ẢNH HƯỞNG CỦA BẢY CUNG

Ảnh Hưởng của Bẩy Cung

 

I.            Đại Cương
II. Ảnh Hưởng trên Kim Thạch
III. Ảnh Hưởng trên Thảo Mộc
IV. Ảnh Hưởng trên Thú Cầm
– Tương quan giữa người và vật
– Cá nhân hóa

I.            Đại Cương
Khi nói về ảnh hưởngcủa7 cung trên các loài, ta sẽ giới hạn vào các loài trên đường đi lên của thang tiến hóa mà bỏ qua những loài đang trên đường đi xuống, cũng như ta sẽ chỉ bàn về kim thạch, thảo mộc, và thú cầm, và dành riêng nhiều bài khác để học về con người và 7 cung.
Trong mỗi loài, một vài cung nắm phần quyết định tính chất mạnh hơn những cung khác, cho ra ảnh hưởng sâu xa. Ta nên nhớ do việc tương hợp chặt chẽ giữa các lực trongthái dương hệ, không một lực nào  của 7 cung là không tạo ảnh hưởng trên các loài, nhưng đối với mỗi loài sẽ có một nhiều cung cho tác động quan trọng hơn hết.
Bảng dưới đây ghi sơ lược mối liên hệ giữa 7 cung và các loài.

Loài                                           Cung                           Tính chất

Kim thạch                      7, 1                              Phóng xạ
Thảo mộc                    2, 4, 6              Thu hút, đồng mầu, hướng thượng
Thú cầm                                  3. 6                              Bản năng, tính gia hóa - domesticity
Nhân loại                       4, 5                              Tăng trưởng, kinh nghiệm, trí tuệ

Trong bảng này, loài thảo mộc biểu hiện ba cung  trong khi mỗi loài khác chỉ có hai. Nhờ việc đó, thảo mộc đạt tới mức độ tuyệt mỹ hiện nay, cùng biểu hiện được muôn vàn mầu sắc. Vì vậy nó cũng là thành quả nổi bật mà địa cầu có thể góp phần vào chương trình tiến hóa của cả thái dương hệ, còn mỗi hành tinh khác lại đóng góp  nét đặc sắc của riêng chúng.
Ta không được biết các điều này, vì ngôn ngữ nhân loại khôngcó chữ tương đương, và bởi thế cũng không có khái niệm phù hợp. Trở lại thảo mộc trên địa cầu, ấy là loài duy nhất đã hòa hợp, trộn lẫn ba cung, mà đó là ba cung trên cùng một đường lực 2-4-6. Sự thành công trongviệc hòa hợp ấy biểu lộ qua mầu xanh lá cây đồng nhất trên khắp địa cầu. Chuyện đáng nói khác là kim thạch là kết quả của tác động từ hai cung 1 và 7, hay có sự liên hệ về mặt số học ở đây. Kim thạch là loài ở mức nặng nề nhất (cõi thứ 7, cõi trần), được sinh ra do ý chí (cung 1) và óc xếp đặt (cung 7) củaThái Dương Thượng Đế,biểu lộ qua việc mỗi tinh thể có một lối kết cấu riêng, thí dụ hình khối vuông như muối NaCl, hình lục giác như tinh thể tuyết.
Nó thể hiện Thiên Cơ vừa ở mặt trừu tượng vừa ở mặt cụ thể, vì  óc tổ chức là phần tương ứng của ý chí khởi sự đi xuống, là phần cụ thể hóa của ý chí ấy. Cung … tác động lên chất đặc của địa cầu, sắp xếp thành những khoáng chất khác nhau. Tiềm ẩn bên trong chúng là những phân tố nuôi dưỡng, mang lại sức sống cho những loài khác, bởi trongthiên nhiên mỗi loài tùy thuộc vào loài xuất hiện trước nó, rút sự sống từ loài đó trong chu kỳ tiến hóa. Mỗi loài là kho dự trữ năng lực và sinh lực cho loài đến sau, xuất hiện vào lúc thiên cơ ấn định (xin đọc bài 1001 Chuyện số 36). Như vậy, thảo mộc lấy sinh lực từ ba nguồn: mặt trời, nước và khoáng chất. Hai nhóm sau có tầm quan trọng hàng đầu về mặt tạo hình.
Đối với mọi hình thể, công việc diễn tiến với màng lưới khoáng chất tụ dần quanh thể phách, kết thành hình dạng theo động lực phát xuất từ thể này. Động lực ấy mang từ lực thu hút vào chính mình những khoáng chất cần thiết để tạo nên cái sườn của mọi hình hài. Qua loài vật, chúng lấy chất nuôi dưỡng từ mặt trời, nước và thảo mộc. Phần khoáng chất đòi hỏi cho bộ xương vì thế có dạng tinh tế và tiến hóa hơn, vì chúng được rút từ thảo mộc thay vì từ đất đá, và ta đi tới một ý khác là mỗi loài đều hy sinh, tặng hiến cho loài kế mình theo thứ tự tiến hóa. Luật Hy Sinh cho ra bản chất mỗi loài, theo đó mỗi loài có thể được coi như là một phòng thí nghiệm, chế ra những loại dinh dưỡng cần cho sự tạo hình những cơ cấu càng lúc càng thanh bai hơn cho loài trên nó.
Loài người theo cùng phương thức đó, và rút sự sống cho mình (về mặt hình thể) từ mặt trời, nước, thảo mộc và thú cầm. Bởi đó, ở các giai đoạn đầu của sự phát triển nơi con người, trên nguyên tắc thịt là thức ăn đúng cách và thích hợp về mặt nhân quả. Ngày nay với người chưa tiến hóa, nhìn từ quan điểm hình thể thì thịt cũng vẫn là thức ăn hợp lý, đúng luật. Việc ăn rau được khuyến khích hoàn toàn vì lý do khác mà không phải do quan niệm thường tình như đa số hằng nghĩ, và việc ăn thịt ở một giai đoạn tiến hóa của người không phải là việc quấy, và không có tội.
Tới đây có thể có thắc mắc là mối liên hệ giữa loài người và loài trên chúng ta hay siêu nhân là sao, luật Hy Sinh quản trị như thế nào trong mối liên hệ ấy ? Quả đúng con người đứng trên loài vật, rồi lại có thế giới tinh thần đứng trên thế giới con người, mối liên hệ này có nghĩa là Chân nhân có được kinh nghiệm dưới trần qua phàm nhân.
Mỗi loài có những chữ gốc như dưới đây:

