1001 CHUYỆN 35
– Con người biết sử dụng vật chất, chế tạo đủ các món cần dùng cho đời sống thì đó có phải là mình làm chủ và chiến thắng vật chất không ?
– Thử xem, điểm chính yếu của nền văn minh hiện đại là việc chế ngự vật chất, tạo ra tiện nghi. Nhưng có khi cũng nên tự hỏi là vật chất thắng mình, hay mình thắng vật chất. Lấy thí dụ việc nghe nhạc, bây giờ người ta có đủ mọi phương tiện để nghe nhạc ở bất cứ đâu, bất cứ thể loại nào, nhưng đó không giống như đi dự một buổi hòa tấu hay ca nhạc ở thính đường, nơi nhạc sĩ trình diễn. Người ta có thể nói nghe nhạc thu vào đĩa thì trung thực như nghe nhạc ở buổi hòa nhạc, tuy nhiên không phải vậy mà có sự khác biệt hay mất mát.
– Mất cái gì, và mất bao nhiêu ?
– Đa số công chúng không biết là ta có mất điều chi, nhưng ai nhậy cảm hơn biết là nghe nhạc phát ra từ radio hay máy thì không giống y như khi nghe nhạc sĩ tạo ra nhạc trên sân khấu. Khi đó hào quang của họ nở rộng hơn, và thính giả tiếp xúc, trao đổi với hào quang ấy và đáp ứng lại với chúng.
Các nghệ sĩ cảm biết chuyện này, họ nói rằng khi trình diễn trên sân khấu, năng lực của khán giả có sức kích thích, nuôi dưỡng, làm họ cảm thấy phấn khích và biểu diễn xuất thần, có hồn hơn; ca sĩ thì trình bầy bài hát lôi cuốn hơn, kịch sĩ thì đóng nhập vai hơn, lột tả xuất sắc đặc tính nhân vật. Khi người ta nghe nhạc, xem phim bằng máy thì không có sự trao đổi năng lực giữa nghệ sĩ và cử tọa, thế nên sự việc không giống nhau chút nào.
Vấn đề của việc làm chủ vật chất do đó không phải chỉ là dùng máy móc chế tạo ra đồ dùng, hay xếp đặt cho máy điện toán làm mau lẹ những phương trình phức tạp. Sự chiến thắng đúng nghĩa là khi ta khiến vật chất biểu lộ được ý tưởng.
– Nghĩa là sao ?
– Lấy thí dụ một tòa nhà. Muốn tạo nên nó kiến trúc sư phải vẽ họa đồ, nhà thầu xây cất đi tìm vật liệu rồi khởi công tạo dựng mà khi hoàn thành được như ý, tòa nhà ấy biểu lộ ý tưởng. Nói rõ hơn, tại sao du khách các nơi đi Âu châu để ngắm nhìn bao vương cung thánh đường ở đó ? Hay hãng du lịch có những chuyến đi thăm các kiến trúc nổi tiếng ở nước này hay kia ? Ấy là vì mỗi một vương cung thánh đường ở Âu châu có chủ ý là biểu lộ một ý tưởng, nên cho dù đã trải qua bao thời đại nó vẫn như là ý tưởng đang được thả ra từ các viên đá của nhà thờ, và đó là điều mà ai đến chiêm ngưỡng cảm nhận được.
Tính chất không thể mô tả được này thấy hay biết dễ dàng nhất với đền Taj Mahal ở Ấn Độ. Nhìn thấy trọn ngôi đền cẩm thạch trắng đã là việc kỳ thú, mà khi nhìn lúc bình minh, hay hoàng hôn, và đặc biệt là đêm rằm, nó cho cảm tưởng như đó không phải là vật bằng vật chất, mà nhiều phần như là một tư tưởngthiêng liêng vĩ đại xuống trần khoác lấy hình hài vật chất.
Tâm tình ngất ngây khi thưởng ngoạn có thể tới mức người ta thấy như ngôi đền có thể bốc lên cao rồi tan biến, trọn ý tưởng thật siêu việt, cái ấn tượng thật rõ ràng, hình ảnh dường như phai mờ đi và con người đứng trước một linh ảnh từ trên cao đi xuống cõi trần, không sao diễn tả được. Một kiến trúc khác cũng có đặc tính bí ẩn như vậy là ý tưởng được biểu lộ muôn đời qua vật chất, là đền thờ Phật giáo Borobudur ở Java.
