị gọi là thần thánh đã từng là người tức các đạo sư cao cả, các Vua - Đạo đồ vĩ đại đã từng hiện diện trên trái đất và cai trị dân chúng.
Và chính vì các ngài quá vĩ đại nên được phong làm thần thánh, tựa như đấng sáng lập Thiên Chúa giáo được thần thánh hóa và các đệ tử của ngài được phong thánh. Và cũng y như khối đông người ngày nay - xét về mặt bí truyền - có thể được xem là không có hiểu biết về sự thật của Tôn sư họ, thì khối đông ở Ai Cập cũng không biết gì về sự thật của các thần linh của họ.
Như thế ý niệm về thần thánh của Ai Cập không phải chỉ là kết quả của mê tín thấp kém và thiếu hiểu biết, mà là kết quả hợp lý của hiểu biết có được qua cuộc chứng đạo. Sự kiện theo với thời gian hiểu biết ấy bị hư hoại và phai mờ dần thành mê tín dị đoan là đúng, nhưng nó không khởi đầu như vậy. Tôn giáo Ai Cập ở mức thanh khiết và trong sáng thì cao tột và có tính triết lý như kinh Veda; triết lý căn bản của nó là tính Duy Nhất của Thượng đế và con người sinh ra từ Thượng đế rồi chót hết ta sẽ trở về Ngài.
Vậy thì người Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn và do đó họ cũng tin rằng những ‘Đấng Cao Cả’ mà họ và tiền nhân của họ quí yêu và thờ kính, vẫn còn tiếp tục sống dù nay đã sang cõi cao. Việc họ dâng cúng và cầu nguyện với các vị này thì cũng không có gì vô lý như người Thiên Chúa giáo cầu nguyện với thánh bổn mạng của mình… Ta không cần nói thêm về tôn giáo của Ai Cậpmà chỉ cần vạch ra rằng tôn giáo ấy là kết quả của việc nghiên cứu hữu lý, có tính triết lý và có suy nghĩ, là việc đi sâu vào những lực tinh tế hơn của thiên nhiên, nói ngắn gọn là Huyền bí học ở dạng thức cao.
Tuy nhiên chuyện không may là một số điều mê tín dị đoan nổi lên làm hoen ố sự tinh khiết của nó; lòng ích kỷ len lỏi vào huyền bí học và chân lý chỉ tương đối huyền bí thế chỗ của chân lý tuyệt đối. Ta biết rằng thể xác có tính thu hút bí ẩn mà mạnh mẽ đối với linh hồn đã rời bỏ xác, và bao lâu mà thể xác còn nguyên vẹn thì dây nối giữa cả hai chưa bị cắt đứt. Vì người Ấn Độ nhận biết điều này, họ hỏa thiêu xác chết để hồn người có thể được giải thoát ngay lập tức.Nhưng lòng ích kỷ xui khiến người Ai Cập làm ngược hẳn lại; họ tìm cách bảo trì thể xác để hồn người có thể tiếp tục ở trên trái đất và do đó với họ. Việc ướp xác khi lan tràn là chỏi nghịch với hiểu biết bí truyền hầu có được tư lợi. Thực vậy, hiểu biết khi tách rời với Minh Triết và ý Là Một thì gần như không tránh được là nó dẫn tới lòng ích kỷ, và do lòng ích kỷ mà nền văn minh Ai Cập sụp đổ.
Nay ta thử xem làm sao việc đó xẩy ra và âm nhạc liên kết như thế nào với sự sụp đổ ấy.
Dù âm nhạc đóng một vai trò to tát trong đời sống Âu châu, nó lại có vai trò to tát hơn nữa tại Ai Cập; dường như không có sinh hoạt nào trong ngày mà không có liên kết với nhạc. Bất kể họ làm gì, người Ai Cập luôn luôn làm trong tiếng nhạc; họ hát khi gieo mạ, hát khi gặt hái, phụ nữ hát khi dệt vải và đoàn người ca vang khi họ di chuyển những cột đá khổng lồ từ các mỏ đá vĩ đại.
Việc ca hát này không phải theo hứng bất tử như thấy nơi người lao động Âu châu, mà nó được tổ chức và nhất là phù hợp với công việc mà họ đang làm. Lại cũng có người đếm nhịp bằng cách vỗ tay, vì người Ai Cập ý thức là ca hát chung làm việc lao động dễ dàng hơn, như quân nhạc tăng hùng khí cho người lính khi ra trận… Ta không cần nhắc tới sự kiện nhạc đóng vai trò quan trọng trong mọi nghi thức, mọi lễ hội, tiệc , tụ họp, đám tang và lễ tôn giáo; chuyện đáng ghi là nó là loại nhạc có tính chất thay đổi nhiều hơn nhạcẤn Độ mà ta vừa xem qua ở trên. Nếu kể sơ các nhạc cụ như đàn lyre, guitar, thụ cầm nhiều cỡ, sáo, kèn ống đơn và đôi, kèn đồng, chập chõa và trống, ta nhận thấy âm thanh phát ra hẳn với lượng đáng kể và với nhiều loại âm thay đổi. Và bởi vậy, có những loại nhạc làm tĩnh lặng tình cảm hay ngược lại làm khuấy động nó.