Loài                                                       Tiến trình                                                                                 Mục tiêu
Kim thạch                                  Cô đọng                                                                                              Phóng xạ
Thảo mộc                                   Nhu thuận - conformation                  Từ lực thu hút
Thú cầm                                     Cụ thể hóa                                                                               Thí nghiệm
Nhân loại                                   Thích nghi                                                                               Biến hình - Transfiguration

II. Ảnh Hưởng trên Kim Thạch

Tác động cung bẩy như đã nói thấy rõ qua việc cơ cấu mỗi tinh thể được xếp đặt kỳ diệu và toàn mỹ về mặt hình học, đó là kết quả của óc tổ chức, ý muốn sáng tạo, và nghi thức nhịp nhàng. Cung 7 và cung 1 hòa hợp tuyệt hảo ở loài này.
Về mặt tinh thần nói chung, chứng đạo (initiation, còn dịch là điểm đạo) chỉ sự mở rộng tâm thức, và xét riêng trong loài kim thạch, lửa mang lại điều ấy. Thí dụ đưa ra là sự biến thái và biến hình từ giai đoạn than chì sang kim cương toàn mỹ; giai đoạn xa hơn là tính phóng xạ thấy ở chất radium. Như vậy ta đi tới nhận xét chính là có ba giai đoạn tiến hóa trong kim thạch, tương ứng với ba trạng thái tâm thức ở loài cao hơn, và chúng là một phần của tiến trình vĩ đại trong loài này; còn một giai đoạn thứ tư trong tương lai nhưng ở đây ta chỉ bàn tới ba cái đã biết.
Nói tổng quát thì mỗi hóa chất có chu kỳ sống như sau:
– Giai đoạn khoáng chất tĩnh, thí dụ than chì, tương ứng với tâm thức loài vật.
– Giai đoạn hai: tinh thể, quý kim và ngọc, tương ứng với ngã thức.
– Giai đoạn ba: chất phóng xạ, tương ứng với tâm thức nhóm chiếu rạng rỡ của linh hồn.
Vai trò của lửa đã thấy từ giai đoạn1 sang 2, ở giai đoạn 3 lửa thể hiện bằng các tia alpha, beta, và gamma của chất phóng xạ. Các tia ấy có khả năng đốt cháy, tiêu hủy chất liệu nên có thể được xem như là lửa ngầm. Điểm lý thú ở giai đoạn 3 là trong khi chất phóng xạ phát quang, linh hồn tiến hóa cũng chói sáng rực rỡ, tức khi đạt tới một mức phát triển tâm thức nào đó, đơn vị ở loài thấp (kim thạch) hay loài cao (con người) đều theo quy luật chung là thay đổi ở nội tâm dẫn đến thay đổi bên ngoài. Có hai điểm về kim thạch nên biết:
– Các khoáng chất chia ra một cách tự nhiên làm 7 nhóm chính, tương ứng với 7 nhóm của hai cung chủ là cung 1 và 7.
– Chỉ trong những chu kỳ mà cung bẩy tác động và do đó bội phần mạnh mẽ, ta mới thấy những biến đổi kín đáo xẩy ra trong 7 nhóm chính này. Đối với sự tiến hóa của kim thạch, các biến đổi ấy tương ứng với sự chứng đạo nơi con người.
Vào những lúc ấy tính phóng xạ gia tăng, ta đang sống trong thời điểm như vậy với cung 7 đang trở lại và do đó, khoa học khám phá ra chất phóng xạ. Bất cứ lúc nào cũng có chất phóng xạ ở một mức căn bản, nhưng khi cung bẩy xuất hiện thì lượng phóng xạ ấy mạnh mẽ hơn, và một số chất mới lộ diện với các hoạt động mới. Sự tăng bội tính phóng xạ sẽ lôi cuốn trọn loài kim thạch làm nó phóng xạ nhiều hơn, để rồi mức tăng bội trở thành mức căn bản. Khi cung bẩy hết một chu kỳ, kim thạch bước qua giai đoạn bớt sôi động tuy chất nào phóng xạ vẫn tiếp tục; cứ như thế hết chu kỳ này sang chu kỳ khác và tính phóng xạ của kim thạch đều đặn gia tăng, đương nhiên việc ấy sinh ra ảnh hưởng song song ở ba loài trên kim thạch.
Thảo mộc vì bắt rễ trong đất đá nên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất, trong khi loài vật và con người nhận tác động ít hơn.
