ĐỀN THỜ CHO TÂM LINH

Đền Thờ cho Tâm Linh

Kinh sách ghi rằng thân xác là đền thờ cho phần tâm linh, nếu quả đúng như vậy thì nó cũng phải tuân theo những luật của kiến trúc y như một đền thờ bằng đá, bằng gạch phải theo mà ta đã vạch ra trong một bài trước. Vẻ đẹp của kiến trúc giống như vẻ đẹp của con người tùy thuộc vào tỷ lệ thích hợp của từng phần trong tổng thể, sự hòa hợp liên đời giữa những phần với nhau, sự biểu lộ phận sự của mỗi phần, và khi có nhiều phần khác biết thì phải để đến sự hòa giải cái này với cái kia. Ví lý do đó, tiếp theo bài về luật kiến trúc trong số 41, kỳ này chúng ta nghiên cứu về thân xác con người, phân tích nét mỹ lệ của nó. Học hỏi một cách thông minh thì sự việc sẽ kích thích cái trí, để cảm nhận những luật tinh tế trong thiên nhiên có khắp nơi, và nó sẽ mở mắt cho ta thấy tỷ lệ thật tỉ mỉ, sự khác biệt thật tế vị, y như cách nghe âm nhạc hay sẽ huấn luyện phép thẩm âm vậy.
Những nguyên tắc về mỹ lệ của thiên nhiên mà ta đã ghi trong bài trước sẽ cho thí dụ trong khuôn mẫu lý tưởng của thân hình. Tuy thân xác là một khối chung, nhưng có sự phân chia rõ rệt theo nguyên tắc nhị nguyên thành bên phải và bên trái. Thân có hai tay, hai chân, hai tai, hai mắt, mỗi mắt có hai mí, mũi có hai cánh mũi, miệng có hai môi. Kế tiếp mỗi cặp như vậy lại chia thành âm dương đối với nhai, một cái tích cực, một cái thụ động. Bởi gan có khối lượng to và nằm về một bên thân thể là bên phải, phân nửa phải của cơ thể nặng hơn phân nửa trái, cánh tay phải thường là dài hơn tay trái và gân guốc hơn, mắt phải cao hơn mắt trái chút ít. Trong khi nói và ăn, hàm dưới và môi dưới linh động, chuyển động so với phần trên ; khi chớp mắt mi trên linh động hơn mi dưới.
Tinh nhị nguyên không thể tránh được này cũng thấy trong lúc đi. Bước chân có một chân trước và một chân sau xoay quanh trục là hông, từ đầu gối trở xuống cũng có hai phần, và bàn chân giơ lên hay xuống độc lập quanh trục mắt cá. Khi giơ tay cũng vậy, chuyển động bắt đầu từ phần lớn đi qua phần nhỏ, rồi tới bàn tay càng lúc càng mau và phức tạp, khiến cho trọn cử động tự do và tự nhiên của chân tay biểu lộ đường nét mỹ lệ vô hình trong không. Song song với tinh nhị nguyên thấy ở mọi chỗ này là sự phân chia thân hình thành ba phần đầu, mình và tay chân; tam giác cao gồm có đầu và hai tay, tam giác thấp có thân hình và hai chân. Tay chân lại chia làm ba phần là bắp tay, cườm tay và bàn tay, hay đùi, ống chân và bàn chân. Bàn tay phân chia thành ngón tay và bàn chân thành ngón chân, mỗi ngón tay và ngón chân lại có ba phần, theo cách thức ấy sự đồng nhất chuyển thành đa dạng, đơn giản biến sang phức tạp như mọi chuyện trong thiên nhiên, mà cái cây là biểu tượng hoàn hảo nhất.
Cơ thể rất phong phú về mặt cảm ứng resonance, tái đi tái lại. Đầu và tay về một khía cạnh là thân và chân nhưng thanh tú hơn, và có sự tương đồng dễ dàng nhận ra trong những phần khác nhau của hai cặp. Cho riêng bàn tay thì nó là thân xác thu nhò, lòng bàn tay là thân, bốn ngón tay là tứ chi, ngón tay cái là đầu, mỗi ngón tay là một chi và đầu ngón tay là lòng bàn tay thu nhỏ v.v. Luật giảm thiểu nhịp nhàng như đường rầy xe lửa thu nhỏ khị ngắm nhìn chạy tới chân trời, cũng biểu diễn qua hình ảnh giảm thiểu lần của trọn cơ thể và tứ chi, với kích thước lòng bàn tay và các ngón chân nhỏ từ từ, chiều dài của lòng bàn tay và các đốt ngón tay theo thứ tự thu ngắn dần, để cho khi nắm tay lại thì các ngón tay cuộn tròn thành hình xoắn ốc tự nhiên. Cuối cùng, chân tay tỏa từ thân hình mà ra, các ngón tay đi ra từ một điểm ở cổ tay, ngón chân từ một điểm ở mắt cá chân, và xương sườn tỏa ra từ cột xương sống như gân lá từ gân chính.