Đền này là đá hoa cương sậm mầu, có nhiều tượng tạc xinh đẹp. Lúc trời chiều, cấu trúc hùng vĩ của đền với mái vòm, khung thờ chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo làm như hợp thành một khối hòa hợp từ trời cao đi xuống và khoác lấy đá. Như thế, khi chất liệu được ta sắp xếp làm cho một ý tưởng được biểu lộ thì khi ấy con người làm chủ được vật chất.
Ý này còn được thấy qua việc xây cầu. Tính vật chất hiển hiện thật rõ ràng, hoặc cầu bằng sắt, hay treo bằng nhiều dây cáp vững vàng, hay bằng xi măng kiên cố nối hai bờ sông, bờ biển, hay thi vị hơn thì ta có thể tưởng tượng là nối trời và đất. Cây cầu vật chất nằm đó, nhưng từ vật liệu làm như thoát ra tư tưởngthiêng liêng về cây cầu, tạo nên điều thật lạ lùng, đầy ý nghĩa to tát.
Sự kiện vật chất cần phơi bầy ý tưởng là một phần của việc làm chính yếu và tư tưởng của nghệ sĩ đời trước, biểu lộ thành mỹ lệ và óc tưởng tượng đầy thi vị. Hãy lấy thí dụ chiếc ghế thời nay được chế tạo trong xưởng mộc, một công nhân chỉ làm việc duy nhất là tạo chân trước của ghế, công nhân khác lo làm chân sau và ai khác nữa được giao cho một phần khác nữa của ghế. Rồi các phần được ghép lại với nhau, không một ai tự họ làm trọn chiếc ghế và vật xuất kho mà không có tính hòa hợp chung.
Nay, tại sao du khách từ Hoa Kỳ sang Âu châu trầm trồ, tán thưởng những chiếc ghế từ mấy trăm năm qua ? Bởi vì chúng làm bằng tay, tay của thợ ráp nối các phần với nhau và ý tưởng về ghế có đó, được vật chất làm thoát ra trọn vẹn.
Còn một khía cạnh khác về bí ẩn này quan trọng cho mỗi cá nhân của chúng ta, và nó là như vầy. Mỗi chúng ta có thách thức là đối phó với vật chất là thể xác của mình, ai trong thể xác củangười nấy và khi ta học cách làm tỏ lộ ý tưởng qua hình hài vật chất này của mình, là ta sẽ chiến thắng được thân xác.
– Nói thêm đi.
– Có nhận xét là văn minh tây phương ca ngợi, quí chuộng sự trẻ trung. Biết bao mỹ phẩm được chế tạo để giữ gìn vẻ đẹp bên ngoài, nhiều cách tập luyện được đưa ra để có và duy trì thân xác khỏe mạnh, và rồi những cách dinh dưỡng này kia với hứa hẹn thật lôi cuốn. Con người là một động vật, nên khi nhìn bãi biển với nam nữ vui chơi, nếu mình nghĩ đó không khác gì hơn là những động vật cao cấp thì không có gì lạ.
– Tại sao như thế ?
– Bởi vì họ thường xuyên nghĩ về mình như là thân xác. Ta không thấy có nhận thức nào về xác thân như là một ý tưởng, rằng nó là vận cụ cho linh hồn và nên được nghĩ về nó như là tấm gương của linh hồn. Họ chưa khám phá ra điều ấy thế nên họ sống như là động vật được tôn vinh, đi tới lui hớn hở trên cát giữa trời trong sáng. Mà thân xác này của ta là để chi ? Để được khoe ra, phô bầy như vậy ư ? Không, mà để cho việc khác to lớn hơn.