Do việc cung bẩy đang mạnh dần, hoạt động phóng xạ được nhận biết dễ hơn, và ba khoa học gia có công trong việc khám phá chất phóng xạ đều là ba người thuộc cung bẩy: ông bà Pierre và Marie Curie, ông Robert Millikan. Bởi thuộc cung bẩy, họ có khả năng tâm linh thích hợp, có sự đáp ứng cho phép họ trực nhận được làn rung động của chính bản chất mình trong loài kim thạch.
Đặc tính của cung bẩy là nghi thức xếp đặt, vốn là một nét căn bản và cần thiết cho việc xây dựng hình thể. Bằng chứng cho việc này là các tiến trình gặp ở kim thạch đều mang tính chất hình học sâu đậm. Còn ý chí linh động, quyền uy là đặc tính cung 1, như vậy khi ba phần được liền lạc và nối kết làm một: hình thể trọn hảo, chất liệu sắp xếp rõ ràng, năng lực sống động, khi ấy ta có sự biểu lộ toàn vẹn ý chí của Thượng Đế qua hình hài ở mức nặng nề sâu thẳm nhất, đi kèm với tính phóng xạ linh động, hữu hiệu.
Về mặt biểu tượng, loài kim thạch đánh dấu sự cô đọng thâm diệu do tác động của lửa (un đúc và tôi luyện tinh thể) và sức thúc đẩy của thiên ý (cho hình khối của tinh thể). Xét về mặt bí truyền, thiên cơ được ẩn dấu trong cách xếp đặt hình học của một tinh thể khoáng chất, còn vẻ mỹ lệ của Thượng Đế chói rạng qua mầu sắc của hạt ngọc quý. Các ý niệm thiêng liêng như vậy biểu lộ một cách tóm gọn và ở mức thấp nhất, cái mục tiêu của thiên trí lộ ra khi viên ngọc tỏa nét mỹ lệ, khi radium phóng ra những tia lợi cũng như hại. Từ đó có lời nói rằng nếu hiểu được lịch sử, chặng đường đi qua của một tinh thể thì ta có thể bước vào sự vinh quang của Thượng Đế. Nếu ta có thể thấu nhập vào tâm thức vừa hấp dẫn vừa thô kệch của thỏi sắt hay miếng chì, ta có thể thấy trọn câu chuyện tiến hóa diễn ra rõ ràng.
Và nếu ta có thể nghiên cứu những tiến trình bí ẩn xẩy ra dưới ảnh hưởng của lửa, ta sẽ biết được bí mật của việc chứng đạo. Nhìn vào loài kim thạch, đường dài mà hạt kim cương đi qua có nhiều phần tương ứng là đường dài mà mỗi người con của Thượng Đế sẽ bước trọn, cả hai chịu sự quản trị của cùng những luật, và phát triển cùng một tâm thức.
Ảnh hưởng cung 7 lại mạnh mẽ lạ thường khi biểu hiện ở cõi thứ bẩy như trường hợp hiện nay, cũng như loài kim thạch  (loài thứ bẩy ở cõi thứ bẩy) sẽ nhận tác động linh hoạt nhiều lần hơn. Điều này dễ hiểu bởi hiểu biết bí truyền nói rằng:
● Chỉ có một chất liệu và một tinh thần
●Vật chất là tinh thần ở mức thấp nhất theo sinh hoạt chu kỳ, và sinh hoạt là ở mức cao nhất.
Theo đó cung 7 Trật Tự và Nghi Thức chỉ là thể hiện của ý đối nghịch với nó, là cung 1Ý Chí hay Quyền Uy. Nó là sự biểu lộ cùng một tiềm năng ở dạng khác, và ta suy ra sự tương hợp của cung 1 và cung 7:
–Ý Chí hay Quyền Uy hay cung 1 của Thượng Đế, tự biểu lộ qua những tiến trình tổ chức thành hệ thống của cung 7. Khả năng sắp đặt theo hình kỷ hà của Thiên Trí diễn ra hoàn hảo nhất ở vật liệu cõi trần, tức cõi thứ 7. Thế nên kim thạch thành hình qua sự biểu lộ ấy, nó chứa đựng mọi lực, hóa chất cần thiết cho việc tạo hình các loài khác.
– Kim thạch vì vậy là sự thể hiện cụ thể nhất của sự tổng hợp hai lực Quyền Uy và Trật Tự. Nó cho ra nền tảng của cơ cấu vật chất có xếp đặt, hay là vạn vật trên địa cầu.
● Đặc tính Nghi Thức nhịp nhàng của cung 7 cùng với ý chí sống động của cung 1 đều cần phải có để thực hiện trọn vẹn Thiên Cơ. Vì các lý do đó, vị Chân Sư cung 7 là đức R. đảm nhiệm chức vụ đức Văn Minh (Mahachohan) trong giai đoạn giao thời này, coi sóc để công chuyện diễn tiến theo thiên cơ, hầu cuối cùng làm ổn định địa cầu, tạo cơ hội vững vàng, rộng rãi cho các lực của tân kỷ nguyên làm việc.