Ta nhắc lại sự tương đồng của cơ thể với những luật trong kiến trúc, để cho thấy con người quả là tiểu vũ trụ, một thế giới thu nhỏ dựa theo cùng tính chất, và theo cùng nét mỹ lệ cần thiết như trong đại vũ trụ mà con người sinh sống. Khi xây ngôi nhà hay thánh đường không những ta xây đúng nghĩa là theo hình dạng con người, mà còn theo những luật của chính bản thể ta, và có sự tương đồng không phải là tưởng tượng, giữa vật linh động là thân xác và vật vô tri là gỗ đá. Không phải tất cả chúng ta dù hữu ý hay vô tình, nhận ra được tính chất và nét sinh động của một tòa nhà sao ? Không phải trong óc tưởng tượng của ta một tòa nhà hoặc có vẻ nam, nữ, thân ái hay nghiêm khắc, tức có đầy tính ngưới hơn bất cứ vật gì mà con người sáng tạo hay sao ?
Chúng đầy nhân tính đối với ai ưa thích chúng hay nghiên cứu về khoa kiến trúc, thí dụ như với cây cột của đền Parthenon phần nam tính không sao lầm lẫn được, tỷ lệ bề ngang với tỷ lệ chiều cao là tỷ lệ giữa ngực với chiều cao của ngưới nam. Vào những giai đoạn của lịch sử có tâm linh soi sáng, con người đã dùng thân hình làm khuôn mẫu cho thánh đường, coi tòa nhà như là thân hình vinh quang của đức Chúa, tỷ lệ các phần trong thân ngưới trở thành tỷ lệ của điêu khác và kiến trúc.
Tỷ lệ là điều quan trọng trong kiến trúc, những ngưới xây cất thánh đường tây phương tỏ ra khéo léo hơn ai hết, khi thiết lập và duy trì mối liên hệ giữa kiến trúc và hình thể con người. Có lẽ vì lý do đó mà thánh đường của Anh và Pháp, cho dù vừa phải mà không nguy nga rộng lớn tựa những cấu trúc thời Phục Hưng, như thánh đường St. Peter ở Rome, lại gây ấn tượng mạnh hơn. Sự đồ sộ không phải là thước đo đúng thực cho con mắt, nét mênh mông rộng rãi của nó chỉ nhận biết được khi tình cờ có sự hiện diện của con người để làm căn bản so sánh.
Loại kiến trúc đó không nhất thiết  gợi nên cảm xúc kính phục nhất, mà nó chỉ cho cảm tưởng rằng cấu trúc do ngưới khổng lồ xây cho ngưới tí hon ở. Giống như tất cả những nghệ thuật khác, kiến trúc đạt tới mức cao nhất khi nó nhiều nhân tính nhất. Theo đó, lan can không đo theo tỷ lệ với chiều cao của tường hay hàng cột bên dưới, mà đo theo chiều cao của ngưới.
Một luật căn bản có thể được nêu ra là mỗi công trình kiến trúc dù theo bất cứ kiểu nào, cũng phải có ở đâu đó một cái gì đó cố định và lâu bền, để liên hệ được với hình ngưới, đó có thể chỉ là những bậc thềm vừa với chiều cao của nhấc chân ngưới, hay bệ ngồi bằng đá mà ngưới thưởng ngoạn do linh tính, biết ngay chiều cao của bệ có liên hệ với chiều dài thân ngưới. Với kiến trúc có nhiều tấng và lan can, chiều cao lan can mỗi tầng có đặc tính tương tự, là thích hợp cho ta chống khuỷu tay.
Sự phân tích thân hình như vậy bầy tỏ tính điều hòa của các phần với nhau, và giữa chúng có biết bao tỷ lệ có thể tính ra được, thấu đáo những điều này cho ta thấy ảnh hưởng của sự kềm chế, giới hạn không phải theo một công thức cứng ngắc, mà hướng đến sự nhịp nhàng điều hòa. Nghiên cứu học hỏi khiến ta tiến đến gần hơn việc thông hiểu cái bí ẩn vĩ đại, nét đẹp và ý nghĩa của những con số mà âm nhạc, kiến trúc, và thân hình con người đều được trình bầy như nhau theo quan điểm của huyền bí học.

Claude Bragdon
The Beautiful Necessity