Ta hãy dùng một thí dụ để làm ý này rõ nghĩa hơn. Giai cấp Brahmin hay giáo sĩ đứng hàng đầu ở Ấn; họ được xem là trung gian giữa người phàm và Thượngđế, có vai trò mang ảnh hưởngthiêng liêng xuống cho con người. Do đó kinh điển dạy rằng họ phải tắm gội ba lần trong ngày để có trong sạch bên ngoài, có tư tưởng thanh khiết là trong sạch nội tâm, ăn chay nghiêm nhặt, chỉ được dùng món này món kia, không được đụng chạm vào vật chi có thể có từ điển xấu.
Tất cả những điều này xem ra kỳ lạ nhưng hãy thử nhìn sâu hơn và theo cách khác. Người Brahmin được dạy là thân thể của họ là vận cụ để làm một phần việc, nên khi họ thực hành các nghi lễ hằng ngày trong đền thờ, ta thấy điều rất lạ lùng diễn ra. Đó là ở phương tây, khi giáo sĩ làm lễ thì họ mặc vào, khoác lên người lễ phục. Không phải là họ thật sự mặc y phục, mà là được bao trùm, đóng kín trong áo lễ ! Họ mặc cái này, choàng cái kia, vắt qua vai khăn nọ.
Nhưng với giáo sĩ Ấn Độ giáo thì họ cởi bớt áo này, áo kia cho tới khi đến cuối họ còn mặc trên người rất ít, không gì hơn chiếc quần ngắn, và cử hành lễ ở nơi tôn nghiêm nhất qua cơ thể mình. Vậy thì họ xem thân xác của mìnhnhư là biểu lộ chomột ý tưởng. Sẽ tới ngày ta nhìn xác thân của mình như là vật làm tỏ lộ linh hồn, thân xác của ta sẽ là vận cụ làm vang lên các hợp âm của vĩnh cửu.
– Mà xác thân đâu có sống đời đời, người ta phải tái sinh vậy mình sang đề tài này đi. Tại sao mình không nhớ được kiếp trước ?
– Có nhiều lý do cho sự kiện ấy, ở đây mình chỉ đề cập tới hai ý.
Câu trả lời đầu tiên là tốt nhất con người không nên nhớ ngay và nhớ hết, cho tới khi nào họ sẵn sàng để nhớ lại. Giải thích kỹ hơn thì người ta chưa sẵn sàng để có ký ức về kiếp trước bao lâu mà họ còn bị chi phối bởi việc hồi nhớ chuyện xưa, có thể sinh ra bất lợi cho hiện tại và luôn cả tương lai. Khi ấy, tâm tình họ bị suy yếu thay vì được vững mạnh nhờ hồi ức.
Giả dụ trong kiếp trước một người tự tử vì đó là cách dễ nhất để thoát khỏi những khó khăn của họ. Khi chết đi, trong trí họ còn nhiều khổ tâm và nhất là họ thiếu tự tin vào khả năng của mình để trực diện với sóng gió. Việc tự tử không chấm dứt sự đau khổ của họ, vì sau cái chết nó sẽ tiếp tục một thời gian ray rứt mạnh hơn, cho tới khi nó dần dần tàn lụi. Nỗi đau lòng to lớn này khiến họ được tinh luyện và khi nguôi ngoai, con người sẽ có tầm nhìn rõ ràng hơn, và đáp ứng trọn vẹn hơn với thúc giục của bản chất cao thượng hơn trong tâm.
Khi tái sinh, họ sẽ sinh ra với lương tâm mạnh mẽ hơn như là kết quả từ những đau khổ đã qua, nhưng họ vẫn còn lòng thiếu tự tin vào khả năng của mình, vì không có gì xẩy ra sau khi chết làm thay đổi sự kiện ấy. Lòng tự tin chỉ có được bằng cách làm chủ hoàn cảnh, và họ tái sinh chính vì mục đích này. Do đó chẳng sớm thì muộn, người bạn sẽ đối đầu với tình trạng tương tự như chuyện họ đã thất bại ở kiếp xưa.
Khi nghịch cảnh một lần nữa vây lấy họ trong kiếp mới, một lần nữa sự xung đột cũ tái diễn. Sự kiện đã tự tử một lần nay trở thành khuynh hướng muốn tự tử nữa, vì buông xuôi tự hủy mình là điều dễ nhất. Tuy nhiên mặt khác là ký ức về nỗi đau khổ do lần tự tử vừa qua cũng trở lại như là thúc giục mạnh mẽ hơn của lương tâm, nói rằng không thể có giải quyết cho lần này bằng cách tự tử.