Thế thì tâm tình người Ai Cập được thăng bằng không giống như người Ấn Độ. Do ảnh hưởng làm êm dịu của nhạc dùng 1/3 âm đối với tình cảm của họ, họ không có lúc nào cũng ‘quay cuồng’, mà cũng không uể oải và thiếu sáng kiến; họ có sự trung dung hay cố gắng đạt tới điều ấy, cũng như âm nhạccủa họ nói chung cho ra sự trung dung. Nó lại còn chứa đựng một mức nhỏ tính thiêng liêng là sự hòa hợp.Chuyện đáng nói là đàn lyre được xem đặc biệt thích hợp cho các nghi lễ tôn giáo vì ta có thể chơi các hợp âm trên đàn này.
Sao đi nữa, giờ ta đến câu hỏi quan trọng là nếu nhạc Ai Cập tạo ảnh hưởng tốt lành, mọi mặt như thế cho tính người, thì tại sao lòng ích kỷ và mê tín dị đoan làm nền văn minh Ai Cập bị sụp đổ ? Không phải âm nhạccủa họ - cho dù có những tính chất tốt đẹp - đã gián tiếp hay trực tiếp có trách nhiệm hay sao ? Và câu trả lời là điều đáng chú ý: không phải vì những tính chất của nhạc Ai Cập có mà vì những tính chất nhạc Ai Cập thiếu, làm đất nước ấy suy sụp.
Tựa như Ấn Độ chót hết suy đồi vì nó có Minh Triết tinh thần mà không có hiểu biết cụ thể thì ngược lại, Ai Cập suy sụp vì nó có hiểu biết cụ thể mà không có Minh Triết tinh thần. Bởi hiểu biết cho ra quyền lực, và quyền lực rất thường khi sinh ra lòng yêu thích quyền lực, rồi tới bước cuối là lòng yêu thích quyền lực cá nhân - nói khác đi là lòng ích kỷ với hệ quả không tránh được là sự tan rã của cộng đồng. Khi mỗi cá nhân tìm cách có lợi thế hơn người bên cạnh thay vì hợp tác với họ, thì làm sao chuyện có thể khác hơn được ?Không có gì trong vũ trụ có thể còn nguyên vẹn lâu khi các lực thuộc đủ mọi loại lôi kéo nó về nhiều hướng khác nhau.
Ngắn gọn thì bởi nhạc Ai Cập hoàn toàn thiếu sót mặt khơi dậy minh triết, và mặt hòa âm hay thiêng liêng của nó thì quá hạn hẹp tới mức không có tác động, Ai Cập sụp đổ giống như Hy Lạp và Rome về sau này. Như các nước tây phương thiếu sáng suốt tương tự đã lạm dụng hiểu biết khoa học của mình và dùng nó cho mục tiêu dữ dằn năm 1914 và 1939, người Ai Cập cũng lạm dụng hiểu biết huyền bí của họ. Hơn thế nữa, trùng hợp với việc suy đồi đạo đức, nhạc của họ cũng khởi sự tan rã và phần hòa âm nhỏ bé cũng biến mất. Thay vì được phát triển, nó lần hồi bị quên lãng; sở thích về nhạc xuống càng ngày càng thấp và tuy căn bản 1/3 âm còn đó, nó được dùng cho mục tiêu phù phiếm giống như căn bản bán âm của nhạc tây phương ngày nay. Và như vậy điều lẽ ra có thể lớn mạnh thành loại nhạc thanh cao nhất đã thui chột thành không còn chút gì đáng nói.
Vừa rồi là các nguyên nhân chính yếu, nay ta hãy xem qua các nguyên nhân phụ.
Sự xấu xa khởi đầu với hàng ngũ giáo sĩ. Như đã nói, nhiều giáo sĩ có lúc đã được theo học Huyền bí học, nhưng với ngày tháng càng lúc càng ít người xét ra xứng đáng với vinh dự ấy, họ thiếu các tính chất thiết yếu. Thay vì có lòng xả kỷ, thay vì làm việc vô tư lợi cho nhân loại, họ tỏ ra ích kỷ và ham muốn quyền lực. Và tự nhiên là khi điều này gia tăng, cuối cùng nó thành lòng yêu thích sâu đậm quyền lực, lòng yêu mến chân, thiện, mỹ và những tình cảm cao thượng giảm theo tỉ lệ cùng với lòng ưa thích âm nhạc của họ, cái phương tiện mà qua đó những tình cảm cao thượng được diễn tả.
Họ trở thành thờ ơ và không để ý tới cách thánh nhạc được trình bầy, và sau chót không màng đến tiêu chuẩn để chơi nhạc.Như vậy khi ảnh hưởng cao quí của thánh nhạc mất đi, tính chất không phải chỉ riêng của giáo sĩ mà luôn cả của dân chúng từ từ suy thoái.Với huyền bí học bậc thấp chứa đựng ít hiểu biết, phần lớn ý nghĩa thực của huyền bí học bị lãng quên, các giáo sĩ ảnh hưởng tâm trí dân chúng và làm tê liệt khả năng suy luận của họ.Kết quả là người Ai Cập có những mê tín dị đoan loại tệ hại nhất. Nhưng điều không may là những gì mà sử gia cho là mê tín dị đoan thì thực ra có bản chất nguy hại hơn nữa: nó là sử dụng lực huyền bí cho mục đích xấu xa, và khi một quốc gia đi tới việc này thì sự suy tàn của nó là điều không tránh được.
Trích
Cyril Scott – The Influence of Music throughout the Ages