Giờ đây nói qua về tính cô đọng và tính chuyển hóa của loài kim thạch, nhìn từ mặt vật chất, cũng như tính nổi bật nhất của loài mà thường không được nhận biết, là năng lực ẩn tàng bị kềm hãm chưa biểu lộ. Biểu tượng cho ý này là hỏa diệm sơn phun lửa, năng lực được bung ra có hơi êm thắm. Nhìn về mặt khoa học bí truyền, bên trên ba chất đặc, lỏng hơi của cõi trần là loài chất ether. Kim thạch được coi là phản ảnh của chúng và là điểm đặc nhất của ether.
Đi xa hơn, cũng như ether là chất liệu của thể sinh lực mọi loài hữu hình, thể được coi là hình thật (thể xác không được coi là thật) của các loài, là căn bản trong ba cõi thấp. Nó là sự đậm đặc của chất ether, thành chất đặc sờ mó được và ấy là kết quả do tác động của lực cung 1 và cung 7, tạo nên vỏ đất đá cùng lòng nham thạch của địa cầu
Theo dòng tiến hóa, chu kỳ nối tiếp nhau đến và đi, hai cung trên những cung khác thay nhau tác động, chế ngự, tham gia vào công việc chung vĩ đại. Kết quả của sự tương tác giữa những lực này sẽ làm biến đổi chất liệu trên địa cầu, chuyển hóa và mang chúng trở lại cái mà hiện này chúng là sự cô đọng. Đây là một định luật đáng chú ý của cuộc tiến hóa, nó nói rằng mọi vật khi chung cuộc sẽ trở lại cái nó đã từng là hồi nguyên thủy nhưng với tâm thức phát triển. Vài thí dụ là:
– Linh hồn từ Thượng Đế mà ra thì sau cuộc tiến hóa, sẽ trở về và trở thành Thượng Đế với mọi thiên tính nẩy nở, khác với cảnh thiên tính tiềm ẩn ban đầu.
–Giống dân thứ nhất cao lón, nay con người sẽ tăng trưởng để giống dân thứ 7 cũng to lớn, thanh nhẹ dần như tổ tiên.
– Vậy thì, theo cơ tiến hóa, chất ether vô hình thanh nhẹ, bị cô đặc làm nên thế giới hữu hình, sẽ tới lúc được chuyển hóa trở lại tình trạng ban đầu, nhưng có thêm tính nhịp nhàng, trật tự cùng khuynh hướng và tính chất đã thâu lượm được tâm thức hạt nguyên tử và hóa chất. Sự chuyển hóa đó là hiện tượng phóng xạ, chất phóng xạ và con người đang chứng kiến tiến trình ấy.
Lửa, nhiệt độ cao và áp suất là ba tác nhân sinh ra hiện tượng chuyển hóa, mà trước đó chúng cũng đồng làm việc, chia kim thạch làm ba hạng:
i. Kim loại thường
ii. Kim loại bản vị, như vàng và bạc
iii. Đá quý và tinh thể
Còn ngọc là tổng hợp của ba hạng trên, chúng là một trong những tổng hợp căn bản của thiên nhiên.
Tương ứng của kim thạch với sự tiến hóa của người có thể tóm lược trong bảng sau:
Kim loại thường                        Tâm thức thô lậu                                             Chứng đạo lần I
Kim loại bản vị              Ngã thức                                                                     Chứng đạo lần II
Đá quý                                                   Tâm thức cao cõi trí                            Chứng đạo lần III
Ngọc                                                                  Tâm thức Chân ngã                             Chứng đạo lần IV
Còn chất phóng xạ ? Ta suy đoán là tiến trình phóng xạ chỉ sự vượt từ cõi trần sang cõi ether, chấm dứt một chặng đường tiến hóa và mở đầu giai đoạn mới. Về khía cạnh ấy, sự tương ứng nơi loài người là lần chứng đạo thứ V của bậc Chân Sư, ngài bước sự tiến hóa của loài người sang đường tiến hóa của bậc cao cả với 7 hướng khác nhau…
Nói qua về sự mở rộng tâm thức (hay nhận chứng đạo) ở kim thạch, tiến trình diễn ra nhờ hai tác nhân là lửa và âm thanh. Trong hai thế chiến ở thế kỷ trước, loài kim thạch trải qua lần chứng đạo quan trọng trong lò luyện thép và những kỹ nghệ khác, nơi kim loại được chế biến thành vật dụng cho người.tăng trưởng