Trong lúc tâm thần bị căng thẳng như vậy, khi con người bị dằng co giữa một bên là quá khứ của mình và bên kia là tương lai, nếu nhớ lại với hình ảnh sống động cách họ tự tử ra sao ở đời trước trong hoàn cảnh tương tự, nhiều phần là họ sẽ bị ảnh hưởng của hành động ở quá khứ, và lòng thiếu tự tin sẽ mạnh thêm, và kết quả là có tự tử lần nữa. Trong cảnh ấy, quên đi những chi tiết gây căng thẳng thần kinh trong quá khứ khiến kiếp này họ phấn đấu dũng mãnh hơn.
Ta ít nhận ra là mình bị quá khứ chế ngự tới mức nào, nên cho đa số người việc có bức màn che đậy ký ức quả là ân huệ, bởi vào giai đoạn tiến hóa hiện giờ của chúng ta, việc hồi nhớ không chỉ gây tệ hại về nhiều mặt. Chỉ khi nào ta đồng hóa với quá khứ thì quá khứ ấy bị che đậy với ta ngoại trừ vài biểu lộ gián tiếp qua tính tình, năng khiếu. Nhưng hồi ức trực tiếp sẽ tới khi ta học cách tách rời con người hiện tại của mình với cái tôi trong quá khứ.
Con người luôn luôn là tương lai, không phải là quá khứ, và khi ta có thể nhìn trước tiên vào kiếp này, rồi sau đó là bao kiếp trước một cách vô tư, không sôi nổi, đúng tầm mức như nó là, tựa như quan tòa không đồng hóa chút gì với sự kiện trước mặt để cho phán xét, thì ta sẽ bắt đầu nhớ trực tiếp quá khứ với chi tiết.
Lý do thứ hai để ta không nhớ trực tiếp những kiếp xưa của mình là như thế này, cái ‘Tôi’ đặt câu hỏi “ Sao tôi không nhớ ?” chưa có sống trong quá khứ. Linh hồn là kẻ đã sống mà không phải cái ‘Tôi’ này với bao giới hạn của nó. Người ta có thể hỏi tiếp.
– Vậy không phải cái ‘Tôi’ này là linh hồn sao ?
– Cho đa số người thì nó không phải vậy, và chuyện sẽ hóa rõ ràng nếu mình chịu suy nghĩ một chút. Người trung bình, nam hay nữ, là một tổng hợp nhiều điều về phái tính, sắc dân, tín ngưỡng hơn là linh hồn. Mà Linh hồn thì bất tử, có nghĩa nó không có ý niệm về sự tử, về thời gian làm cho nó mê muội nghĩ rằng mình trẻ, rồi tiêu hao và thành già lão; linh hồn cũng không phải là nam hay nữ, vì nó phát triển nơi mình các đặc tính đẹp đẽ nhất của cả hai phái; nó không là tín đồ Ấn giáo, hay Phật giáo, Thiên Chúa giáo, hay Hồi giáo, vì nó sống trong một Sự Sống thiêng liêng duy nhất; nó cũng không phải người Ấn, Anh, Hoa Kỳ, vì nó không thuộc một quốc gia nào, cho dù hình dáng bên ngoài của nó thuộc về một sắc dân riêng biệt; nó không có giai cấp hay thuộc tầng lớp nào vì nó biết mọi người thuộc về chung một Sự Sống duy nhất.
Chính Linh hồn này là kẻ có nhiều kiếp trước. Linh hồn đặt một phần của mình là phàm ngã trong một kiếp, để học hỏi; nó là nam hay nữ, già hay trẻ, có vợ có chồng hay độc thân, qua cá tính đó nó nhìn vào cuộc đời và quan sát, rồi chọn giữ lấy phần tốt đẹp nhất của mỗi kiếp và loại bỏ những phần khác, có lòng ái quốc cho một nhân loại bất khả phân chia, và tín chuyện của nó là hợp tác với ‘Cơ Trời, là Cơ Tiến hóa’.
Ai trong chúng ta hỏi câu ‘Sao tôi không nhớ kiếp trước ?’ có được bao phần linh hồn đó ? Kẻ đặt câu hỏi chỉ có thể là phàm ngã. Xác thân của phàm ngã có não bộ mà các tế bào trong đó không có ghi hồi ức của kiếp xưa; các hồi ức đó thuộc về con người thiêng liêng không bị lệ thuộc vào thời gian, không có tín điều, và không có đất nước. Muốn nhớ lại những kiếp xưa của linh hồn, não bộ của phàm ngã phải làm cho trở thành tấm gương trên đó phản chiếu ký ức của linh hồn.
Nhưng trước khi những ký ức này có thể đi vào não, lần lượt từng giới hạn phải được tháo bỏ về sự chết, thời gian, phái tính, giai cấp, mầu da. Bao lâu mà chúng ta còn chìm đắm trong những tư tưởng nhỏ nhen về chủ nghĩa quốc gia phân biệt, về tín chuyện chật hẹp, khi ấy ta còn duy trì hàng rào giữa chân ngã và phàm ngã. Thành ra trước tiên con người phải có trí óc rộng rãi và lòng thông cảm lớn lao không phân biệt chủng tộc, tín điều, phái tính, giai cấp, mầu da, rồi mới mong có những lóe sáng từ chân ngã như đi qua đám mây.
Chót hết, ta nói về một trường hợp nhớ lại kiếp trước. Bà mẹ kểchuyện có con trai và sinh thêm nhưng em bé mất lúc còn nhỏ,rồi bà sinh con nữa vàem trai nói với mẹ:
– Mẹ không biết em bé nhưng con biết. Đó là Tommy hồi đó giờ trở lại với mình.
Thông thường khi trẻ chết lúc rất nhỏ, chân ngã trở lại gần như tức thì là con kế tiếp của cùng bà mẹ, và đây rõ ràng là trường hợp ấy, và em nhỏ nhận biết sự việc.
– Nói về chữa bệnh đi. Chuyện gì diễn ra khi /cách chữa tâm linh hay truyền nhân điện ?
– Tất cả ai chữa bệnh đều có thể tuôn vào bệnh nhân một khối lượng to lớn năng lực ether, nên trong một phút chốc nó giống như chạy điện. Vì vậy, bất kể về sau họ không lành bệnh hay không, bệnh nhân nào cũng cảm thấy trong một khoảng thời gianđược mạnh khỏe và khang kiện.
Chuyện xẩy ra là người chữa bệnh truyền sinh lực prana từ không gian chung quanh qua tay của họ vào thể sinh lực, mà thể sinh lực là chỗ phát ra bệnh tật. Tất cả nguyên nhân căn bản cho bệnh của thể xác nằm trong thể sinh lực. Trong một lúc rất ngắn khi có đủ năng lực truyền vào thể sinh lực thì vào lúc ấy có chuyển hướng sang sự chuyện hòa rồi sau đó tùy sự chuyện hòa này được duy trì hay không mà việc lành bệnh thực sự xẩy ra.
– Có qui tắc gì mà người bệnh phải theo để chữa bệnh tâm linh thành công không ?
– Kể ra thì có hai qui tắc.
Thứ nhất là phải có niềm tin. Nó không có nghĩa là tôn giáo. Có người nói rằng phải tin vào thần thánh này hay kia, hay cho rằng chỉ giáo chủ này hay nọ thì mới làm khỏi bệnh, nhưng không phải vậy. Năng lực prana có khắp mọi nơi cho người sử dụng mà không phân biệt, và niềm tin nói đây là sự tin tưởng vào thiêng liêng, bằng tên gì cũng được, nhưng phải có tin chắc.
Quan sát thấy là khi người ta dự buổi chữa bệnh tâm linh với ý ‘Thử một lần cho biết, ‘ hay đi chữa chỉ để làm thân nhân hài lòng, thì thái độ ấy không giúp mình được lành bệnh. Ít nhất điều cần là có một tâm hồn cởi mở, và niềm tin nói đây là tin vào sự thiêng liêng trong lòng mình.
– Tin làm sao ?