III. Ảnh Hưởng trên Thảo Mộc

Nhìn lại bảng ảnh hưởng của7 cungtrên các loài, ta thấy mỗi loài chịu ảnh hưởng của hai cung trong khi riêng thảo mộc chịu sự quản trị của ba cung. Điều này được giải thích như sau, mỗi linh hồn khi biểu lộ sẽ bị chi phối bởi ba cung:
– Cung phàm nhân
– Cung chân nhân
– Cung chân thần
tuy rằng cung chót chỉ thực sự gây ảnh hưởng khi con người đã tiến khá xa về mặt tinh thần, tức sau kỳ chứng đạo thứ ba.
Nói về các loài, tổng số các đơn vị trong mỗi loài họp thành một thực thể tinh thần có mức tiến hóa là mức của tất cả đon vị; như vậy, việc thảo mộc có ba cung quản trị cho thấy đó là loài tiến xa nhất (theo đường của nó) so với nhữn gloài khác, vì cung chân thần của loài đã linh hoạt.
Ta cũng đừng quên rằng tất cả 7 cung đều có liên hệ, tương quan với nhau, cũng như mọi loài đều chịu ảnh hưởng của mỗi cung, tuy một số cung luônluôn nắm quyền kiểm soát và những cung khác luân chuyển theo chu kỳ. Tất cả hòa hợp với nhau cho ra tính chất của loài và ấn định hình dạng bên ngoài. Riêng về loài thảo mộc ta có thể ghi.
–  Cung VI ấn định loại, họ cây, hình dạng, năng lực, kích thước và bản chất của những cây trên địa cầu. Làm cây mọc hướng về ánh sáng.
–  Cung II cho ảnh hưởng tốt lành, biểu lộ qua ngũ cốc và bông hoa, sinh ra tính hấp dẫn, thu hút.
–  Cung IV là phẩm chất của sức sống, biểu hiện qua cây cỏ và loài thân thảo, những cây tạo nên tấm thảm xanh cho địa cầu.
Một biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt xẩy ra vào cuối thế kỷ trước và còn kéo dài đến hôm nay, là sự tàn phá rừng trên khắp thế giới. Thảo mộc hy sinh cho thế giới loài người và với loài nào sẵn sàng nhận chứng đạo, chúng bị lửa tác động dưới hai hình thức. Từ trước tới nay cây tăng trưởng nhờ nước, nay có thêm tác nhân mới là lửa ta có hiện tượng thời đại hơi nước và nạn cháy rừng.

 

Tới đây ta có thể bàn qua một lý do của việc ăn rau. Về mặt bí truyền loài  thảo mộc là tác nhân chuyển biến Prana đến các hình thể khác trên địa cầu. Prana ấy phản chiếu lại thiên ảnh ký (Akashic Records) ở cõi trung giới, bởi vậy những ai muốn đọc hình ảnh của quá khứ ở cõi trung giới bắt buộc phải ăn rau hoàn toàn và không có ngoại lệ nào. Bởi không tuân theo điều kiện này một cách chặt chẽ mà người ta đọc tiền kiếp sai lầm, nhưng trừ phi ăn rau là nhằm mục đích trên, những lý do đưa ra nhằm cổ võ ăn rau chỉ là vô ích, không thực dụng.
Nhìn theo khía cạnh chân lý vĩnh cửu, cái một người ăn hay mặc khác xa với cái nhìn của kẻ cuồng tín, hẹp hòi. Nói rộng thêm, việc lấy đi sự sống trong thảo mộc hay thú cầm là chuyện lớn hơn ta tưởng, và phải nhìn từ quan điểm khác với việc giết người. Lý do là nơi con người có dòng sống thiêng liêng tụ họp (outpourings 1, 2, 3) cho nên không ai được phép can dự vào vận mạng của con người. Trong khi đó với các loài thấp hơn chỉ có hai đặc tính thiêng liêng tụ họp, thái độ đối với chúng có thể khác.
Tổng hợp ảnh hưởng của ba cung chủ ở trên, ngoài các nét đã ghi là một ảnh hưởng thấy ở những đơn vị tiến hóa cao của loài, tức hương thơm. Nói về đặc tính đổi dạng của thảo mộc, đó là tiến trình thu nhập muối khoáng, nước, các chất trong không khí, nhờ sự trợ lực của ong bướm rồi biến đổi chúng thành hoa trái có mầu sắc rực rỡ, sức thu hút, và hương thơm. Khoa học đã biết ít nhiều về các điều này nhưng chưa ghi nhận vai trò của ba cung … trong việc thực hiện các điều trên.