– Mình cần biết là năng lực của bệnh và sự chữa lành thuộc hai loại khác nhau. Ta có bệnh vì năng lực không quân bình, còn năng lực chữa lành phát xuất từ những cõi cao, ít nhất từ cõi của linh hồn. Nếu ta cố gắng trong tâm sử dụng năng lực ấy dù với phần rất nhỏ, nếu nó tác động lên được tình cảm và thể sinh lực của con người, thì lượng rất nhỏ năng lựctinh thần cũng trở thành luồng ào ạt tràn xuống. Nói khác đi, năng lực cao luôn luôn trở thành trăm lần mạnh hơn ở cõi thấp, và năng lực chữa lành không nằm ở mức thấp, cũng như trong mỗi người có tàng trữ năng lực ấy. Chuyện không may là chính mỗi người ngăn chặn không cho nó luân lưu bằng nhiều cách.
Người ta cần phải có ý muốn được lành bệnh, rồi ý này phải đi kèm với tâm tình tương ứng...
– Tức là không nên rầu rĩ, chán chường mà tích cực tin là sẽ lành bệnh ?
– Thứ hai, chuyện mà mình không nhận biết là muốn cho năng lựctinh thần chữa lành đi xuống được thì người ta đừng chỉ nghĩ tới mình mà thôi. Nếu người bệnh cứ tự hỏi ‘Mình đau ốm hay mạnh khỏe’ thì ý này sẽ dẫn tới bệnh. Lý do là khi tự hỏi hoài như vậy, người ta khiến phần tiêu cực của năng lực thể hiện. Nhìn vào thể tình cảm của ai như vậy, mình thấy các tâm tình này luôn bao quanh họ, tạo thành lồng chim giam hãm con người mà do chính đương sự làm nên.
Chữ ‘lồng chim’ được dùng vì hào quang bị bao kín, đương sự y như một người đứng trong lồng chim, họ là trung tâm của vũ trụ nhỏ bé của họ, hay tâm tưởng của họ. Mọi việc đều hướng nội, đều hướng về chính họ. Quan sát thấy là việc chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh không giúp được bệnh nhân nào như thế, ta có thể thấy là khi một ai bị vây kín như thế, làm sao họ cởi mở để nhận năng lựctinh thần chữa lành.
Vậy chuyện căn bản thứ hai cần cho việc chữa lành bằng phương pháptinh thần là thái độ tránh xa cái tôi, mà phải nghĩ về cơ thể như là chiếc máy, bộ máy.
– Em không hiểu.
– Nó như vầy, là muốn cho bộ máy hoạt động tốt đẹp thì chuyện phải diễn ra một cách vô thức, là cưng không để ý tới nó. Nếu lúc nào cưng cũng hữu ý nghĩ về tim, gan, phổi của mình, thắc mắc muốn biết lượng cholesterol trồi sụt ra sao, thận lọc máu tốt thể nào, là cưng can thiệp vào tiến trình, việc làm của cơ thể. Khi đã phát triển tinh thần, trí năng, tình cảm và thể chất, mình biết con đường muốn đi thì hãy theo nó, để cuộc sống tự do trôi chẩy mà không chốc chốc dừng lại hỏi ‘Mình ăn có đúng, cảm xúc, hành động đúng không ?’
Lắm người sợ rằng họ làm sai chuyện và rốt cuộc không dám làm gì hết ! Đó không phải là cách sống hiệu quả, với tư tưởng cũng vậy; khi cứ hỏi hoài trong lòng về sức khỏe, tâm tình của mình là ta luôn nghĩ đến chính ta, dòng tư tưởng đi thành vòng bên trong không lối thoát.
Thay vào đó cần để mọi việc tuôn chảy và khi có thái độ hướng ra ngoài, lên cao là mình tạo một cửa ngõ cho việc chữa lành bằng tinh thần, mở lòng cho các lực này đi vào người. Giản dị là vậy mà thôi.
– Thế ư ? Để em tập, chót hết là cũng sẽ thành Phật như ai phải không ? Em tin là lẹt đẹt rồi em cũng tới, chậm tí thôi !
Tài liệu:Dora Kunz, bài nói chuyện 30.7.1957
- The Secret of our Daily Tasks - C. Jinarajadasa