IV.Ảnh Hưởng trên Thú Cầm

Có hai điểm chính ta sẽ bàn về thú vật:
– Sự tương quan giữa loài vật và con người
– Việc cá nhân hóa hay thoát kiếp thú
Dầu vậy, ta nên có nhận xét tổng quát về thú vật trước khi nói tới hai điểm này.
a. Cung 3 chủ về óc Thông minh- Thích ứng sinh ra bản năng. Cung 6 cho ra sự thúc dục hướng về một đích; với các gia súc được thuần hóa, dạy dỗ, huấn luyện, tình thân cận giữa chúng và người làm cho người trở nên mục đích ao ước đối với loài vật. Óc lý tưởng, lòng hiến dâng của cung 6 biến thành sự tuân phục mệnh lệnh của người, chấp nhận sự huấn luyện, cũng như tình quý mến chủ, làm việc cho chủ thuộc về cung 6 mà chót hết sẽ đưa linh hồn bước từ loài vật sang loài người.
b. Trong loài này có sự đông đặc của chất ether thành hệ thần kinh và ngũ quan.
Thảo mộc tuy có cảm xúc nhưng không có một màng lưới thần kinh phức tạp như vật và người, chỉ trong hai loài sau ta mới có sự thành hình của trung tâm lực, xương sống và não bộ.

1. Tương Quan giữa loài vật và con người
Ta có thể xét mối tương quan này theo diễn trình tiến hóa của con người. Vào lúc con người có xác thân đậm đặc thời giống dân chính thứ III (Lemuria), mối tương quan ấy thuần về vật chất, và gây hãi hùng kinh khiếp cho nhân loại đang ở mức trẻ thơ. Loài người chưa hơn loài vật bao nhiêu, hai bên sống gần gũi nhau nhiều hơn bây giờ, và bởi loài vật mạnh mẽ bội phần, loài người đã bị tàn sát đợt này rồi đợt kia trong một thời gian dài. Chỉ sau khi óc thông minh nẩy nở, con người mới chiếm ưu thế và quay trở lại giết chóc thú vật, việc trên cũng là căn nguyên của cách đối xử độc ác với loài vật, và là karma không tránh được của loài này.
Sang giống dân thứ tư thời Atlantis, có thêm mối tương quan mới là tình cảm. Đó cũng là lúc một số thú vật được tiếp xúc thân cận hơn với người, tức được gia hóa, nuôi dạy. Việc xẩy ra được vì vào lúc ấy, cung 2 và cung 6 hoạt động cùng lúc, chu kỳ hai cung trùng nhau và những đấng cao cả nắm lấy dịp may để thiên cơ được thực hiện mau lẹ. Loài vật và loài người được mang lại gần nhau, mối sợ hãi thú vật trong lòng người giảm bớt do tình thương (cung 2) và lòng hiến dâng (cung 6) tuôn tràn qua mọi loài lúc bấy giờ. Cũng nhờ vậy, một số loài vật gợi được cảm tình nơi người, từ lúc đó con số thú vật được gia hóa tăng lên dần, và mối tương quan bây giờ có hai nét là vật chất và tình cảm.
Bắt đầu hơn hai trăm năm trước, ta có thêm nét thứ ba là trí tuệ. Có vài điểm lý thú để nói về tính chất này. Trước hết, khả năng trí tuệ con người sau chót sẽ chế ngự cả ba loài thấp, nhưng ta chỉ mới thấy thuật kết quả ở kim thạch và thảo mộc, trong khi việc chưa trọn vẹn ở thú cầm. Chu kỳ  cung 7 đang tới cũng không mang lại nhiều tiến bộ mấy về mặt này. Kế đó mối tương quan giữa người và vật thường có nhuộm tình cảm, và đôi khi lòng trung thành, tình thương được coi là nét chính của sự liên hệ giữa người và vật. Nhưng không phải thế, con vật được mang đến cho con người, được giao phó cho người nuôi nấng, dạy dỗ là nhằm mục đích sâu xa hơn việc thỏa mãn nhu cầu được thương yêu nơi người.
Con vật có bản năng, còn con người có một nét mới là ý chí, hướng đến mục tiêu, đến kế hoạch đã dự trù một cách khôn ngoan. Các đặc tính này có sẵn trong người và là một phần của thiên trí, điều chưa linh hoạt nơi thú vật. Khi thú vật càng ngày càng bước sâu vào tầm ảnh hưởng của người, ta thấy khởi sự có ý hướng về một đích, biểu lộ qua tình thương và chú ý nghe lời chủ, đó cũng là mấu chốt của trách nhiệm con người đối với loài vật.
Con vật cần được huấn luyện để làm việc ứng dụng ý chí, điều này thường được hiểu là ý muốn quí yêu, quyến luyến chủ, nhưng việc dạy dỗ thú hoang, gia hóa chúng là một phần của thiên cơ, biểu lộ thiên trí, hầu nối liền khoảng cách khác biệt giữa người và vật. Việc nối liền ấy cần được thực hện bằng tư tưởng người, hướng dẫn và kiểm soát tâm thức con vật. Đây là công việc thuần trí tuệ, là một tiến trình tư duy, là sự kích thích tâm trí không thể hoàn thành bằng cách gợi lòng yêu thương, hay gây đau đớn sợ hãi.

2. Cá Nhân Hóa hay thoát kiếp thú
Mối liên hệ giữa người và vật rồi sẽ dẫn tới cao điểm là sự cá nhân hóa, còn gọi là thoát kiếp thú thành người. Những con thú đạt tới trình độ ấy đều là gia súc như ngựa, chó, mèo, voi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cá nhân hóa là:
– Sự đáp ứng của bản năng con thú đối với bầu không khí trí tuệ của người mà nó tiếp xúc, thân cận.
–Tình thương và sự lưu tâm của người đối với thú về một mặt, về mặt kia là cảm tình hay sự phục vụ của thú đối với người.
– Tác động của những cung vào một thời điểm, điều ấy gồm cung người chủ hay ai có trách nhiệm với vật, cung tác động vào lúc đó (như cung 7 hiện nay), và cung loài thú (voi cung 1, chó cung 2, mèo cung ba và ngựa cung sáu. Thú vật thuộc những cung khác chưa sẵn sàng.)
Tổng kết hai điểm một và hai, ta thấy sự tương quan giữa người và vật mang tính cách vật chất, tình cảm và ngày càng nặng về lý trí.
Dưới đây ta ghi thêm vài ý gợi nên từ các chi tiết trong bài.
● Trong phần thảo mộc, ta có nói đó là loài tiến hóa nhất so với các loài khác, và chịu sự tác động của ba cung trong khi các loài khác chỉ biểu lộ có hai cung. Từ từ mỗi loài sẽ tiến đến mức thể hiện cả ba loài tức vào giống dân phụ thứ sáu sắp tới; cung 2 sẽ ảnh hưởng dần dần kim thạch; với thú cầm, loài năm sẽ bắt đầu tuôn năng lực vào lúc giống dân chính thứ sáu xuất hiện, kích thích cái trí và tăng cường hoạt động của não bộ, làm cho cái trí rung động ứng với loài Trí Tuệ.
Sau chót, vào cuối vòng tiến hóa này tức vòng thứ tư, một số nhân loại tiến xa đến mức cung 1 cho ra năng lực đáng kể, khích động ý chí cá nhân. Ta có thể hỏi điều ấy có gì đặc biệt, vì không phải con người hằng biểu lộ ý chí qua nhiều cách ư ? Đúng vậy, nhưng ta phân biệt các cách này và thấy chúng tương ứng với bẩy trình độ và bẩy nguyên lý:
1. Bản năng
2. Ước vọng  tình cảm
3. Trí thông minh
4. Quyết tâm do lý trí
5. Mục đích của Chân ngã
6. Ý chí tinh thần
7. Thiên ý
Các nét trên khi biểu lộ cho thấy mức đạt tới trên đường Đạo. Câu nói ‘Xin cho Ý Cha được trọn’ của đức Chúa là của một linh hồn đã bắt được Thiên Ý, liên quan đến cuộc tiến hóa, rộng lớn thay vì cái mục tiêu nhỏ bé chỉ liên quan đến cá nhân như ở các giai đoạn thấp.
● Nhìn sự đau khổ theo phương diện tâm thức thì con vật chỉ đau khổ về mặt thể chất, cảm xúc, trong khi con người đau khổ về cả ba phương diện xác thân, cảm xúc và trí não. Phần trí não là do sự phát triển các khả năng của hạ trí như tiên đoán, hồi ức, tưởng tượng, hối hận, cái động lực hướng về chân thiện mỹ kèm với cảm tưởng mất mát, thất bại. Thành ra, tuy loài vật chỉ đau đớn do cách đối xử tàn ác của người, nhưng chính kẻ gây sự tàn ác đó lại đau khổ nhiều hơn con vật bội phần, do lương tâm dằn vặt. Đi xa hơn, Thượng Đế cũng đau khổ (!) nhưng chỉ ở mức trí tuệ và trực giác, lại nữa sự đau khổ ở mức ấy hóa ra vô ngã, còn nơi con người lại đậm nét riêng tư.
Ta đem Thượng Đế vào chuyện để dẫn tới ý khác của bài là sự hiểu biết các ảnh hưởng của bẩy cung mang lại ích lợi gì, hay có ứng dụng thực tế nào. Từ con vật qua loài người tới Thượng Đế, điều muốn nói là có sự liên tục trong việc phát triển tâm thức, nhưng quan trọng hơn nữa là chúng ta nên tập thấy hình ảnh của toàn câu chuyện thay vì chỉ để ý tới vài chi tiết thú vị. Ảnh hưởng các cung cho ta thấy có sự biến đổi tâm thức, diễn tiến của tâm thức khai mở bên trong, còn sự tiến hóa của hình thể đã có khoa học tìm hiểu nên không nhắc lại ở đây. Ngoài ra, khi đi lần lượt từ kim thạch lên những loài  khác, ta nhận biết sự liên tục của tâm thức từ thấp đến cao. Mỗi phần của bức tranh lớn, mỗi loài có vị trí của nó, có nguyên do khiến nó sinh ra hiện tượng quan sát được ở thế giới bên ngoài, và nguyên do đó là cái đáng lưu ý, tìm hiểu hơn hiện tượng.
Nếu để ý, ta sẽ nhận ra sự kiện là loài người đứng ở nấc giữa của thang tiến hóa, với ba loài thấp hơn mình và ba loài cao hơn (các vị đã giải thoát, Hành tinh Thượng Đế và Thái dương Thượng Đế). Chính cái vị trí nửa đường ấy làm cho con người gặp bao khó khăn về mặt tâm linh và tâm thức. Đầu tiên, trong con người có hai nét tâm linh và thú tính và thiên tính; bởi cùng hiện diện nơi người chúng hòa hợp sinh ra điều thứ ba là nhân tính. Nhân tính ấy tranh đấu nhằm thăng hoa thú tính và trở thành thiên tính, đó là câu chuyện bộ ba mà không thành phần nào có thể bị bỏ sót. Cũng bởi ở vị trí đứng giữa, con người có thể đồng hóa tâm thức với cả loài dưới khi còn thấp lẫn loài trên mình khi đã tiến xa, sinh ra kết quả là bị dằng co, xâu xé nội tâm.
Tóm tắt lại, đây là bức tranh lớn với nhiều chi tiết. Có thể ta chưa rõ ý nghĩa một số điểm nhưng có lời khuyên là hãy ráng nhìn toàn thể bức tranh mà khoan tìm hiểu vị trí rõ ràng từng điểm một. Trong việc học hỏi MTTL, ta luôn luôn sử dụng phương pháp tổng hợp cùng vạch rõ sự liên tục của diễn trình tiến hóa, bởi chỉ khi nhận thức vị trí của  mình trong đại cuộc, con người mới biết ý nghĩa đích thực về sự đóng góp của họ vào công cuộc chung. Nhân loại vẫn có thể tự tìm ra ý nghĩa trên cho dù không được trợ giúp, nhưng sẽ mất thời gian lâu. Việc đưa ra cái nhìn tổng họp, phác họa những nét đại cương của thiên ý nhằm giúp con người thấy được toàn vấn đề, và hợp tác để thực hiện thiên cơ.
Ta đi tới phần chót của bài là sự thể hiện theo chu kỳ của mỗi loài. Chu kỳ này thay đổi theo tính chất mỗi cung và đơn vị tiến hóa, chẳng hạn:
– Chu kỳ một thái dương hệ, như của chúng ta, cung 2 là cung chính và những cung khác đều là cung phụ.
– Chu kỳ một hành tinh có liên quan đến bẩy giống dân, mỗi giống dân có một cung chính như:
Giống dân IV                            Atlantis                                   cung 6
Giống dân V                              Aryan                          cung 3
Giống dân VI                            tương lai                      cung 4
– Chu kỳ trọn một vòng hoàng đạo, khoảng 25.000 năm.
– Chu kỳ một thời đại, chẳng hạn cung 6 với kỷ nguyên Song Ngư đang chấm dứt và cung 7 vớikỷ nguyên Bảo Bình đang khởi đầu; mỗi kỷ nguyên như vậy dài khoảng 2.300-2.500 năm.
– Chu kỳ tùy thuộc vào con số chỉ dịnh của mỗi cung, với cung 1 đó là những khoảng thời gian dài một triệu năm, một trăm ngàn năm, một ngàn năm, một trăm năm và một năm. Thời gian cho cung 7 là bẩy triệu năm và tương tự. Ý tưởng nói rằng mỗi phần tư cuối của một thế kỷ sẽ có những sự việc nhằm thúc đẩy sự tiến hóa của  thế giới, chỉ có giá trị tương đối vì nó chỉ ứng chu kỳ một cung, ở đây là cung 1.
Điểm cần ghi là bất cứ lúc nào bẩy cung cũng linh hoạt, nói khác đi chúng tác động cùng thời, chỉ có điều một cung là cung chính về phương diện nào đó và những cung khác là cung phụ, hay một cung có thể là cung phụ ở phương diện này nhưng lại là cung chính ở phương diện khác. Sự tương tác giữa bầy cung vô cùng phức tạp và rộng lớn, đi vào chi tiết sẽ làm ta rối trí. Những ảnh hưởng riêng rẽ và hỗ tương ấy tuôn tràn lên khắp mọi hình thể  trong muôn loài, cho ra kết quả đặc biệt, rõ rệt và khác nhau. Đó có thể là những hình thái mới hay cách biểu hiện lạ lùng của tâm thức vào một thời điểm. Chúng xuất hiện rồi tàn lụi đi theo với ảnh hưởng tàn dần của cung, khi chu kỳ trở lại mọi việc  được tái sinh ở vòng khu ốc cao hơn trước.
Nương theo sự tái diễn không ngừng đó, công việc của con người là thực hiện tình huynh đệ ở cõi trần và chuyển năng lực thiêng liêng vào thế giới hình thể, làm khơi dậy tâm thức bên trong muôn vàn hình trạng của ba loài thấp. Với thú cầm, phần việc của người là kích thích bản năng để chúng có thể đi tới chuyện cá nhân hóa, chuyển từ thú sang người. Với thảo mộc, loài người gầy dựng khả năng sinh hương thơm và sử dụng cây cỏ vào vô số nhu cầu của người và vật. Với kim thạch, đó là sự luyện kim và những thuật chế biến đầy nét ảo diệu tuyệt vời.

Tham khảo:
Collected Writings, vol XI , H.P.B.
Esoteric Psychology, vol II, A.A. Bailey

Geese